Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán giá thành sản phẩm phụ tùng lẻ tại công ty cổ phần công nghệ cơ khí và môi trường (Trang 31)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN GIÁ THÀNH

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến kế tốn giá

2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Các sản phẩm của Công ty rất đa dạng về chủng loại, được sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất thương mại. Việc thực hiện tổ chức được bố trí theo các tổ sản xuất và có chức năng riêng biệt, quy trình cơng nghệ riêng.

Đối với Cơng ty cổ phần Cơng nghệ cơ khí và mơi trường thì quy trình cơng nghệ sản xuất là quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Ngun vật liệu chính mà Cơng ty sử dụng để sản xuất sản phẩm đó là gang, thép, đồng, inox…

Nguyên vật liệu được chuyển xuống tổ sản xuất có nhiệm vụ cắt lên hình dáng sản phẩm sau đó chuyển sang bộ phận tiện, hàn gá, lắp ráp để nối những chi tiết riêng lẻ, lắp ráp những phụ kiện của sản phẩm và chuyển xuống bộ phận hồn thiện có nhiệm vụ vệ sinh sản phẩm như lau, rửa sản phẩm. Sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ chuyển xuống bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau đó chuyển xuống kho để nhập kho sản phẩm.

Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm

Phụ tùng lẻ là sản phẩm mà Công ty sản xuất thương mại, số lượng sản xuất cịn tùy thuộc vào tình hình tiêu thụ trên thị trường. Nguồn nguyên vật liệu chính sản xuất ra phụ tùng lẻ gồm thép P12 – 20, thép trịn P7 – 80, thép U65, thép U300, tơn 12 ly và đồng đỏ các loại. Nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm phụ tùng lẻ gồm que hàn inox, sơn chống rỉ, axeton, dầu diezen và dầu mazut.

2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại Công ty

a. Tổ chức bộ máy kế tốn

Cơng ty tổ chức cơng tác kế tốn theo hình thức kế tốn tập trung. Mọi biến động về vốn và tài sản phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ và chuyển về phịng tài chính kế tốn của cơng ty. Kế tốn trưởng có nhiệm vụ căn cứ vào thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty nghiên cứu đề xuất mẫu chứng từ, cách lập và luân chuyển chứng từ, lựa chọn hệ thống sổ sách, hệ thống tài khoản kế tốn để kịp thời phản ánh tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và tổng hợp lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của Nhà nước, yêu cầu quản lý của Công ty.

Lệnh sản xuất Quản đốc Kho vật tư

Tổ sản xuất Nguyên vật liệu

Gia công, cắt,

uốn Hàn, gá, lắp các chi tiết (vệ sinh sản phẩm)Hoàn thiện

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty.

Nhiệm vụ của phịng tài chính kế toán là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thơng tin kế tốn ban đầu, thực hiện chế độ hạch tốn và quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Đồng thời, phịng kế tốn cịn cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính của Cơng ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời; từ đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra các biện pháp, các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Cơng ty cùng mức độ chun mơn hóa và trình độ cán bộ, phịng tài chính kế tốn được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:

- Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán thanh toán, kế toán các loại tiền và kiêm cả kế tốn tổng hợp, có nhiệm vụ:

+ Giúp giám đốc Cơng ty chỉ đạo thực hiện tồn bộ cơng tác Kế tốn – Thống kê, thơng tin kinh tế tài chính trong tồn Cơng ty; tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp tồn Cơng ty và lập báo cáo kế toán; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng theo luật kế toán.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên mơn nghiệp vụ cho cán bộ kế tốn, thống kê trong Công ty, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong phịng kế tốn tài chính.

+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, các chính sách chế độ mới cho tồn thể cán bộ kế toán, thống kê thuộc Cơng ty.

Kế tốn trưởng

Trưởng phịng tài chính kế tốn

Kế tốn vật liệu, TSCĐ,

CCDC

Thủ quỹ Nhân viên

thống kê của xưởng sản xuất

- Kế tốn vật liệu, TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật liệu, tài sản, máy móc, ghi chép vào sổ sách liên quan và các biến động của tài sản, vật tư.

