Hiệu quả của đề tài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

C. MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH XÂY DỰNG TRƯỜNG

3. Hiệu quả của đề tài.

3.1.Tính khoa học của các giải pháp nghiên cứu.

Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn vấn đề chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại đơn vị cơng tác. Từ đó, vận dụng hệ thống kiến thức để thiết kế các hoạt động giáo dục phù hợp cho học sinh THPT tỉnh Nghệ An.

3.2.Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn

+ Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chỉ đạo và chức giáo dục kĩ

năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn gắn với thực tiễn thiên tai, dịch bệnh tại các địa phương vùng tuyển sinh và trong trường học, ở gia đình và cộng đồng nơi các em đang định cư. Sáng kiến đã giúp hình thành kỹ năng sống cần thiết cho học sinh để các em thích nghi với mọi sự thay đổi của mơi trường và xã hội.

+ Phạm vi ứng dụng: Đề tài này có thể áp dụng cho học sinh cả ở các trường THPT khác trong tỉnh Nghệ An.

+ Kết quả ứng dụng: Những giải pháp giáp mà sáng kiến đưa ra có hiệu quả rất thiết thực đối với cơng tác quản lí, tổ chức tại đơn vị.

+ Lãnh đạo sở giáo dục, chi ủy, BGH nhà trường và các giáo viên đã đánh giá rất cao các giải pháp chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và xây dựng trường học an toàn.

Tại buổi làm việc với trường vào tháng 10/2021 thầy giáo Thái Văn Thành giám đốc sở giáo dục và đào tạo Nghệ An nhận xét : Trường THPT đã xây dựng

được hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, quy mô đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy học trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

- Tại hội nghị Cán bộ - viên chức, người lao động đầu năm học 2021- 2022, Thầy giáo Đường Văn Tịnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT phát biểu: Trong năm

học vừa qua, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn đã mang lại rất nhiều ý nghĩa, góp phần hình thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh.

- Kết thúc buổi ngoại khố hội thi tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu tại địa phương Nghệ An, chúng tôi cũng đã phỏng vấn nhanh một số đại biểu đến tham dự: Đồng chí nhận xét như thế nào về buổi

ngoại khố hơm nay?

Thầy giáo Nguyễn Minh Hải – Phó hiệu trưởng nhà trường nhận xét: Với tư cách là ban giám hiệu nhà trường, tôi nhận thấy đây là một buổi ngoại khố hết sức có ý nghĩa khơng chỉ đối với các em học sinh mà còn đối với cả giáo viên. Buổi ngoại khóa hơm nay đã giúp các em học sinh hiểu được các kiến thức về thiên tai gắn với thực tiễn tỉnh Nghệ An. Qua đây cũng rèn luyện cho các em những kĩ năng phòng tránh các loại thiên tai rất hiệu quả. Các đồng chí có thể đúc rút thành một sáng kiến kinh nghiệm để các trường bạn cùng tham khảo, vì chương trình này có khả năng ứng dụng rất lớn.

Thầy giáo Nguyễn Đăng Thông - chủ nhiệm lớp 11A1 cho biết: Buổi ngoại

khoá này thực sự hấp dẫn và cuốn hút học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm. Các thầy cô đã rất sáng tạo trong việc tổ chức các trị chơi lí thú, bổ ích, mang tính giáo dục cao. Tơi rất tâm đắc với phần tổ chức các trò chơi như trị chơi “ chuyền xơ nước” trong buổi ngoại khóa này, vì nó khơng chỉ luyện tập kĩ năng phòng tránh thiên tai mà cịn tạo ra tính phối hợp tập thể cho các em học sinh, từ đó rèn luyện cho các em kĩ năng phối hợp cộng đồng trong ứng phó với thiên tai.

Những ý kiến nhận xét chân thành của các cấp lãnh đạo, các giáo viên thực sự đã đem lại cho chúng tôi một niềm tin, một nguồn động viên lớn để chúng tơi tiếp tục đầu tư cơng sức, trí tuệ và thời gian nghiên cứu, ứng dụng để các hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn nữa.

Các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn đã đem lại hiệu quả giáo dục cao cho học sinh, góp phần cùng với nhà trường hình thành kĩ năng ứng phó với thiên nhiên, kĩ năng hợp tác cho học sinh.

Tại đơn vị công tác, sau khi kết thúc ngoại khóa,chúng tơi đã phỏng vấn một số học sinh tham dự. Sau đây là một số ý kiến của học sinh.

Khi được hỏi: Nêu cảm nhận của em về cuộc thi vẽ tranh ?

Em Nguyễn Đăng Hồng - HS lớp 10A1 nói rằng: Cuộc thi đã khơi dậy

những sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi chúng em mà trước đây chưa có dịp thể hiện, cuộc thi này giúp học sinh hiểu sâu hơn về những hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh từ đó giúp em nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, em mong rằng các thầy cô sẽ tổ chức nhiều sân chơi như thế này nữa cho chúng em. (Trích: cảm nhận của học sinh sau tham dự cuộc thi vẽ tranh)

Em Nguyễn Thị Hải Hậu - HS lớp 12A2 nói rằng: Em đã thật sự rất hứng thú

với các hoạt động của hội thi. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả lời câu hỏi và thuyết trình các kĩ năng về ứng phó với thiên tai và BĐKH cho các bạn cùng tham khảo. Những trải nghiệm này giúp em nắm bắt kiến thức, kĩ năng nhanh và ghi nhớ chúng rất lâu. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà cịn thấy bản thân cần phải có trách nhiệm tuyên truyền để gia đình và cộng đồng cùng chung tay ứng phó với thiên tai và BĐKH. (Trích: cảm nhận của học sinh sau

khi tham dự hội thi).

Những ý kiến của học sinh đã cho thấy rằng, những giải pháp mà chúng tôi đã tổ chức cho học sinh trong sáng kiến là hiệu quả và hữu ích.

PHẦN III: KẾT LUẬN1.Kết luận 1.Kết luận

Với những kết quả mà chúng tơi thu nhận được trong q trình nghiên cứu chúng tôi đi đến kết luận.

Để chỉ đạo và tổ chức chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh xây dựng trường học an tồn cho học sinh Trường THPT thực sự mang lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của giáo dục chúng tôi thực hiện đúng các bước sau:

+ Bước 1: Nắm vững cơ sở lý luận về hoạt động chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh Trường THPT Yên Thành 3.

+ Bước 2: Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh,học sinh và lập kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh Trường THPT cho từng năm học.

+ Bước 3: Ban giám hiệu chỉ đạo các bộ phận lựa chọn các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT và điều kiện thực tiễn của học sinh đơn vị công tác để tổ chức.

+ Bước 4: Các bộ phận lập kế hoạch chi tiết và trình ban giám hiệu phê duyệt. + Bước 5: Triển khai tổ chức các hoạt động theo kế hoạch.

+ Bước 6: Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w