CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị
3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Những mặt còn tồn tại mà Trung tâm chưa làm tốt:
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ chỉ tăng nhẹ qua các năm, các đơn đặt hàng không gia tăng nhiều do các sản phẩm chưa có sự độc đáo, sáng tạo cao nên khơng thu hút chú ý từ phía người mua.
Do công tác dự báo sự thay đổi tỉ giá không tốt nên rất nhiều hợp đồng được ký không mang lại lợi nhuận cao, giá trị hàng lúc ký thấp hơn giá trị của nó khi giao hàng. Tính ra các chi phí khác, lợi nhuận thu được càng thấp.
Công tác bảo quản chưa được tốt. Các sản phẩm chưa được bảo quản trong điều kiện phù hợp, dẫn đến chất lượng bị ảnh hưởng
Quá trình kiểm tra, giám sát sản xuất không liên tục địa điểm sản xuất các xa, đi lại bị hạn chế, đơn đặt hàng quá lớn dẫn đến khơng kiểm sốt được hết chất lượng tất cả sản phẩm
Bị động trong các điều khoản trên hợp đồng liên quan đến yêu cầu và khiếu nại, kẻ ký mã hiệu sản phẩm, bồi thường.
Nguyên nhân của những hạn chế: Do hạn chế về tài chính
Cơng tác đo lường và dự báo rủi ro còn chưa đạt hiệu quả cao Những thay đổi không lường trước được của thị trường
Sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho cầu nhiều hơn cung, đôi khi chúng ta bị ép giá hoặc buộc phải bị động ở phương diện nào đó để có được hợp đồng.
Khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia khiến cho nhu cầu chi tiêu giảm đi và yêu cầu lại ngày càng khắt khe. Trung tâm không ứng phó kịp với những sự thay đổi chóng vánh như vậy.
Ngân sách hạn hẹp và chịu sự chỉ đạo từ Tổng Công Ty. Các địa điểm sản xuất ở xa Trung tâm nên q trình đi lại khơng thuận tiện, mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng không đem lại hiệu quả cao.
Sự thay đổi khí hậu ở Việt Nam phần nào ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và điều kiện bảo quản sản phẩm
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG GỐM SỨ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA TRUNG TÂM
XNK PHÍA BẮC
4.1 Định hướng phát triển của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc
Nga là một thị trường tiềm năng cần đẩy mạnh khai thác. Hàng gốm sứ được xem là một trong ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, các doanh nghiệp chủ yếu tấn công vào thị trường Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan là bốn quốc gia nhập khẩu hàng gốm sứ lớn nhất. Trong khi đó thị trường Nga nhu cầu còn khá lớn, nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp đầu tư, tính tới tháng 10 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Nga của Việt Nam tăng 18,32% (tăng từ 2.651.497 USD vào thời điểm tháng 10 năm 2012 lên 3.137.219 USD (tính tới thời điểm tháng 10 năm 2013)). Bên cạnh đó, hợp tác thương mại giữa 2 nước sẽ có chuyển biến lớn trong năm 2014 và dự báo gia tăng giao dịch thương mại giữa hai nước. Nga sẽ giảm thuế cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có hàng gốm sứ. Đây là cơ hội vàng cho Trung tâm tiếp tục phát triển thị trường Nga tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Mục tiêu trong dài hạn của Tổng Công ty đối với Trung tâm là tiếp tục phát triển thị trường ở thị trường Nga, mở rộng đối tượng và phạm vi khách hàng, giành vị trí dẫn đầu trên thị trường này.