- Thủ quỹ: Quản lý các khoản vốn bằng tiền của Công ty; hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

- Nhân viên thống kê tại nhà máy sản xuất có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho Công ty. Cụ thể, nhân viên thống kê phải theo dõi:

+ Từng chủng loại nguyên liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng.

+ Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hồn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên.

+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào ngày đầu và số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày.

Cuối tháng nhân viên thống kê lập “Báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu”, “Báo cáo chế biến nguyên vật liệu” và “Báo cáo hàng hóa” chuyển lên phịng kế tốn Cơng ty cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn giá của thành phẩm và tỷ giá hiện hành lập “Bảng doanh thu chia lương” gửi lên phịng kế tốn Cơng ty.

b. Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty

- Kỳ kế tốn năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND).

- Chế độ kế tốn vận dụng tại Cơng ty theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Hình thức kế tốn: Hình thức Nhật ký chung. (Sơ đồ 2.4) - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần Cơng nghệ cơ khí và mơi trường

2.1.2.1. Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp

Về phía Nhà nước và Bộ tài chính: Nhà nước ta ln tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp phát triển như ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và từng bước hồn thiện hệ thống pháp luật. Cùng với đó là sự địi hỏi cải cách hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống kế tốn Việt Nam cho phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Để thống nhất quản lý và tạo khn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế tốn, nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn cung cấp trong nền kinh tế quốc dân và kiểm tra, kiểm soát chất lượng kế toán, từ năm 2001 đến nay Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành và cơng bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Thơng tư hướng dẫn kế tốn thực hiện các chuẩn mực đó. Đi kèm với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp cũng được ban hành đồng bộ cùng với cả chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế tốn và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho kế tốn nói chung và kế tốn giá thành nói riêng, giúp cho kế toán giá thành lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với doanh nghiệp mình, đảm bảo thơng tin kế tốn được cung cấp chính xác và kịp thời.

Môi trường kinh doanh: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh

doanh đều gặp những thuận lợi và khó khăn mang lại từ mơi trường kinh doanh. Mơi trường kinh doanh với thị trường rộng lớn, nhu cầu tiêu dùng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng ngày một nhiều. Đây là một thuận lợi lớn giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ thành phẩm và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh gay gắt là một vấn đề gây cho doanh nghiệp khơng ít những khó khăn. Nếu sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý sẽ không cạnh tranh được trên thị trường.

Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập thì những cơ hội và thách thức càng tăng lên. Bên cạnh hàng trong nước thì sự đa dạng và phong phú về mẫu mã và chất lượng của hàng ngoại cạnh tranh gay gắt với hàng hóa trong nước. Cơ hội đầu tư, cải tiến cơng nghệ cũng rất lớn. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội, vượt qua những khó khăn thách thức thì doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong những năm gần đây khoa học kỹ thuật

phát triển không ngừng, nhiều công nghệ cao đã áp được dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng cơng nghệ mới tiên tiến vào q trình sản xuất sản phẩm góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào cơng tác kế tốn làm giảm bớt một phần công việc cho các nhân viên phịng kế tốn, nâng cao khả năng tự động hóa, đồng thời dễ dàng kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên khó khăn đó là nó địi hỏi sự đầu tư hợp lý cả về vật chất và đội ngũ nhân viên kế tốn phải có trình độ cao.

Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tốt hay gây khó khăn cho doanh nghiệp, nếu biết tận dụng thuận lợi và khắc phục khó khăn thì doanh nghiệp sẽ thu được thắng lợi, phát triển nhanh và bền vững trên thị trường.

2.1.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố quan trọng mang tính chất quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cáo nhân tố chính mang tính quyết định này bao gồm:

Trình độ bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty trong thời gian qua

đã hoạt động rất tốt và được tổ chức phù hợp với đặc điểm và quy mơ của Cơng ty. Nhờ đó mà các sự việc phát sinh đều được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo các quyết định đưa ra nhanh và chính xác. Thực tế các kết quả mà Cơng ty đạt được đã cho thấy năng lực cũng như trình độ quản lý của bộ máy quản lý Công ty là rất tốt.

