Đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH yến thịnh (Trang 35)

1.2.2.2.3 .Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.2. Kết quả thực trạng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

2.2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh

2.2.2.1.1. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh

Biểu 2.1: Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Yến Thịnh Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Số tiền (1000đ) T.T (%) Số tiền (1000đ) T.T (%) Số tiền (1000đ) TL (%) TT (%) A: Nợ phải trả BQ 11.419.219 39,21 9.816.564 33,31 -1.602.655 - 14,03 -5,9 B:Nguồn VCSH BQ 17.703.387 60,79 19.952.705 66,69 2.249.318 12,71 5,9 Tổng NV BQ 29.122.606 100 29.469.269 100 346.663 1,19 0

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012-2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Nguồn vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 346.663 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,19% trong đó:

- Nợ phải trả giảm 1.602.655 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,03% và tỷ trọng giảm 5,9%

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm tốn

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.249.318 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,71% và tỷ trọng tăng 5,9%

Như vậy, nguồn vốn kinh doanh tăng do vốn chủ sở hữu tăng và nợ phải trả giảm, cho thấy năm 2013 doanh nghiệp tự chủ hơn về mặt tài chính, có thể dễ dàng huy động vốn hơn cho các dự án kinh doanh

Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ta thấy: Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, tình hình huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm là tốt, mức độ tự chủ tài chính cao, chi phí huy động vốn giảm.

2.2.2.1.2. Phân tích sự biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh

Biểu 2.2: Phân tích sự biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh của công ty TNHH Yến Thịnh năm 2012 -2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Số tiền (1000đ) TT (%) Số tiền (1000đ) TT (%) Số tiền (1000đ) TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng VKD bình quân 29.122.606 100 29.769.271 100 646.664 2,22 - 1.VLĐ bình quân 19.867.198 68,22 18.714.878 62,87 -1.152.319 -5,8 -5,35 2.VCĐ bình quân 9.255.407 31,78 10.998.392 37,13 1.742.984 18,82 5,35

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 -2013

Qua biểu 2.2 ta thấy

Tổng vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 646.664 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,22% trong đó:

- Vốn lưu động bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.152.319 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 5,8%, tỷ trọng giảm 5,35%

- Vốn cố định bình quân năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.742.984 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 18,18%, tỷ trọng tăng 5,35%

Điều đó cho thấy quy mơ về vốn của doanh nghiệp tăng lên, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng là do vốn cố định tăng còn vốn lưu động giảm. Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh năm 2013 so với năm 2012 tăng 18,82% cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm

đến đầu tư để tăng năng lực sản xuất, đó là hiện tượng khả quan đối với doanh nghiệp sản xuất.

Về vốn lưu động, tuy năm 2013 tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh giảm so với năm 2012 (từ 68, 22% xuống còn 62, 87%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh. Từ đó ta thấy doanh nghiệp chưa duy trì một cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý , vì cơng ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nên tỷ trọng vốn cố định phải lớn hơn so với vốn lưu động mới hợp lý. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp đầu tư thêm các trang thiết bị, tài sản cố định để việc hoạt động sản xuất được hiệu quả hơn.

2.2.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Biểu 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động của công ty TNHH Yến Thịnh năm 2012 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 ST (1000đ) TT (%) ST (1000đ) TT (%) ST (1000đ) TL (%) TT (%) 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 3.211.550 16,17 3.479.756 18,59 268.206 8,35 2,42 2.Các khoản

đầu tư tài chính ngắn hạn 105.000 0,53 125.000 0,67 20.000 19,05 0,14 3.Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 757.597 3,81 78.853 0,42 -678.744 -89,59 - 3,39 4.Hàng tồn kho bình quân 15.632.910 78,69 15.029.768 80,32 -603.142 -3,86 1,63 5.Tài sản ngắn hạn khác bình quân 317.297 0,8 0 0 -317.297 100 0 Tổng VLĐ bình quân 19.867.198 100 18.714.878 100 -1.152.320 -5,8 - Doanh thu thuần BH 9.097.659 - 28.718.486 - 19.620.827 215,67 - LNST 1.348.399 - 3.238.475 - 1.890.076 140,17 -

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Qua biểu 2.3 ta thấy:

Tổng vốn lưu động bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.152.320 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,8%. Doanh thu thuần bán hàng năm 2013 so với năm 2012 tăng 19.620.827 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 215,67% và lợi nhuận sau thuế tăng 1.890.076 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 140,17%. Như vậy, đánh giá chung việc quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty là tốt, mặc dù vốn lưu động bình quân giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng.

