Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Cơng ty cổ phần đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và phát triển tùng lâm (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ

3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Cơng ty cổ phần đầu tư

phần đầu tư xây dựng thương mại và phát triển Tùng Lâm

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm đã tồn tại và phát triển được gần 6 năm, với những năm đầu đi vào hoạt động kinh doanh đầy khó khăn, các dự án đầu tư cịn ít, đến nay cơng ty đã đạt được những bước phát triển khơng nhỏ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý và sử dụng chi phí nói riêng. Qua phân tích sự biến động của chi phí tại cơng ty trong năm 2011, 2012, ta có thể thấy cơng ty đã đạt được những thành công sau:

- Mặc dù tình hình kinh tế khơng mấy ổn định, nhưng quá trình phát triển kinh tế đi đơi với q trình đơ thị hóa tại các tỉnh thành phố lớn, nhu cầu xây dựng của người dân tăng cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển để tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường. Từ những năm đầu, các dự án đầu tư cịn rất ít, đến nay thì cơng ty đã có trong tay rất nhiều dự án ở khắp các tỉnh thành phố. Công ty đã mở rộng quy mơ đầu tư kinh doanh vì thế làm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng doanh thu làm giúp hoạt động tài chính giảm bớt khó khăn. Để đạt được kết quả đó, phần nào cơng ty cũng đã thực hiện được việc quản lý chi phí, các khoản mục chi phí tương đối hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cơng ty, nghĩa vụ với nhà nước và người lao động.

- Mấy năm trở lại đây, quy mô về vốn của công ty đã tăng, cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng hiện đại, giá trị sản lượng doanh thu tăng nhanh, thực hiện làm ăn có lãi. Cơng tác tài chính được quan tâm đặc biệt. Đề ra được cách thức quản lý và sử dụng vốn, thu hồi các khoản nợ, bàn giao cơng trình đúng tiến độ thi cơng,…Để đạt được những kết quả đó, cơng ty đã giảm bớt các lao động dư thừa, tuyển chọn những người có năng lực và sử dụng đúng người đúng việc.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân3.1.2.1. Những mặt tồn tại 3.1.2.1. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả Công ty đạt được như đã nêu ở trên, về cơ bản tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở Cơng ty vẫn chưa hợp lý. Hầu hết các khoản chi phí đều tăng lên, tốc độ tăng của các khoản chi phí này vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhìn vào kết quả phân tích trên có thể thấy các khoản chi phí về nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi năm 2012 so với năm 2011 đều tăng. Một phần là do Công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tuy nhiên các khoản chi phí vẫn tăng cao như vậy là khơng tốt, cơ cấu các khoản chi phí bất hợp lý, vẫn cịn nhiều khoản chi khơng cần thiết, gây lãng phí. Vậy nguyên nhân của những tồn tại này là do đâu?

3.1.2.2 Nguyên nhân

* Kế hoạch chi phí

Dự kiến kế hoạch chi phí kinh doanh do phịng kế toán và trực tiếp là kế toán trưởng đảm nhận. Đầu kỳ, kế toán trưởng lập định mức chi phí, nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường, sau đó thu thập thơng tin về chi phí thực tế, xác định chi phí đầu kỳ. Tuy nhiên, qua khảo sát ta thấy cơ sở để xây dựng kế hoạch và thực tiễn còn một khoảng cách là biến động thị trường, sự biến động đột xuất của một số khoản mục chi phí nhất là trong điều kiện hiện nay thị trường không ổn định, tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa biến động có sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí kinh doanh. Do đó, việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh chưa chính xác. Dẫn đến các biện pháp dự đốn, chuẩn bị đối phó với sự biến động của thị trường chưa đạt hiệu quả cao.

* Quản lý chi phí kinh doanh

Thực tế, cho thấy việc quản lý chi phí của cơng ty đã được đặt ra trong quá trình kinh doanh, song chưa tiến hành thường xuyên và đều đặn, chỉ đến cuối kỳ kế tốn mới tiến hành phân tích đánh giá, điều này dẫn đến việc theo dõi chi phí khơng sát sao, khơng gắn với sự biến động của thị trường. Việc quản lý chi phí ở một số khâu chưa được tốt, chưa theo dõi thường xuyên sự biến động của các khoản mục chi phí và việc sử dụng chi phí tiếp khách, hội nghị, sử dụng điện thoại, điện nước

chưa hợp lý gây lãng phí . Hiện tượng chiếm dụng vốn trong kinh doanh do bên chủ đầu tư chậm thanh tốn khi cơng ty quyết tốn bàn giao cơng trình hồn thành làm tăng chi phí của cơng ty.

