Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75 (Trang 37)

5 .Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích dữ liệu thứ cấp

2.2.2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động tại công ty

Để biết được vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty, trước tiên ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty.

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động VLĐ của cơng ty cổ phần cơ khí 75 ĐVT:1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 So sánh Tiền TT (%) Tiền TT (%) Tiền TL (%) TT(%) Tiền và tương đương tiền 7.787.965.530 4 1.504.9791 8 897.807 148 4 Phải thu ngắn hạn 7.607.207 49.5 7.805.557 41.5 198.35 3 -8 Hàng tồn kho 6.757.783 1.2 9.151.479 48.6 2.393.696 35 47.4 Tài sản ngắn hạn khác 386.435 2.5 350.225 1.9 -36.21 -9 -0.6 Tổng VLĐ 15.358.597 100 18.812.240 60.6 3.453.643 22.5

(Nguồn: Phịng kế tốn )

Qua bảng trên có thể thấy tổng vốn lưu động của công ty tăng lên

Phải thu ngắn hạn: khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2013 tăng 198.350 nghìn đồng tương ứng tăng 3% so với năm 2012, tỷ trọng của nó trong tổng vốn kinh doanh giảm 8% so với năm 2012.

Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho của cơng ty năm 2013 tăng 2.393.696 nghìn đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 35%, và tỷ trọng của nó trong tổng vốn lưu động tăng 47.4% so với năm 2012.

Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2013 giá trị tài sản ngắn hạn khác của cơng ty giảm 36.210 nghìn đồng, tương ứng giảm 9% so với năm 2012,và tỷ trọng của nó trong tổng vốn lưu động cũng giảm 0.6% so với năm 2012

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty

2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.5 : Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty cổ phần cơ khí 75

ĐVT: 1000 VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh năm 2013/2012

Số tiền TL (%)

1 Doanh thu thuần 87,592,231 142,778,234 55,186,003 63

2 LN trước thuế 5,245,126 8,281,135 896,128 43

3 VKD bq 18,074,205 27,235,662 9,161,457 51

4 Hệ số phục vụ VKD 4.846 5.242 396 8.17

5 Hệ số sinh lợi 0.296 0.304 0.008 2.7

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Từ bảng trên ta thấy hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh: Năm 2013, hệ số doanh thu trên tổng vốn kinh doanh của công ty tăng 396 lần, tương ứng tăng 8.17% so với năm 2012.

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Năm 2013, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty cổ tăng lên 0.008 lần so với năm 2012, tương ứng tăng 2.7%.

Cả hệ số doanh thu trên VKD và hệ số lợi nhuận trên VKD của công ty năm 2013 đều tăng lên so với năm 2012, điều này cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn kinh doanh của công ty năm 2013 cao hơn so với năm 2012

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Số tiền TL(%)

Doanh thu thuần 87,592,231 142,778,234 55,186,003 63

LN trước thuế 5,245,126 8,281,135 896,128 43 HTK bình quân 962.642 1.314.324 351.682 36,53 VLĐ bình quân 1.619.324 2.057.698 438.374 27,07 Hệ số DT/VLĐ 8.55 10,3 1,75 20,47 Hệ số LN/VLĐ 1,9 1,93 0,03 1,58 Hệ số vòng quay VLĐ 8,55 10,3 1,75 20,47

Số ngày chu chuyển VLĐ 42,11 34,95 (7,16) (17)

Hệ số vòng quay HTK 14,38 16,12 1,74 12,1

Số ngày chu chuyển HTK 79,96 67,52 (12,44) (15,56)

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Từ bảng trên có thể dễ dàng nhân thấy, hệ số doanh thu trên vốn lưu động: Hệ số doanh thu trên VCĐ của công ty năm 2013 tăng 1,75 lần so với năm 2012, tương ứng tăng 20,47% .

Hệ số lợi nhuận trên VLĐ: Năm 2013, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động của công ty năm 2013 tăng 0,03 lần tương ứng tăng 1,58% so với năm 2012. Tuy hệ số lợi nhuận trên VLĐ của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012, nhưng tỷ lệ tăng là quá thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa hiệu quả.

Hệ số vòng quay VLĐ và số ngày chu chuyển VLĐ: Năm 2013, hệ số vịng quay vốn lưu động của cơng ty năm 2013 là 10,3 lần, tăng 1,75 lần so với năm 2012, tương ứng tăng 20,47%. Hệ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày chu chuyển hàng tồn kho: Hệ số vịng quay HTK của cơng ty năm 2013 tăng 1,74 lần tương ứng tăng 12,1% so với năm 2012. Cịn số ngày chu chuyển HTK của cơng ty năm 2013 giảm 12,44 ngày tương ứng giảm 15,56% so với năm 2012. Số ngày chu chuyển HTK của công ty giảm xuống cho thấy việc quản lý HTK của cơng ty đã có hiệu quả hơn, tuy nhiên số ngày chu chuyển HTK của công ty vẫn là khá lớn.

Thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ ta thấy Cơng ty cần phải có những biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ, đặc biệt là các khoản phải thu, hàng tồn kho.

2.2.2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định tại công ty

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của cơng ty cổ phần cơ khí 75

ĐVT: 1000VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh năm 2013/2012 Số tiền TL (%)

1 Doanh thu thuần 87,592,231 142,778,234 55,186,003 63

2 Lợi nhuận 5,245,126 8,281,135 896,128 43 3 VCĐ bq 5,580,312 10,150,244 4,569,932 82 4 Hệ số DT/VCĐ 14.7 14.07 -0.63 -4.2 5 Hệ số LN/VCĐ 0.06 0.07 0.01 16.7 6 Hàm lượng VCĐ 0.96 0.82 -0.14 (14.6 ) (Nguồn: Phịng kế tốn)

Qua bảng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta nhận thấy, hệ số doanh thu trên vốn cố định: Năm 2013, hệ số doanh thu trên VCĐ của công ty giảm là 0.63 lần tương ứng giảm 4.4% so với năm 2012. Hệ số doanh thu trên vốn cố định giảm như vậy là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn cố định.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 75

3.1 Các kết luận và phát hiện thơng qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tạicơng ty Cổ phần cơ khí 75 cơng ty Cổ phần cơ khí 75

3.1.1 Các kết quả đạt được

Dựa trên những báo cáo tài chính mà lãnh đạo Cơng ty cổ phần cơ khí 75 cung cấp, cùng với việc quan sát, nghiên cứu tại công ty và những kết quả phân tích đã trình bày ở chương 2, có thể thấy cơng ty cổ phần cơ khí 75 đã đạt được một số kết quả nhất định về vốn kinh doanh:

Thứ nhất, công ty đã mở rộng được quy mô vốn kinh doanh, huy động được

nguồn vốn kinh doanh kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể đến sự tăng lên đáng kể của vốn chủ sở hữu. Năm 2010 tỷ trọng nợ phải trả chiếm ưu thế, nhưng đến năm 2011 tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng nhanh, thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty, giúp nâng cao năng lực tự chủ tài chính và thốt khỏi tình trạng lạm dụng vốn vay quá mức

Thứ hai, doanh thu của công ty tăng hàng năm, trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp được trích và khấu hao đầy đủ kịp thời theo quy định của nhà nước. Mạnh dạn huy mọi nguồn lực để đầu tư, đổi mới trang thiết bị, đa dạng hóa hình thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

3.1.2 Những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả khá khả quan đã đạt được, Cơng ty Cổ phần cơ khí 75 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về vấn đề vốn kinh doanh. Những tồn tại này khiến cho hiệu quả kinh doanh của công ty sụt giảm trong hai năm qua. Để cơng ty tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cơng ty cần tìm ra ngun nhân và có các biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó. Một số tồn tại trọng yếu và nguyên nhân của thực trạng đó như sau:

Thứ nhất, các nguồn huy động vốn của cơng ty cịn hạn chế, cần phải tăng thêm các

nguồn huy động. Việc huy động vốn bằng các hình thức khác của cơng ty còn hạn chế hoặc đem lại hiệu quả chưa cao. Công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau:

+ Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của từng năm, cơng ty đưa ra chính sách phân phối lợi nhuận để bổ sung vốn kinh doanh, chưa có một tỷ lệ cố định qua hàng năm.

+ Vốn vay: công ty mới chỉ vay ngắn hạn ngân hàng, chưa tìm kiếm được các khoản vay dài hạn.

+ Và một số nguồn khác như: Chiếm dụng vốn của người bán, các khoản phải trả nhân viên, các khoản thuế phải nộp nhà nước.

Việc tăng vốn kinh doanh hằng năm sẽ được thực hiện chủ yếu bằng hình thức sử dụng lợi nhuận giữ lại trong kinh doanh và từ nguồn vốn vay ngân hàng. Cơng ty chưa có hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu.

Thứ hai, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ lượng vốn công ty

bị chiếm dụng lớn, làm giảm lượng vốn kinh doanh của cơng ty. Trong thời gian tới cơng ty cần phải có những biện pháp đơn đốc thu hồi cơng nợ để giảm khối lượng lớn vốn bị chiếm dụng như vậy mới đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thứ ba, công ty sử dụng VCĐ chưa hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng của VCĐ. Tài sản cố định không được sử dụng hết cơng suất, sử dụng khơng hợp lý gây tình trạng lãng phí vốn, cơng ty cần xem xét lại việc sử dụng vốn của mình

Thứ tư, lượng vốn chủ yếu tập trung dưới dạng hàng tồn kho nên khả năng

thanh tốn của cơng ty cịn ở mức thấp và đang bị đe dọa do sự tăng lên của hàng tồn kho bị ứ đọng, luân chuyển vốn chậm, tăng chi phí bảo quản, giảm chất lượng vật tư hàng hóa, từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Từ hạn chế này ta thấy cơng tác quản lý hàng tồn kho cịn chưa tốt, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bán hàng, cũng như các định mức độ dự trữ sao cho phù hợp, sẽ rất hiệu qủa nếu bộ phận kế toán theo quan sát vấn đề này, giảm thiểu lãng phí chi phí.

