Kết quả nghiên cứu tình hình cây bụi thảm tươ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Luồng (Dendrocalamuss membranaceus Munro) thuần loài theo các phương thức canh tác khác nhau tại huyện Lang Chánh – Thanh Hóa (Trang 37 - 38)

- Tại vị trí sườn, mô hình thâm canh có chiều cao vút ngọn trung bình

4.3.Kết quả nghiên cứu tình hình cây bụi thảm tươ

Cây bụi thảm tươi là nhân tố tích cực tham gia vào quá trình bảo vệ đất, chống xói mòn đất. Nó có tác dụng giữ đất, giữ nước và làm tăng lớp thảm mục thông qua lượng cành khô lá rụng. Cây bụi thảm tươi còn làm giảm lực xung kích của hạt mưa rơi xuống mặt đất và làm giảm lượng bốc hơi nước bề mặt, đồng thời nó còn tham gia vào quá trình tuần hoàn tiểu khí hậu.

Ngoài tác dụng mang tính tích cực ra cây bụi thảm tươi cũng gây ra một số tác hại làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh trưởng của cây trồng. Cây bụi thảm tươi cạnh tranh nhau các chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây rừng và là nơi trú ẩn các vật gây bệnh. Vì vậy mà sau khi trồng rừng người ta thường phải tiến hành chăm sóc với nội dung chủ yếu là phát dọn thực bì, mục đích chính là giảm bớt sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng của cây bụi thảm tươi đối với cây rừng. kết quả điều tra về cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Luồng ở cả 2 mô hình điều tra được ghi vao biểu 4.8

Biểu 4.8: Tình hình cây bụi thảm tươi ở dưới tán rừng Luồng trong khu vực

Mô hình Loài cây bụi chủ yếu Htb (cm) Chất lượng Độ che phủ (%) Tốt TB Xấu Thâm canh

cỏ lào, lấu, dương

Quảng canh

cỏ lào, lấu, dương

xĩ, chòi mòi 44 x 46.3

Qua kết quả trên ta thấy: Loài cây bụi chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là: cỏ lào, dương xĩ, lấu, sa nhân, chòi mòi. Chiều cao trung bình từ 37.3 - 44 cm, chất lượng sinh trưởng ở mức trung bình, độ che phủ ở mức trung bình từ (36.3 - 46.3). Như vậy cây bụi thảm tươi ở khu vực nghiên cứu là ít, mức độ cạnh tranh dinh dưỡng của cây bụi thảm tươi là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Luồng (Dendrocalamuss membranaceus Munro) thuần loài theo các phương thức canh tác khác nhau tại huyện Lang Chánh – Thanh Hóa (Trang 37 - 38)