3.2 Những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí tại Cơng ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và phát triển Tùng Lâm

3.2.1 Các giải pháp

Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hay lợi nhuận của công ty. Nên việc sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh sao cho hợp lý vừa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mặt khác lại tránh gây lãng phí, thất thốt chi phí trong những hoạt động kinh doanh của công ty. Để làm được tốt việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh cơng ty cần thực hiện một số biện pháp nhằm quản lý được tốc độ tăng của chi phí mà vừa tăng được lợi nhuận. Dưới đây là các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm.

* Tăng cường tiết kiệm chi phí kinh doanh

Lý do đưa ra giải pháp: Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận của doanh nghiệp, chi phí giảm đi bao nhiêu thì lợi nhuận tăng lên bấy nhiêu. Chính vì vậy, biện pháp tăng cường tiết kiệm chi phí, chống lãng phí sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nội dung giải pháp

Ở một số doanh nghiệp thường xảy ra sự nhầm lẫn giữa việc kiểm sốt chi phí và tiết kiệm chi phí với cắt giảm chi phí. Tiết kiệm chi phí ở đây khơng có nghĩa là cắt giảm chi phí mà là phải sử dụng chi phí sao cho hợp lý, giảm thiểu tối đa các khoản chi khơng cần thiết, tránh lãng phí, chi phí có tăng nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ tăng của chi phí phải nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, từ đó mới thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tiết kiệm chi phí đi đơi với hiệu quả ở tất cả khâu, các bộ phận, phịng ban, tránh tình trạng tham ơ và lãng phí. Cụ thể như sau:

Tất cả các khoản mục chi phí trên báo cáo thu nhập phải được kiểm tra để nhận ra các cơ hội giảm bớt chi phí. Những nơi cần kiểm tra trước hết là những khoản chiếm tỉ lệ cao nhất so với doanh số bán hàng, đây thường là chi phí giá vốn hàng

bán. Ví dụ, nếu chi phí giá vốn chiếm 50% doanh số bán, giảm được 10% chi phí này sẽ khiến tổng chi phí giảm được 5%. Có thể so sánh với một số chi phí cố định trong hoạt động như chi phí lãi vay, tiền thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao, thường chiếm từ 5 - 10% doanh số bán hàng. Nếu Cơng ty giảm 10% chi phí của những khoản này, thì tổng chi phí chỉ giảm được 1%. Vì vậy việc xác định khoản mục tốn chi phí nhất sẽ hướng dẫn cách phân bổ thời gian và nguồn lực vào việc giảm chi phí sao cho hiệu quả nhất.

Ở khâu quản lý doanh nghiệp, Công ty nên sử dụng công nghệ hội họp qua mạng thay vì thực tế phải đi lại để giảm thiểu chi phí hội họp. Thời gian và chi phí đi lại sẽ được giảm thiểu trong khi lợi nhuận ngày một lớn hơn. Nên trả cho nhân viên các khoản phụ cấp đi đường thay vì sử dụng xe ơ tơ của Cơng ty. Nó sẽ giúp Cơng ty tiết kiệm đáng kể chi phí bảo hiểm, xăng xe, bảo dưỡng và nhiều chi phí khác. Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí dịch vụ mua ngồi cũng cần được quan tâm chú ý. Công ty cần tiến hành đánh giá lại tài sản cố định, xác định những tài sản thực tế vẫn đang sử dụng nhưng đã hết thời hạn sử dụng để khơng tính khấu hao, đối với những tài sản cố định chỉ mới trích một phần cần tiến hành trích đủ. Hơn thế định kỳ từng quý, từng năm nên tiến hành khấu hao nhanh để quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng tài sản cố định. Đồng thời, cũng phải bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình, khai thác hết cơng suất sử dụng nhưng cũng phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo vệ tài sản. Tận dụng những tài sản cố định vẫn cịn có thể sử dụng được và mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh nếu như chưa cần thiết phải thay tài sản cố định mới. Còn trong các khoản mục chi phí dịch vụ mua ngồi, Cơng ty có thể tiết kiệm được các khoản chi về điện, nước, điện thoai,.. bằng cách như là: lắp mới hệ thống thu năng lượng mặt trời, thay mới các bóng đèn cao áp bằng bóng đèn compact, tắt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế hiện tượng nhân viên sử dụng điện thoại của Công ty vào việc riêng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty trong việc sử dụng các dịch vụ mua ngồi về điện, nước, điện thoại, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích gây lãng phí. Chi phí về in ấn cũng là một khoản chi khá lớn trong Công ty, Công ty cần chú ý trong các khâu mua giấy in, đổ mực, bảo dưỡng máy in, tái sử dụng những bản in một mặt khơng cịn giá trị, photo tài liệu ở cả hai mặt giấy.

