Phương pháp đường chuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số kim loại nặng trong nước của vật liệu hấp phụ chế tạo từ cuống lá chuối và thử nghiệm xử lí môi trường (Trang 27 - 28)

Để xác định nồng độ của nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có thể tiến hành theo phương pháp đường chuẩn hoặc phương pháp thêm tiêu chuẩn. Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp đường chuẩn.

Cơ sở của phương pháp:

Dựa trên sự phụ thuộc của độ hấp thụ nguyên tử (mật độ quang) vào vùng nồng độ nhỏ của cấu tử cần xác định trong mẫu theo phương trình:

Aλ = a.Cb (1.11) t C Co O t

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28 Trong đó:

Aλ: Độ hấp thụ nguyên tử

a: Hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào các điều kiện hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu.

C: Nồng độ nguyên tố trong mẫu phân tích (mg/l)

b : Hằng số bản chất, phụ thuộc vào từng vạch phổ của từng nguyên tố (0< b ≤1). Ở vùng nồng độ nhỏ b = 1, Aλ phụ thuộc tuyến tính C.

Ở vùng nồng độ lớn 0< b <1, Aλ không phụ thuộc tuyến tính C.

Kỹ thuật thực nghiệm:

- Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có hàm lượng chất phân tích tăng dần trong cùng điều kiện về lượng thuốc thử, độ axit,…

- Đo mật độ quang của các nguyên tố cần nghiên cứu trong dãy dung dịch chuẩn. - Xây dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào nồng độ các nguyên tố cần nghiên cứu. Đồ thị này được gọi là đường chuẩn.

- Pha chế các dung dịch phân tích với điều kiện như dung dịch chuẩn và đem đo mật độ quang. Dựa vào các giá trị mật độ quang này và đường chuẩn tìm được nồng độ nguyên tố cần phân tích trong mẫu phân tích [11].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ một số kim loại nặng trong nước của vật liệu hấp phụ chế tạo từ cuống lá chuối và thử nghiệm xử lí môi trường (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)