Xuất các kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị tài trợ tại công ty cổ phần vận tải biển bắc (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TRỊ TÀI TRỢ

3.2 xuất các kiến nghị

a) Kiến nghị với Nhà nước:

Nền kinh tế thị trường nước ta cịn đặt dưới sự kiểm sốt chặt chẽ của Nhà nước, do đó mà các chính sách và các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt là cơng tác quản lý thị trường, trong đó có cơng tác huy động vốn.

Nhà nước quản lý thị trường bằng các cơng cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, các quy định được thể chế thành pháp luật. Có những quy định nới lỏng tạo điều kiện cho DN phát triển nhưng cũng có quy định nhằm bảo hộ cho quyền lợi của Nhà nước mà thắt chặt hoạt động.

Tăng cường nguồn tải trợ của DN có vai trị quan trọng, có tác động rất lớn tới hoạt động SXKD. Nhà nước cần có các chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD của DN, sự tác động có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay đang phổ biến ở mức 15-17%. Ngoài ra, lãi suất cho vay cũng cao hơn khá nhiều so với chỉ số giá tiêu dùng hiện tại. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục căng thẳng, dẫn tới tình trạng thắt chặt tín dụng, lãi suất cho vay tăng mạnh. Tình trạng khan hiếm vốn cho DN có dấu hiệu nghiêm trọng. Huy động vốn của DN chịu tác động rất lớn từ các yếu tố thị trường như thị trường chứng khốn, thị trường th tài chính. Nhà nước cần có sự tập trung phát triển các thị trường này, vì đây là kênh tập trung vốn có chất lượng và hiệu quả. Các DN có thể tạo lập vốn từ thị trường này một cách hiệu quả.

Trong tình hình kinh tế hiện nay, các DN vận tải đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn về nguồn hàng, lãi suất, về cơng ăn việc làm của người lao động, về vấn đề an tồn giao thơng, những tổn thất rủi ro về con người, hàng hóa, những khó khăn trên đường mà báo chí, dư luận lâu nay đã phản ánh… Hiện nay các DN cũng đang cố cầm

cự để vượt qua tình trạng suy thối này. Vì vậy kiến nghị quý cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa, khẩn trương điều chỉnh và ban hành những chính sách hợp lý hơn, tạo điều kiện cho các DN có một mơi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, đủ sức hội nhập và kinh doanh có lãi, góp phần đóng thuế xây dựng đất nước.

Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có các biện pháp để giảm thiểu và ngăn chặn tình hình kinh doanh vận tải khơng có người quản lý, nhất là tình trạng xe dù.

Được tiếp cận vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất là mong muốn của rất nhiều DN. Chủ trương của Chính Phủ cho 10 ngành hàng trong nước, trong đó có vận tải được vay ưu đãi trung dài hạn, hỗ trợ 4% lãi suất, tức là DN chỉ phải chịu lãi suất 6,5%/năm là cơ hội rất tốt cho DN vận tải đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cũng có khơng ít cơng ty vận tải khác, đa phần là các DN nhỏ vẫn chưa nắm được chủ trương này của Nhà nước. Đề nghị Nhà nước đưa ra các biện pháp để các ngân hàng có thơng báo cơng khai, rộng rãi về chủ trương ưu đãi này của Chính Phủ đến các DN vận tải là khách hàng đến vay vốn.

b) Kiến nghị với doanh nghiệp:

Hiện nay, DN vận tải tư nhân mạnh, lấn lướt một phần cũng do các đơn vị quốc doanh yếu, nhất là về khâu quản lý. Trong khi họ kém năng động trong mơi trường kinh doanh đầy cạnh tranh thì các đơn vị tư nhân ln làm việc có trách nhiệm với đồng vốn mình bỏ ra, “lời ăn, lỗ chịu”. Vì thế, chuyện thắng thế của DN tư nhân là tất yếu, nếu các DN vận tải quốc doanh không tự đổi mới. Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc cần tăng cường công tác quản lý, công tác đào tạo đội ngũ CBCNV kế cận nhằm mục đích sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo trong những sản phẩm của ngành nghề mà công ty sẽ tham gia thị trường trước mắt và lâu dài. Trước hết, đó là nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Ngồi ra, cơng ty cần lựa chọn những ngành nghề hợp với sức của mình để tập trung đầu tư phát triển. Mục tiêu chính yếu của cơng ty là tỷ suất lợi nhuận của tổng số vốn đầu tư. Sức tăng trưởng của công ty chỉ là mục tiêu thứ hai. Chỉ tập trung toàn lực đạt được mục tiêu khác sau khi đã đạt được mục tiêu chính yếu. Việc tập trung vào các mục tiêu như tăng thị phần, tăng mức lợi nhuận, nâng lượng hàng bán ra… sẽ tạo ra những mạo hiểm nghiêm trọng từ bên trong đối với chiến lược của công ty.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế, cả trong nước và trên quốc tế đều có

những biến động phức tạp. Khủng hoảng kinh tế đã kéo theo hàng loạt các biến cố ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như : lạm phát, lãi suất tăng cao cùng sự trầm lắng của thị trường chứng khoán đã đưa tới cho nền kinh tế Việt Nam một bộ mặt ảm đạm kém phần hấp dẫn. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DN mà cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các DN. Do vậy, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp trong công tác quản trị nguồn tài trợ là rất quan trọng đối với các DN tại Việt Nam.

Qua bài khóa luận này, vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong khóa học, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các lý thuyết về quản trị nguồn tài trợ , tiến hành phân tích về thực trạng tình hình quản trị nguồn tài trợ tại Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản trị tài trợ tại Công ty.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tuy tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do cịn hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo nên nhiều vấn đề cịn chưa được phân tích rõ ràng và sâu hơn trong bài khóa luận này. Vì thế tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại để giúp bài khóa luận này được hồn thiện hơn.

Tác giả cũng đưa ra một số các gợi ý cho các đề tài tiếp theo như sau : - Quản trị tài trợ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hiện nay. - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài trợ tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Đàm Thị Thanh Huyền cùng toàn thể các anh chị cán bộ nhân viên công ty cổ phần vận tải Biển Bắc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả để tác giả có thể hồn thành bài khóa luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS – TS Đinh Văn Sơn ( 2007 ), “Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại”, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

2. PGS – TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển ( xuất bản năm 2007 ), “Giáo trình tài

chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. PGS – TS Trần Thế Dũng, TS Nguyễn Quang Hùng ( xuất bản năm 2011 ), ThS Lương Thị Trâm, “ Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại”, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Các luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài quản trị tài trợ của Bộ môn Quản trị tài chính từ năm 2009 – 2011.

5. Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần vận tải Biển Bắc năm 2009, 2010, 2011 6. Báo cáo thường niên lên Hội đồng cổ đông của công ty năm 2009, 2010, 2011 7. www.nosco.com.vn ; www.sgtvtqnam.gov.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị tài trợ tại công ty cổ phần vận tải biển bắc (Trang 52 - 55)