Đi sâu vào phân tích ta thấy:

- Tiền và tương đương tiền bình quân tăng 268.206 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,35%, tỷ trọng tăng 2,42%

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 20.000 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,05% và tỷ trọng tăng 0,14%

- Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân giảm 678.744 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 89,59% và tỷ trọng giảm 3,39%

- Hàng tồn kho bình quân giảm 603.142 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,86% và tỷ trọng giảm 1,63%

- Tài sản ngắn hạn khác bình quân giảm 317.297 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 100%

Như vậy, vốn lưu động của công ty giảm chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm.

Phân tích tỷ trọng các khoản mục ta thấy:

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất song lại giảm 1, 63% so với năm 2012. Sau đó đến tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2.42% so với năm 2012.

Có thể thấy quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp đang được thu hẹp. Quy mô vốn lưu động giảm là do hầu hết giá trị của các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác giảm. Về cơ cấu phân bổ, vốn lưu động của công ty phân bố đã phù hợp với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – thương mại, hàng tồn kho đã chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có biện pháp để duy trì tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu vốn lưu động.

2.2.2.1.4. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

Biểu 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định của công ty TNHH Yến Thịnh năm 2012-2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 ST (1000đ) TT (%) ST (1000đ) TT (%) ST (1000đ) TL (%) TT (%) 1.Các khoản phải thu

dài hạn bình quân 0 0 0 0 0 0 0

2.Tài sản cố định bình

quân 9.256.907 100 10.998.392 100 1.741.485 18,81 0 3.Bất động sản đầu tư

bình quân 0 0 0 0 0 0 0

4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bình qn 0 0 0 0 0 0 0 5.Tài sản dài hạn khác bình quân 0 0 0 0 0 0 0 Tổng vốn cố định bình quân 9.256.907 100 10.998.392 100 1.741.485 18,81 0 Doanh thu thuần bán

hàng 9.097.659 - 28.718.486 - 19.620.827 215,67 - LNST 1.348.399 - 3.238.475 - 1.890.076 140,17 -

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 -2013

Qua biểu 2.4 ta thấy

Tổng vốn cố định bình qn của cơng ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.741.485 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18, 81%. Mặt khác, doanh thu thuần bán hàng năm 2013 so với năm 2012 tăng 19.620.827 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 215,67% và lợi nhuận sau thuế năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.890.076 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 140,17%. Qua đó ta thấy được việc quản lý và sử dụng vốn cố định đã tương đối tốt, mang lại hiệu quả tuy vốn cố định chỉ tăng 18, 81% nhưng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lại tăng một lượng lớn.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Cũng qua biểu 2.4 ta thấy vốn cố định của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định, như vậy, chính sách đầu tư, phân bổ vốn cố định chưa được tốt, các khoản mục vốn cố định cịn hạn chế.

Quy mơ vốn cố định năm 2013 tăng so với năm 2012 là do năm 2013 cơng ty có đầu tư thêm tài sản cố định nhưng mức đầu tư cịn thấp. Cơng ty cần có kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định cũng như vốn cố định cụ thể và hợp lý hơn.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh bình quân

Biểu 2.5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 -2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2013/2012 Tăng

( giảm)

TL (%) Doanh thu thuần bán

hàng 1000đ 9.097.659 28.718.486 19.620.827 215,67 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 1.348.399 3.238.475 1.890.076 140.17 Tổng vốn kinh doanh

bình quân 1000đ 29.122.606 29.769.271 646.665 2,22 Hệ số doanh thu trên

VKD bình quân (H MVKD

)

Lần 0,31 0,96 0,65 209,68

Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân (P VKD )

Lần 0,046 0,11 0,064 139,13

Vòng quay VKD bình

qn vịng 0,31 0,96 0,65 209,68

Tỷ suất sinh lời kinh tế

của tài sản (ROAE) Lần 0,046 0,11 0,064 139,13

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 -2013

Từ những số liệu phân tích ở trên ta thấy rằng việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2013 so với năm 2012 có hiệu quả hơn. Cụ thể:

- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012là 0, 31 lần. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn bỏ ra công ty thu về 0,31đồng doanh thu. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,65 lần so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 209,68%, công ty thu được 0,96 đồng doanh thu với mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra

- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012 là0,046 lần. Nghĩa là cứ 1 đồng vốn bỏ ra công ty thu được 0,046 đồng lợi nhuận. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng so với năm 2012 là0,064 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 139,13%

- Vịng quay vốn kinh doanh bình qn năm 2013 tăng 0,65 lần so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 209,68%. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,064 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 139,13%

Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng tăng. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, vốn đầu tư ngày càng nhiều và hiệu quả tăng cao.