4.2 Giải pháp tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng gốm sứ xuất khẩu sang thị trường Nga
4.2.1 Đề xuất giải pháp
4.2.1.1 Tiếp tục duy trì những hoạt động phịng ngừa và hạn chế rủi ro hiện đang được Trung tâm sử dụng mang lại kết quả tốt
Dự đoán các khả năng xảy ra rủi ro và xây dựng phương án phòng ngừa sớm Với hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ từ loại bậc trung đến tinh xảo sang thị trường Nga và nhiều thị trường khác trên toàn thế giới, Trung tâm có thể phán đốn được khá chính xác những rủi ro có thể xảy ra, tấn suất và phương thức phòng ngừa cần thực hiện hay những biện pháp cần sử dụng để hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro đó gây ra. Với một thị trường quen thuộc và có quan hệ làm ăn nhiều năm với các đối tác lớn, Trung tâm sẽ dễ dàng hơn trong việc phán đoán những thay
đổi của thị trường, đồng thời việc đàm phán với đối tác sẽ có những thuận lợi nhất định. Cơng tác phân tích thị hiếu tiêu dùng và những thay đổi của thị trường được Trung tâm thực hiện khá tốt và đã giúp Trung tâm đưa ra được những quyết định chính xác về lượng hàng và phòng ngừa thay đổi giá trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lan đến từng ngóc ngách ở phạm vi toàn cầu từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế đã có những dầu hiệu tích cực nhưng chưa thực sự phục hồi. Trung tâm cần tiếp tục phát huy lợi thế kinh nghiệm nhiều năm của mình cùng với sự nhạy bén của đội ngũ nhân viên trẻ tuổi để có những dự báo chính xác về các nguy cơ rủi ro, đo lường được tương đối mức độ tổn thất do những rủi ro gây ra từ đó có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát phù hợp.
Lập quỹ dự phòng
Bất cứ hoạt động nào cũng sẽ có những rủi ro tiềm tang. Hoạt động chuẩn bị hàng xuất khẩu lại càng ẩn chứa nhiều nguy cơ khơng thể dự đốn trước. Khi những rủi ro đến q bất ngờ, nếu khơng có dự phòng từ trước sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế bị động, làm rối loạn thậm chí đình trệ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc là cơng ty con trực thuộc Tổng cơng ty Thương mại Hà Nội – Hapro có nguồn doanh thu chính là từ hoạt động xuất khẩu, mà hàng gốm sứ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu ( theo báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng xuất nhập khẩu). Vì thế nếu khơng có quỹ dự phòng sẽ dẫn đến những nguy cơ liên quan tới vốn, quay vòng vốn hay thanh tốn chi phí liên quan khác. Hàng năm, Trung tâm ln tổng kết tình hình xuất khẩu nói chung và hàng gốm sứ nói riêng, từ báo cáo mỗi quý về tổng kim ngạch, những rủi ro, sự cố xảy ra, mức độ tổn thất từ đó lập ra quỹ dự phòng để hạn chế những tổn thất sau khi rủi ro xảy ra. Quỹ dự phòng này được quản lý khá tốt, trong tương lai Trung tâm vẫn cần tiếp tục duy trì quỹ này, bên cạnh đó, nên có những chính sách quản lý quỹ dự phòng này một cách hợp lý hơn, tính tốn chính xác hơn lượng tiền dự phòng.
Đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, kho bãi
Với định hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nơng sản và thủ cơng mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng gốm sứ tới các thị trường quen thuộc và xâm nhập vào các thị trường mới, trong tương lai Trung tâm sẽ cần cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, rộng rãi hơn để dự trữ hàng, điều kiện bảo quản tốt hơn. Trên thực tế, Tổng công ty đã liên tục đầu tư mua
máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình chuẩn bị hàng thủ cơng mỹ nghệ, đặc biệt nhóm hàng gốm sứ. Điều này giúp cho chất lượng của các sản phẩm được đảm bảo hơn và tránh được rất nhiều sai sót, khiếm khuyết đáng kể, đẩy nhanh tốc độ so với làm 100% bằng thủ công lên nhiều lần đáp ứng kịp thời các đơn hàng số lượng lớn của người mua.
4.1.2.2 Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro của Trung tâm
Nhanh chóng đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung, thay thế tương tự cho các sản phẩm gốm sứ.
