Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường mỹ của công ty TNHH thương mại hòa phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ của công ty

3.3.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì thị trường là vấn đề quan tâm hàng đầu của cơng ty. Thị trường có ý nghĩa quyết định sự sống cịn của cơng ty vì thị trường liên quan tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cũng như các hoạt động khác. Vì vậy, cơng ty phải biết lựa chọn, đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2010-2012

Đơn vị : 1000USD

Thị trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %) Campuchia 8.404 35,1 10.423 38,7 10.838 40,7 EU 5.210 21,8 5.400 20,1 4.920 18,5 Mỹ 6.006 25,1 6.832 25,4 6.450 24,2 Khác(Thái Lan,Sing...) 4.320 18 4.246 15,8 4.400 16,6 Tổng cộng 23.940 100 26.901 100 26.608 100

Nguồn: Phòng vật tư - xuất nhập khẩu

Thị trường xuất khẩu của công ty khá đa dạng bao gồm Campuchia, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapo…thể hiện cơng ty đã và đang có nhiều đối tác ở khắp các nước lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy những thị trường này biến động khá mạnh, ngoại trừ các thị trường ở khu vực Đông Nam Á hầu như vẫn

tăng, cịn lại các thị trường khác đều có những biến động lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu hàng năm của công ty.

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy Campuchia là thị trường tiêu thụ chính của cơng ty với kim ngạch trung bình hàng năm chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của tồn cơng ty. Bên cạnh đó cơng ty cũng đã xâm nhập vào hai thị trường có tiềm lực kinh tế mạnh trên thế giới là Mỹ và EU. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 6.006 nghìn USD thì đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 6.832 nghìn USD, tăng 13,7% so với năm 2010. Sang đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 5,6% so với năm 2011 (Năm 2011 là 6.832 nghìn USD, năm 2012 là 6.450 nghìn USD). Nguyên nhân chủ quan là do cơng ty chưa có thơng tin thị trường nhanh nhạy, chưa tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó nguồn vốn hạn hẹp cũng là nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm trong năm 2012. Nguyên nhân khách quan của sự sụt giảm này là do Mỹ đã thay đổi những điều kiện cho phép nhập khẩu mặt hàng thép của Việt Nam, đưa ra những kiểm định nghiêm ngặt, những biện pháp bảo hộ ngành thép của Mỹ, rồi chính sách chống bán phá giá. Mặt khác, xuất khẩu thép sang Mỹ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, UAE, Ấn Độ…Điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng thép sang thị trường này trong đó có cơng ty TNHH Thương Mại Hịa Phát. Sự thay đổi này đã làm cho cơng ty bị dính vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp từ phía Mỹ đối với mặt hàng thép có trong danh mục như thép ống tiêu chuẩn, thép dải, ống dẫn hàng rào, ống nước và ống xây dựng. Đây là các loại ống thép dùng trong ngành sản xuất, trang trí nội thất dân dụng, có thuế suất nhập khẩu vào Mỹ đang ở mức 0%. Thời gian qua lượng thép xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng quá nhanh và giá xuất khẩu cũng tương đối thấp, làm ảnh hưởng đến sản lượng thép sản xuất nội địa, nên Mỹ phải dùng biện pháp bảo vệ.

Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ nhìn chung là thay đổi không đồng đều qua từng năm. Mỹ vốn là thị trường thường xuyên sử dụng biện pháp bảo vệ cho các mặt hàng được sản xuất trong nước cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra nghiêm ngặt đối với mặt hàng thép khi nhập khẩu vào thị trường này. Tất cả thép cán nhập khẩu vào Mỹ đều phải có giấy phép do văn phịng SIMA cấp

thơng qua hệ thống cấp phép tự động qua mạng và được Bộ thương mại Hoa Kỳ kiểm tra rà sốt hàng tuần. Chính vì vậy cơng ty cần có những biện pháp khắc phục và tuân thủ các tiêu chuẩn mà Mỹ đề ra để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thép vào thị trường này.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường mỹ của công ty TNHH thương mại hòa phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)