Thứ năm, cơng ty chưa có bộ phận phân tích, quản lý kế hoạch nguồn vốn kinh

doanh. Hiện nay, cơng ty đã có các kế hoach tài chính ngắn hạn về vốn kinh doanh. Tuy nhiên, cơng ty chưa có một bộ phân chun trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể và chi tiết hơn về vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, cơng ty chưa có những phương án sử dụng vốn tối ưu.n đề này, giảm thiểu lãng phí chi phí.

3.2 Các đề xuất giải pháp và kiến nghị về đề tài nghiên cứu

3.2.1. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạicông ty cổ phần cơ khí 75 cơng ty cổ phần cơ khí 75

3.2.1.1 Đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn

Trước tiên công ty cần chủ động trong việc xác định nhu cầu, tổ chức quản lý và huy động vốn lưu động hợp lý. Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cho SXKD của từng quý, năm với phương hướng, mục tiêu hoạt động của kỳ đó. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để tiếp đó có biện pháp huy động vốn kịp thời tránh thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn q trình kinh doanh.

Trên cơ sở nhu cầu cần thiết, cơng ty xác định số vốn thực của mình, số tiền vốn thừa có biện pháp tìm kiếm nguồn vốn tài trợ có lợi đảm bảo cung vốn đầy đủ cho kinh doanh với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất

3.2.1.2 Tăng cường khả năng thanh tốn nợ cho cơng ty

Chi phí cho việc sử dụng đồng vốn chiếm dụng là bằng khơng vì vậy cơng ty có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đối tác nhằm mang lại lợi ích cho mình. Khi thời hạn thanh tốn với NCC chưa đến cơng ty có thể sử dụng số vốn để quay vịng mang lại lợi ích tối đa cho mình. Tuy nhiên, cơng ty phải tơn trọng kỷ luật thanh tốn với NCC, trả đúng hạn, đúng số lượng đã cam kết.

Đồng thời với đó là việc áp dụng hình thức thanh tốn hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi cơng nợ: Đề ra hình thức khuyến khích khách hàng thanh tốn tiền hàng sớm, thanh toán ngay sau khi giao hàng, như giảm giá hàng bán ở mức hợp lý, tăng tỷ lệ chiết khấu. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng. Vì khi bán hàng trả chậm công ty phải đi vay vốn ngân hàng để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Do đó việc cơng ty giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì vẫn có lợi ích hơn; Theo dịi chặt chẽ các khoản nợ, thường xun giám sát đơn đốc khách hàng thanh tốn nợ đúng hạn

3.2.1.3 Tăng cường hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Xác định mức dự trữ hợp lý: Căn cứ vào tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh công ty cần xác định kế hoạch dự trữ hàng hóa chính xác đảm bảo

một lượng dự trữ vừa đủ để đáp ứng điều kiện kinh doanh bình thường cũng như trong trường hợp đột biến vẫn có khả năng cung ứng kịp thời

Mở rộng thị trường, tìm kiếm lựa chọn đối tác có khả năng đáp ứng thường xuyên liên tụcĐể giảm bớt lượng hàng tồn kho, công ty cần xác định lượng hàng tồn kho tối ưu để có thể chọn thời điểm đặt hàng và số lượng hàng mỗi lần đặt cho thích hợp. Như vậy, sẽ giảm bớt chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng.

Để xác định lượng lượng hàng tồn kho tối ưu, cơng ty có thể sử dụng mơ hình đặt hàng hiệu quả EOQ với cơng thức :

Q¿

= √2CSF

Trong đó: - Q¿ : Lượng hàng tồn kho tối ưu

- S : Tổng lượng hàng hóa cần sử dụng trong kỳ - F : Chi phí cho mỗi lần đặt hàng

- C : Chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa

Bên cạnh đó, cơng ty có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá đối với những hàng hóa, dịch vụ mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và đối với những hàng hóa đã để tồn kho quá lâu, tránh trường hợp bị mất giá trị khi các sản phẩm cơng nghệ mới ra đời và sản phẩm có thể bị giảm phẩm chất do không được sử dụng. Mặc dù doanh thu giảm xuống nhưng cơng ty sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản theo yêu cầu kinh doanh của công ty

3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế TSCĐ, cơng ty có thể xác định xem TSCĐ này đã khấu hao được bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới TSCĐ. Đồng thời, căn cứ vào các dự án, hợp đồng và mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu.

Lựa chọn lại phương pháp tính khấu hao để tránh hao mịn vơ hình đối với tài sản cố định. Cơng ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, và sớm đổi mới được TSCĐ.

Tiến hành nâng cấp TSCĐ thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp cho TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn.

Đối với những TSCĐ không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)