Theo dự báo của các chuyên gia, sau 10 năm nữa, nguồn nguyên liệu cho các làng nghề sẽ bị khủng hoảng trầm trọng. Các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu cũng khơng nằm ngồi danh sách trên. Các sản phẩm gốm sứ có nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các mỏ này vẫn đang được khai thác triệt để từng ngày và hiển nhiên nguồn nguyên liệu này là hữu hạn, sẽ có một ngày bị cạn kiệt. Các sản phẩm gốm sứ ở 2 làng nghề Bát Tràng và Chu Đậu lấy nguồn nguyên liệu chính ở các vùng phụ cận, nhưng trong tương lai nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Khi đó giá nguyên liệu sẽ tăng cao, nếu cầu tăng sẽ càng làm cho cơn sốt nguồn nguyên liệu đầu vào tăng theo, khi ấy giá cả các sản phẩm sẽ tăng đột biến. Điều này sẽ gây bất lợi cho Trung tâm. Để hạn chế tối đa tổn thất từ nguy cơ rủi ro thiếu nguồn nguyên liệu gây ra, trung tâm cần sớm có chính sách khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào. Ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp, đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu có thể thay thế, có thể thay thế phần nào hay phần đó, giảm thiểu gánh nặng thiếu nguồn nguyên liệu. Hiện tại, nhiệm vụ của trung tâm vừa phải lo đảm bảo thu hút các khách hàng lớn ở thị trường Nga nói riêng và ở các quốc gia khác nói chung, vừa đảm bảo nguồn hàng cung ứng đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã phong phú, độc đáo. Bên cạnh đó, cần dự tính trước cho nguồn nguyên liệu sử dụng trong tương lai, đặc biệt khi Tổng công ty định hướng cho Trung tâm mở rộng quy mô, phát triển trên phạm vi lớn hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang các thị trường mới, quảng bá hàng gốm sứ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là hoạt động phòng ngừa hết sức quan trọng và cần phải được dự trù, tính tốn thật tí mỉ, chu đáo.
Đầu tư vào việc nâng cao tay nghề của thợ thủ công để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo và sáng tạo
Bên cạnh đầu tư vào trang thiết bị, Tổng công ty cũng rất chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Các thợ thủ công phụ trách làm sản phẩm mẫu và trực tiếp làm ra sản phẩm đều là các bậc thày ở các làng nghề truyền thống, có tay nghề và kinh nghiệm. Tuy nhiên, xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng gốm sứ đang dần thay đổi, không chỉ là chất lượng đảm bảo mà người tiêu dùng hiện nay còn muốn thấy sự đặc sắc, phá cách trong từng sản phẩm, khơng q bó buộc với những khn mẫu truyền thống nữa. Đồng thời, các sản phẩm phải có tính ứng dụng cao, được sử dụng linh hoạt ở mọi nơi trong nhà, với nhiều chức năng bao gồm cả biếu, tặng, đồ dùng hàng ngày chứ khơng chỉ bó gọn ở chức năng trưng bày trong nhà. Chính vì nhu cầu ngày càng cao và thay đổi liên tục của người tiêu dùng nên các thợ thủ cơng khơng chỉ cần có tay nghề mà còn phải có khả năng sáng tạo cao dựa trên nền tảng những thứ sẵn có. Sự sáng tạo, độc đáo cũng chính là thứ đang rất thiếu ở các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam nói chung chứ khơng riêng gì với Trung tâm. “Thiếu và yếu – cụm từ được sử dụng để nói về chất lượng hàng gốm sứ của Việt Nam những năm gần đây. Các báo cáo về kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và từ những khảo sát thị trường của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho thấy sự nghèo nàn về ý tưởng, khơng có sự đổi mới chính là ngun nhân chính dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt mất đi các hợp đồng béo bở và khó duy trì các khách hàng lớn. Nhận thức được điều này, Trung tâm đã chú ý hơn tới việc đầu tư vào đào tạo đội ngũ thợ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo độc đáo. Những năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các nghệ nhân có vừa có tay nghề vừa có khả năng làm ra các sản phẩm mới lạ, phá cách. Trong tương lai, đây sẽ là điểm mấu chốt quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì thế, Trung tâm phải đẩy mạnh chính sách đào tạo người tài, chiêu mộ các thợ thủ cơng tay nghề cao, vừa am hiểu vừa có kinh nghiệm phong phú lại có thể tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Mặc dù trung tâm không trực tiếp phụ trách hoạt động sản xuất và đào tạo nhóm thợ này nhưng Trung tâm cần phối hợp với phía nhà cung ứng để đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Có thể tiến hành thuận lợi biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp Trung tâm tránh được rủi ro hàng không đảm bảo chất lượng
theo yêu cầu và cũng không bị mất đi những hợp đồng lớn do sự hạn chế về năng lực sản xuất và khả năng tay nghề.
Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại vào trong cơng đoạn sản xuất để tăng tính chính xác cho sản phẩm. Đẩy mạnh cơng tác bảo quản hàng trước khi giao cho người mua. Quá trình bốc dỡ vận chuyển phải được giám sát cẩn thận, tránh những sai sót, rủi ro khơng đáng có
Hoạt động giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng chưa được trung tâm quan tâm đúng mức và có vẻ còn hời hợt, khơng được sát sao vì thế mới có thể dẫn tới việc cơng nhân làm hỏng, làm vỡ hàng hóa hoặc vận chuyển không đúng cách. Mặc dù số lượng cũng như mức độ thiệt hại do việc làm hỏng các sản phẩm gốm sứ là không nhiều nhưng vẫn cần phải cẩn trọng, lựa chọn những công nhân làm việc cẩn trọng và trung thực. Bên cạnh đó, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong các khâu trong quá trình chuẩn bị hàng gốm sứ sẽ giúp cho hiệu suất tăng gấp nhiều lần, giảm chi phí thuê lao động, tránh những sai lầm nhỏ nhặt do làm thủ cơng. Tính chính xác trong từng khâu được nâng cao rõ rệt do thực hiện tự động bằng máy móc hiện đại.
Liên kết với các doanh nghiệp khác khi cần thiết để đảm bảo đáp ứng đủ đơn đặt hàng và chất lượng đã giao
Khi xảy ra sự cố không lường trước được, dẫn đến thiếu hàng để giao cho khách, mà thời gian quá gấp khơng thể sản xuất kịp thì phương án tối ưu nhất đó là tìm sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp cùng ngành. Điều này khơng dễ thực hiện vì các doanh nghiệp đều phải suy nghĩ cho lợi ích của mình, khơng doanh nghiệp nào tự nguyện đi giúp đỡ không công, làm lợi cho doanh nghiệp khác. Và khi tiếp nhận sự giúp đỡ, bên giúp đỡ cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện mà phía giúp đỡ đưa ra. Tuy nhiên đây là phương án hạn chế rủi ro tích cực nhất cho trung tâm nếu muốn đảm bảo úy tín trước đối tác của mình, thể hiện sự chuyên nghiệp đối với đối tác quốc tế. Thực tế thì các doanh nghiệp cùng ngành trong nước vẫn chưa thực sự có sự hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam khơng thể có sự nhảy vọt, các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao chưa được quảng bá rộng rãi trên thế giới, Nhiều người còn hiểu lầm rằng các sản phẩm gốm sứ cao cấp đó là của Trung Quốc. Về lâu dài, nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải liên kết giúp đỡ nhau tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. Trước hết phải
chung tay đấu lại được các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ai Cập rồi mới nói tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Sự tương trợ giữa các doanh nghiệp trong nước là cần thiết.
Khâu kẻ ký mã hiệu cần được chú ý nhiều hơn, giành quyền chủ động trên