BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào đảng cộng sản việt nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT (Trang 31 - 35)

Từ thực tiễn trong công tác phát triển đảng viên, Chi bộ trường THPT đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Cấp uỷ các cấp phải chủ động xây dựng nghị quyết chuyên đề, chương trình phát triển đảng viên cho cả nhiệm kỳ, đồng thời có kế hoạch hằng năm và phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện. Phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp uỷ, tổ chức Đảng với các tổ chức khác trong nhà trường, các tổ chức Đảng tại địa phương và phụ huynh học sinh. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và đồn viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác phát triển đảng viên nói chung và phát triển đảng viên là học sinh nói riêng.

- Các cấp uỷ đảng phải chủ động làm tốt công tác khảo sát, nắm nguồn gắn với phát động các phong trào thi đua trong từng thời gian để lựa chọn, xem xét, tạo nguồn quy hoạch phát triển đảng viên. Lấy kết quả việc tạo nguồn, giới thiệu, kết nạp quần chúng vào Đảng cùng với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm thước đo đánh giá xếp loại chi bộ, xếp loại đảng viên cuối năm.

- Đối với các chi bộ THPT có ít quần chúng được phát triển đảng viên thì Cấp uỷ phải tập trung chỉ đạo quyết liệt. Chú trọng công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng , chủ động thẩm tra, xác minh đầy đủ hồ sơ lý lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kết nạp Đảng viên sau này.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cấp uỷ viên cơ sở, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng phương châm, phương hướng, điều kiện, tiêu chuẩn và nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên đi đôi với kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, rút kinh nghiệm, đưa công tác phát triển đảng viên vào nền nếp.

- Cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng ở các chi bộ trường THPT, nhất là các chi bộ ở những vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo cần biết thêm tiếng của dân tộc thiểu số, kiến thức hiểu biết về dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng của họ.

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã phân tích các khái niệm, các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn Cảm tình Đảng, tổ chức bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới cho các Chi bộ Đảng. Đề tài cũng phân tích thực trạng để thấy sự cần thiết của việc phải đưa ra các giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện học sinh tại trường THPT .

- Dựa vào các văn bản của các Cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tế của các Chi bộ Đảng THPT trên địa bàn huyện, đề tài đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT một cách có hiệu quả, phù hợp

với thực tiễn giáo dục.

- Kết quả quá trình áp dụng đề tài ở các Chi bộ, các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn cho phép khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường THPT Anh Sơn. Các giải pháp vừa dễ áp dụng, vừa có hiệu quả rất tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Tuy nhiên, cần phải phát hiện và khắc phục đối với một số khó khăn, hạn chế của các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng phát triển đảng viên và tác động tích cực đến hiệu quả cơng tác giáo dục toàn diện học sinh.

Từ các nghiên cứu đó, có thể khẳng định để làm tốt công tác phát triển đảng viên, tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn thì các Chi ủy, Chi bộ, CBQL tại các trường học trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về Đảng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cùng phương thức lãnh đạo của Đảng, ý nghĩa của việc vào Đảng, song song với việc giáo dục tư tưởng đạo đức HS để các em có nhân sinh quan lành mạnh, thái độ sống tích cực.

Cấp ủy Chi bộ các trường THPT cần chủ động, sáng tạo việc lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn thanh niên, đội ngũ GVCN và đảng viên được phân công giúp đỡ làm tốt công tác tạo nguồn cho Đảng và phát triển đảng là học sinh THPT. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở nhận thức chính trị mà cịn phải là sự quyết tâm hành động rất cao với phương châm không vì áp lực về số lượng mà xem nhẹ chất lượng kết nạp đảng viên mới. Việc làm này khơng chỉ góp phần tăng số lượng đảng viên là học sinh, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng mà cịn tạo mơi trường thi đua, động lực cho học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành.

2. Kiến nghị

* Đối với Cấp ủy các cấp:

TW Đảng, Tỉnh Ủy cần bổ sung hướng dẫn thêm việc kết nạp vào Đảng trong học sinh THPT để không mất thời cơ, mất nguồn khi mọi điều kiện về theo

dõi, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt là cần có hưỡng dẫn chặt chẽ giữa các tổ chức đảng nhà trường, địa phương, cơ quan, đơn vị để thừa nhận kết quả phấn đấu, kết nạp đảng viên là học sinh kịp thời. Tránh để đối tượng Đảng đến nơi học tập mới, nơi công tác khác lại được theo dõi, thử thách từ đầu, dễ gây ra tâm lý chán nản, bng xi, phai nhạt ý chí phấn đấu.

* Đối với Ban đại diện Cha mẹ học sinh , các bậc cha mẹ học sinh:

Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Các chi hội hội phụ huynh cần xây dựng kế hoạch, đưa chỉ tiêu đồng hành cùng với Chi bộ Đảng nhà trường về công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là học sinh; Cần phối hợp cùng nhà trường và địa phương nhằm tuyên truyền cho học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về Đảng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cùng phương thức lãnh đạo của Đảng, ý nghĩa của việc vào Đảng ; giáo dục nhân cách học sinh trở thành cơng dân có ích cho xã hội, quan tâm hơn nữa đến tâm tư, tình cảm, ước mơ nguyện vọng của con em mình;

* Đối với Bộ GD & ĐT:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách giáo dục, giảm tải chương trình, thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học tại các cơ sở giáo dục nhằm hướng đến xây dựng “ Trường học hạnh phúc” , là điều kiện, là cơ hội để các em chứng tỏ bản thân, phát huy các khả năng của mình, là cơ hội để các em được thử thách, thực hiện nhiệm vụ được Tổ chức Đồn phân cơng thơng qua các hoạt đồn thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể nhằm tạo nguồn chất lượng cho Đảng .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào đảng cộng sản việt nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w