Khả năng về nhân lực: Trong Cơng ty hiện cịn một số cán bộ có trình độ

chun mơn chưa phù hợp với công việc mà họ đang làm nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến sự phối hợp giữa các bộ phận cịn thiếu nhịp nhàng. Trình độ của một số cơng nhân lao động cịn thấp nên năng suất lao động chưa cao làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhân viên kế tốn cịn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ thực tế và trình độ về máy tính cịn kém. Cơng ty cần phải nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên để đảm bảo phát triển bền vững.

Yếu tố công nghệ: Cơng ty đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ

cho hoạt động của Cơng ty có hiệu quả hơn. Với hệ thống máy móc hiện đại, Cơng ty có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và

mẫu mã phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong công tác kế tốn, Cơng ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán mà chỉ làm trên Excel, dẫn dến việc hiệu quả cơng việc chưa cao, thơng tin thiếu chính xác, tốn kém thời gian và chi phí. Mặc dù Cơng ty cịn nhiều khó khăn nhưng nếu tồn thể cán bộ cơng nhân viên đồn kết thì có thể khắc phục và đưa Công ty ngày càng phát triển.

2.2. Thực trạng về kế tốn giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần Cơng nghệcơ khí và mơi trường cơ khí và mơi trường

2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành

Cơng ty là đơn vị sản xuất đơn chiếc, hàng loạt theo đơn đặt hàng và sản xuất thương mại. Do đó đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, cơng việc, đơn đặt hàng đã hồn thành. Cịn kỳ tính giá thành là thời điểm mà sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành.

2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Cơng ty

Xuất phát từ quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được Cơng ty xác định là các đơn đặt hàng, từng chủng loại sản phẩm hay hàng loạt sản phẩm có tính chất giống nhau như phụ tùng lẻ.

Cơng ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương pháp này các chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh cho sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, đơn đặt hàng nào thì sẽ được tập hợp cho sản phẩm, loại sản phẩm, đơn đặt hàng đó. Phụ tùng lẻ là sản phẩm mà Cơng ty sản xuất sẵn ra để bán nên có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn. Vì vậy, để phục vụ yêu cầu quản lý và kinh doanh, Cơng ty quy định kỳ tính giá thành của sản phẩm phụ tùng lẻ là 1 tháng.

Chi phí sản xuất của Cơng ty được tập hợp theo 3 khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tồn bộ chi phí ngun vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nguyên liệu.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho cơng nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của cơng nhân sản xuất như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí cơng đồn. Cơng ty tiến hành trả lương theo sản phẩm và thời gian tùy theo đặc điểm, tính chất của cơng việc.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm mà chỉ nhằm phục vụ và quản lý sản xuất như chi phí nhân cơng phân xưởng, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng, cơng cụ, quần áo bảo hộ lao động, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác.

2.2.3. Kế tốn tính giá thành sản phẩm phụ tùng lẻ tại Cơng ty

2.2.3.1. Chứng từ sử dụng

Để tính giá thành sản phẩm, kế tốn sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu xác nhận sản phẩm, cơng việc hồn thành

- Phiếu nhập kho

2.2.3.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm phụ tùng lẻ. TK này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

TK 154 có các tài khoản cấp 2 là:

- TK 1541: Chi phí SXKD dở dang - NVL - TK 1542: Chi phí SXKD dở dang – Nhân cơng - TK 1547: Chi phí SXKD dở dang – Chi phí chung.

Ngồi ra trong q trình hạch tốn kế tốn cịn sử dụng một số tài khoản khoản khác như TK 152, 153, 334, 338, 111, 214…

2.2.3.3. Trình tự kế tốn

 Tập hợp chi phí

Cuối tháng, sau khi đã hồn thành việc nghiệm thu các sản phẩm kế toán giá thành sản phẩm tập hợp tồn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm để tổng hợp chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán giá thành sản phẩm phụ tùng lẻ tại công ty cổ phần công nghệ cơ khí và môi trường (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)