2.2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Biểu 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2013/2012 Tăng

( giảm) TL (%)

1 2 3 4 5 6

1.Doanh thu thuần bán hàng 1000đ 9.097.659 28.718.486 19.620.827 215,67 2.Giá vốn hàng bán 1000đ 8.062.980 19.129.031 11.066.049 137,24 3.Lợi nhuận sau thuế 1000đ 1.348.399 3.238.475 1.890.076 140,17 4.Tổng vốn lưu động bình quân 1000đ 19.867.198 18.714.878 -1.152.320 -5,8 5.HTK bình quân 1000đ 15.632.910 15.029.768 -603.142 -3,85 6.HVLĐ Lần 0,46 1,53 1,07 232.61 7.PVLĐ Lần 0,07 0,17 0,1 142,86 8.Số vòng quay vốn lưu động Vòng 0,40 1,02 0,62 155 9.Số ngày của một vòng quay Ngày 900 352,94 -547,06 -60,78 10. Hệ số vòng quay HTK Vịng 0,52 1,27 0,75 144,23

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế tốn – Kiểm tốn

11.Kỳ nhập hàng bình qn Ngày 692 283 -409 -59,10

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 -2013

Dựa vào số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy:

- Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân tăng 1,07 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 232,61%

- Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân tăng 0,1% tương ứng với tỷ lệ tăng 142,86%

- Số vòng quay vốn lưu động tăng 0,62% tương ứng với tỷ lệ tăng 155% và số ngày của một vòng quay giảm 547,06 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 60,78%

Như vậy, qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2013 đều tăng so với năm 2012. Số vòng quay vốn lưu động tăng và số ngày của một vòng quay vốn lưu động giảm chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 chậm hơn so với năm 2012, công ty đã tiết kiệm được vốn hơn so với năm 2012. Năm 2013 công ty đã mở rộng quy mô vốn lưu động, vốn lưu động sử dụng hiệu quả đã tiết kiệm vốn lưu động, công ty cần phát huy để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Số vòng quay HTK năm 2013 tăng so với 2012 là 0,75 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 144,23%, số ngày của một vòng quay năm 2013 so với năm 2012 giảm 409 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm 59,10% cho thấy năm 2013 doanh nghiệp đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn năm 2012

2.2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của cơng ty năm 2012 -2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2013/2012 Tăng

(giảm)

TL (%) 1.Doanh thu thuần BH 1000đ 9.097.659 28.718.486 19.620.827 215,67 2.LNST 1000đ 1.348.399 3.238.475 1.890.076 140,17 3.VCĐ bình quân 1000đ 9.256.907 10.998.392 1.741.485 18,81 4.Nguyên giá TSCĐ bình quân 1000đ 8.752.401 11.099.307 2.346.906 26,81 5.HVCĐ Lần 0,98 2,61 1,63 166,33 6.PVCĐ Lần 0,16 0,29 0,13 81,25

7.HTSCĐ Lần 1,04 2,58 1,54 148,07

Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 -2013

Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy:

- Hệ số doanh thu trên vốn cố định năm 2012 là 0,98 lần có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được 0,98 đồng doanh thu. Năm 2013, chỉ tiêu này là 2,61 có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được 2,61 đồng doanh thu, tăng so với năm 2012 là 1,63 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 166,33%

- Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2012 là 0,16 lần có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được 0,16 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013, chỉ tiêu này là 0,29 lần, doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được về 0,29 đồng lợi nhuận. tăng so với năm 2012 là 0,13 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 81,25%

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2012 là 1,04 lần nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 2012 tạo ra 1,04 đồng doanh thu, đến năm 2013 chỉ tiêu này là 2,58 lần tăng so với năm 2012 là 1,54 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 148,07%.

- Nhìn vào số liệu phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều tăng chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu và khả năng sinh lời của một đồng vốn cố định năm 2013 tăng so với năm 2012

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kế toán – Kiểm toán

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CƠNG TY TNHH

YẾN THỊNH

3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạicơng ty TNHH Yến Thịnh công ty TNHH Yến Thịnh

3.1.1. Những kết quả công ty đã đạt được

Được thành lập năm 2007, công ty TNHH Yến Thịnh với nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ cán bộ nhân viên đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Về tình hình vốn kinh doanh của cơng ty

- Vốn kinh doanh bình quân của công ty TNHH Yến Thịnh năm 2013 tăng lên so với năm 2012( tăng từ 29.122.606 nghìn đồng lên 29.769.271 nghìn đồng), sự tăng lên của vốn kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH yến thịnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)