- Tại vị trí đỉnh, mô hình thâm canh có đường kính trung bình là 8,349 cm, mô hình quảng canh chỉ đạt 7,830 cm.
- Hệ số biến động S% về đường kính trung bình của Luồng trồng trên 2 mô hình là khác nhau. Nhìn chung hệ số biến động ở tất cả các vị trí địa hình trong hai mô hình đều lớn chứng tỏ sự phân hóa về đường kính mạnh, sinh trưởng của Luồng ở các vị trí là không đồng đều.
Như vậy sinh trưởng về đường kính (D1.3) của cây Luồng ở mô hình thâm canh lớn hơn mô hình quảng canh.
Kiểm tra sự khác nhau về đường kính trung bình của rừng luồng trên hai mô hình canh tác:
Để kiểm tra sự sai khác về đường kính trung bình giữa các vị trí địa hình ứng với với từng mô hình và giữa hai mô hình tôi sử dụng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn. Sau khi xử lý tính toán kết quả được ghi ở biểu 4.2
Biểu 4.2: Kiểm tra sự sai khác về đường kính bình quân (D1.3)
Mô hình Vị Trí Số cây D1.3 (cm) S Uvt Upt Thâm canh Chân 247 9,086 1,293 Ucs = 2,538 Ucc = 2,431 Sườn 227 8,825 0,930 Usđ = 4,874 Đỉnh 251 8,349 1,199 Ucđ = 6,593 Uss = 5,567 Quảng
canh Chân 225 8,785 1,388 Ucs = 4,282
Đỉnh 241 7,830 1,059 Ucđ = 8,307 Ghi chú:
- Ucs: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa chân đồi và sườn đồi trong cùng mô hình.
- Usđ: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa sườn đồi và đỉnh đồi trong cùng mô hình.
- Ucđ: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa chân đồi và đỉnh đồi trong cùng mô hình.
- Ucc: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa hai mô hình tại chân đồi. - Uss: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa hai mô hình tại sườn đồi. - Uđđ: Kiểm tra sai khác về đường kính (D1.3) giữa hai mô hình tại đỉnh đồi. Từ biểu 4.2 ta thấy tất cả Utính toán > 1,96, chứng tỏ đường kính trung bình của Luồng trồng trên 3 vị trí địa hình ứng với từng mô hình và giữa hai mô hình là có sự sai khác nhau về đường kính là rõ ràng
Như vậy đường kính (D1.3) của cây Luồng ở mô hình thâm canh lớn hơn mô hình quảng canh là rõ ràng, ở vị trí chân đồi lớn hơn vị sườn đồi và đỉnh đồi là rõ ràng.
Kết quả sinh trưởng đường kính (D1.3) của Luồng trên 2 mô hình, tại các vị trí địa hình được thể hiện trong hình 4.1:
Hình 4.1: So sánh sinh trưởng đường kính (D1.3) giữa hai mô hình
Nhận xét: qua kết quả phân tích về đường kính rừng Luồng trong hai
mô hình (thâm canh, quảng canh) ta nhận thấy, trong cùng mô hình thì đường kính của Luồng ở vị trí chân đồi lớn hơn vị trí sườn đồi và nhỏ nhất là vị trí đỉnh đồi, giữa hai mô hình thì mô hình thâm canh lớn hơn mô hình quảng canh.
D1.3
4.1.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn
Chiều cao vút ngọn (Hvn) là một chỉ tiêu quan trọng có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng của lâm phần Luồng. vì đối với các cây họ tre nứa chiều cao dưới cành không ảnh hưởng đến trữ lượng của lâm phần.
Kết quả điều tra đặc điểm sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) rừng Luồng theo hai mô hình canh tác được mô tả trong Biểu dưới đây:
Biểu 4.3: Sinh trưởng chiều cao Hvn của Luồng tại 2 mô hình Mô hình Vị trí Cấp tuổi Số cây Hvn (m) S S% Thâm canh Chân 1 85 10,882 1,719 15,7967 2 74 10,284 1,843 17,921 3 88 10,080 2,007 19,9107 Tổng/TB 247 10,405 1,900 18,260 Sườn 1 100 10,160 1,506 14,8228 2 79 9,462 1,750 18,495 3 48 9,688 1,549 15,9889 Tổng/TB 227 9,817 1,628 16,583 Đỉnh 1 96 9,125 1,824 19,989 2 84 8,518 1,514 17,7741 3 71 7,641 1,570 20,547 Tổng/TB 251 8,486 1,756 20,693 Quảng canh Chân 1 73 10,007 2,030 20,2858 2 90 8,702 1,841 21,1561 3 62 8,169 2,104 25,7559 Tổng/TB 225 8,979 2,106 23,455 Sườn 1 67 9,515 1,788 18,7914 2 87 8,902 1,814 20,3774 3 60 8,633 2,066 23,9314 Tổng/TB 214 8,998 1,907 21,194 Đỉnh 1 85 8,512 1,282 15,0611 2 83 7,614 1,066 14,0005 3 73 7,336 1,236 16,8484 Tổng/TB 241 7,838 1,300 16,586
Ghi chú :
S: Sai số tiêu chuẩn S% : Hệ số biến động
Đánh giá sinh trưởng theo chiều cao vút ngọn (Hvn) giữa các vị trí (chân, sườn, đỉnh) trong cùng một mô hình:
Nhìn vào biểu 4.3 ta nhận thấy trong cùng một mô hình thì chiều cao vút ngọn trung bình của cây Luồng giảm dần từ vị trí chân đồi đến vị trí đỉnh đồi.
- Mô hình thâm canh chiều cao vút ngọn trung bình giảm từ 10,405 m (chân), xuống 9,817 m (sườn) và nhỏ nhất là 8,486 m (đỉnh).
- Mô hình quảng canh chiều cao vút ngọn trung bình giảm từ 8,979 m (chân), xuống 7,838 (đỉnh).
Hệ số biến động S% về chiều cao vút ngọn trung bình của Luồng trồng trên 3 vị trí địa hình khác nhau là khác nhau. Nhìn chung hệ số biến động ở tất cả các vị trí đều lớn, chứng tỏ sự phân hóa về Chiều cao mạnh, sinh trưởng của Luồng ở các vị trí là không đồng đều. Trong mô hình thâm canh, tại vị trí sườn có hệ số biến động thấp nhất chứng tỏ tại vị trí sườn (thâm canh) cây Luồng sinh trưởng đồng đều nhất. Trong mô hình quảng canh, tại vị trí đỉnh có hệ số biến động thấp nhất chứng tỏ tại vị trí này cây Luồng sinh trưởng đồng đều nh/ất.
Như vậy chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Luồng ở mô hình thâm canh lớn hơn mô hình quảng canh.
Đánh giá sinh trưởng theo chiều cao vút ngọn (Hvn) giữa hai mô hình theo các vị trí địa hình:
Nhìn vào biểu 4.3 ta nhận thấy chiều cao vút ngọn trung bình của cây Luồng ở mô hình thâm canh là lớn hơn mô hình quảng canh.
- Tại vị trí chân, mô hình thâm canh có chiều cao vút ngọn trung bình là 10,405 m, mô hình quảng canh chỉ là 8,979 m.