2 .1Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu 77 Hà Nam
2.3 Kết luận và phát hiện về tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh
doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam.
2.3.1 Thành công và bài học kinh nghiệm
Những mặt đã đạt được của công ty trong việc hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty:
Thứ nhất, mặc dù các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản bị thu hẹp nhưng cơng ty đã bắt đầu xâm nhập những thị trường mới như châu Phi , châu Mỹ.Mặc dù các thị trường truyền thống của công ty ngày càng đỏi hỏi sự thay đổi về chất lượng mẫu mã và sức cạnh tranh ở các thị trường này là hết sức khốc liệt nhưng nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên cơng ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các Châu lục khác nhau. Hiện nay cơng ty có thị trường tiêu thụ ở trên 20 nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả trong và ngồi nước. Trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng mà công ty đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh.
Thứ hai, Chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã các mặt hàng của công ty được cải thiện rõ rệ , uy tín của cơng ty được nâng cao. Điều này đạt là nhờ công ty đã thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị và liên tục kiểm tra, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân đồng thời áp dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
Công nghệ sản xuất của công ty khá tiến tiến , liên tục đổi mới đáp ứng được những biến đổi của nhu cầu hàng may mặc trên thị trường thế giới. Máy móc của cơng
ty đa số thuộc loại thế hệ gần đây như máy thêu điện tử 20 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy nẹp sơ mi, hệ thống là hơi, máy cuộn ống, máy thùa khuyết đầu trịn. Điều này có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất các sản phẩm may mặc của cơng ty qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty trên trường quốc tế.
2.3.2 Hạn chế và ngun nhân
Những hạn chế cịn tồn tại
Thứ nhất,cơng tác tiếp cận thị trường của cơng ty cịn yếu. Hiện nay, có một số thị trường cơng ty khơng chủ động tự tìm đến khách hàng mà để cho khách hàng tự tìm đến cơng ty ký kết hợp đồng hoặc ky kết với các cơng ty khác. Đặc biệt trong khi tìm ngun phụ liệu nhiều khi cơng ty tìm nguồn khơng thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng cịn khơng đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có khi cịn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng.
Thứ hai,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên công ty vẫn phải đang làm theo kiểu “thời vụ”. Trên thực tế nguồn nguyên liệu vải cho sản xuất của công ty vẫn đang phải nhập tới gần 70% từ nước ngồi, chỉ có khoảng 30% là mua từ nội địa, mặc dù trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may nhưng cơ bản công ty vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng xuất khẩu chuyên biệt.Công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện bất cứ các đơn hàng đột xuất dẫn đến chi phí sản xuất cao.
Nguyên nhân của những hạn chế
Để lý giải cho những vấn đề còn tồn tại trên của cơng ty, chúng ta có thể đề cập đến một số nguyên nhân như:
- Việc đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phịng đại diện tại nước ngồi để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt được kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Một số nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng được và sản lượng thấp chỉ
đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên liệu của công ty. Trong nhiều năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiêu bất lợi cho ngành dệt may nói chung là cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam nói riêng.
2.3.3 Các vấn đề đặt ra cần giải quyết
Một số vấn đề đặt ra với ngành dệt may
Thứ nhất, tiềm năng của thị trường dệt may nội địa là rất lớn nhưng ngành dệt may Việt Nam chưa quan tâm khai thác thị trường nội địa một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có thể khai thác tốt thị trường nội địa trong những năm sắp tới?
Thứ hai, ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu trên 70% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, điều này tác động rất lớn đến chi phí, giá thành sản phẩm. Phải làm thế nào để nâng cao khả năng cung ứng nguồn cung nguyên liệu nội địa với giá thành hợp lý?
Một số vấn đề đặt ra với công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam
Cơng ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể là cơng ty phải giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, những giải pháp nào có thể hạn chế tác động của suy thối kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty trong dài hạn.
Thứ hai, những giải pháp nào có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh sản phẩm, đưa sản phẩm của công ty từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
Thứ ba, đề ra những giải pháp thu mua nguyên liệu một cách hợp lý, sao cho việc thu mua nguyên liệu đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Thứ tư, cơng ty phải làm cách nào để nâng cao hiệu quả của công tác dự báo, phân tích, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU 277 HÀ NAM