Bước 5: Kiểm tra, đánh giá (15 phút).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 37)

GV phát câu hỏi và yêu cầu học sinh làm bài thu hoạch.

2.5. Tích hợp trong nội dung ứng phó với thiên tai,dịch bệnh, xây dựng trường học an tồn trong dạy học chính khóa một số bộ mơn học an tồn trong dạy học chính khóa một số bộ môn

2.5.1. Mục tiêu

* Kiến thức + Thiên tai

− Biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra tại các vùng địa lí của nước ta

− Biết được một số nguyên nhân gây ra các hiện tượng thiên tai

+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi thể tổng hợp tự nhiên: phá rừng, du canh du cư,...

+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hố thạch như than, dầu mỏ, khí đốt... ; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi...

+ Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển thủy điện, công nghiệp và giao thông vận tải, gây ơ nhiễm mơi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.

+ Các nguyên nhân khác: Vấn đề gia tăng dân số và đơ thị hố tự phát ; các nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên.

− Biết được hậu quả của các loại hình thiên tai: lũ quét, ngập úng, hạn hán, bão, mưa lớn, cháy rừng, triều cường, cát bay, sạt lở bờ song, biển, giá rét kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở đất, lốc tố, băng tan, nước biển dâng...

− Biết được một số giải pháp, cách ứng phó để giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với thiên tai, có được các hành động thiết thực để giảm bớt các nguyên nhân gây ra thiên tai.

− Liên hệ với thực tế địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của thiên tai tại địa phương.

+ Dịch bệnh:

-Biết được một số loại dịch bệnh phổ biến thường hay xảy ra vào các mùa mưa bão

− Biết được một số giải pháp, cách ứng phó để thích ứng với dịch bệnh trong trường học

* Kĩ năng

− Xác định được những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của thiên tai,dịch bệnh ở địa phương. Có kĩ năng phịng ngừa và giảm thiểu hậu quả do thiên tai,dịch bệnh gây ra tại địa phương HS sinh sống.

− Quan sát thực tế, phân tích hình ảnh, tư liệu về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả do thiên tai,dịch bệnh gây ra cho con người.

* Thái độ

− Đồng cảm, chia sẻ với mọi người không may mắn khi bị ảnh hưởng do thiên tai,dịch bệnh gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân.

− Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu hậu quả của thiên tai,dịch bệnh đến đời sống, lao động và học tập.

− Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thiên tai,dịch bệnh gây ra.

* Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

2.5.2. Nội dung

Nội dung tích hợp được tiến hành qua các bộ mơn như: Địa lí, Sinh học, Văn học, Giáo dục cơng dân, Hóa học….

2.5.3. Các bước thực hiện

Bước 1: Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho các tổ bộ mơn xây dựng kế hoạch tích hợp, lồng ghép các nội dung cụ thể đầu năm học

Bước 2: Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch

Bước 3: Tổ chun mơn phổ biến cho GV dạy tích hợp,lồng ghép trên lớp Bước 4: Tổ chức thực hiện dạy học

Bước 5: Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w