Để thực hiện được giải pháp tiết kiệm này, nhất thiết Cơng ty phải có kế hoạch quản lý và sử dụng chi phí trong kỳ đối với từng bộ phận, phòng ban và từng khâu của quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời Cơng ty phải hồn chỉnh cơng tác quản lý tài chính và quản lý chi phí.

* Xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh hồn chỉnh và hợp lý

Lý do đưa ra giải pháp: Trong nội dung của chương 2 đã phân tích, tình hình

quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại Công ty chưa hiệu quả. Công ty lại chưa xây dựng được một định mức chi phí kinh doanh cụ thể. Vì vậy, Cơng ty cần tiến hành xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh hồn chỉnh và hợp lý, từ đó có thể kiểm sốt được các khoản chi phí, có các biện pháp ngăn ngừa được những sai sót, những biến động xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng chi phí.

Nội dung giải pháp:

Để đạt được mục đích kinh doanh dựa trên tình hình kinh doanh của các năm trước, Công ty cần phải lập kế hoạch chi tiết chi phí với một số khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như kế hoạch về chi phí tiền lương, kế hoạch vay và huy động vốn sao cho đáp ứng đúng mục đích kinh doanh, tránh gây lãng phí vì sử dụng vốn sai mục đích, các kế hoạch về khấu hao tài sản cố định, kế hoạch chi mua các dịch vụ bên ngoài. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh phải dựa trên kế hoạch mua vào, bán ra và căn cứ vào dự tốn chi phí của các bộ phận.

Việc lập kế hoạch là một biện pháp phịng ngừa dựa trên những sai sót của những năm kinh doanh trước, khắc phục những nguyên nhân gây lãng phí chi phí kinh doanh của những năm đó. Tuy nhiên, kế hoạch chi phí được đặt ra thường bị sai khác so với thực tế do tác động bởi sự biến động của thị trường và các yếu tố khách quan khác mà Cơng ty khơng lường trước được. Vì vậy, Cơng ty phải lập kế hoạch chi tiết các khoản mục chi phí sao cho có thể tránh được những biến động, những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí trong q trình hoạt động kinh doanh.

Trước hết, Cơng ty phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của Cơng ty. Như vậy, Cơng ty phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty. Bước kế tiếp là thu thập thơng tin về

chi phí thực tế. Cơng việc này khơng chỉ là trách nhiệm của phịng kế tốn, mà cịn phải được sự tham gia của các phịng, ban khác để Cơng ty chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. Ngồi ra, Cơng ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thơng tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, Cơng ty sẽ xác định các chi phí, lập ra một bản kế hoạch chi tiết chi phí kinh doanh và từ đó có thể kiểm sốt được chi phí trong từng bộ phận nhân viên.

* Kết hợp quản lý chi phí kinh doanh với các mục tiêu tăng trưởng

Lý do đưa ra giải pháp: Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn sau những đợt

kinh doanh suy thoái trên thị trường gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tìm nhiều cách khác nhau để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu càng tăng lên thì việc quản lý chi phí của nhiều doanh nghiệp lại đáng báo động hơn bao giờ hết. Phần lớn các doanh nghiệp thường không ý thức được rằng hoạt động quản lý chi phí phải gắn liền và là bộ phận khơng thể tách rời của chiến lược tăng trưởng kinh doanh, vậy nên các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp thường không chú ý nhiều đến vấn đề này. Một mức chi phí q cao của cơng ty sẽ giới hạn các khoản tiền đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh với phương thức chi phí hiệu quả hơn có thể đạt được những mức lợi nhuận tương tự hoặc thậm chí cao hơn trong khi vẫn đủ tiền đầu tư cho các hoạt động khác như xúc tiến kinh doanh, tiếp thị và đổi mới. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến việc cắt giảm, tiết kiệm chi phí mà thiếu sự đầu tư cho tăng trưởng dài hạn, sự đình trệ trong hoạt động kinh doanh sẽ xuất hiện, tăng trưởng chậm chạp và cùng với thời gian nó sẽ làm xói mịn vị thế kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, các nhà quản trị cấp cao trong Công ty cần phải sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.

Nội dung giải pháp:

Bên cạnh việc gắn mục tiêu tăng trưởng với việc quản lý chi phí kinh doanh, Cơng ty cũng cần phải phân biệt được khoản chi phí nào là chi phí đóng góp vào sự tăng trưởng của lợi nhuận và khoản chi phí nào có thể cắt giảm để chuyển phần tiết kiệm được sang những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh. Cụ thể trong Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm, Công ty cần chú ý cắt giảm và tiết kiệm được những khoản mục chi phí nằm trong

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và phát triển tùng lâm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)