Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường mỹ của công ty TNHH thương mại hòa phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ của công ty

cơng ty TNHH Thương Mại Hịa Phát

3.4.1. Những thành công mà công ty đã đạt được

Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực rất lớn của tồn bộ cơng ty bao gồm cả ban quản lý cũng như tồn thể cán bộ cơng nhân viên, cơng ty đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận:

- Tuy mới tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu trong một vài năm trở lại đây nhưng có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thép ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Doanh thu từ xuất khẩu thép chiếm gần 50% tổng doanh thu của tồn cơng ty.

- Công ty đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới, từ chỗ chỉ có thị trường Lào và Campuchia, đến nay công ty đã mở rộng mối quan hệ buôn bán, giao thương với nhiều nước khác trên thế giới như EU, Mỹ, Thái Lan….

- Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 tình hình thị trường ln có những biến động về tài chính, kinh tế, chính trị.....do vậy hầu hết các cơng ty xuất nhập khẩu đều bị ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt được những thành công nhất định như đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà nước và các nghĩa vụ khác. Qua đó cơng ty đã đóng góp vào việc tăng ngân sách cho nhà nước và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Cơng ty có đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trình độ cao đáp ứng được nhu cầu công việc cho cơng ty. Ngồi ra ban lãnh đạo của cơng ty đều là những người có thâm niên lâu năm trong nghề, khẳng định được vai trò trong hoạt động quản lý và điều hành nhân viên. Hàng năm công ty cũng tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngồi nước để mở rộng kiến thức chuyên môn cho nhân viên.

Bên cạnh những thành công tạo điều kiện cho công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tiền đề cơ bản để cơng ty có thể thâm nhập và phát triển thị trường mới thì cơng ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

3.4.2.1 Cơng tác nghiên cứu thị trường chưa hồn thiện

Qua nhận xét bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy công tác nghiên cứu của cơng ty hiện nay vẫn chỉ nằm ở tình trạng chung chung, hoạt động ở mức đơn giản. Năm 2012 doanh thu từ xuất khẩu sụt giảm do công tác nghiên cứu thị trường cịn nhiều hạn chế, chưa nắm bắt được thơng tin về đối thủ cạnh tranh. Điển hình là hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường Mỹ chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do các bạn hàng cung cấp hoặc thông qua các thương vụ, các đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ để tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu mặt hàng của công ty song hoạt động này cũng khơng thể tiến hành thường xun được vì tính chất của các hội chợ triển lãm là chỉ tổ chức một vài lần trong năm. Hơn nữa, công ty không đủ kinh phí để tham dự nhiều các hội chợ tại nước ngồi. Do đó hạn chế rất nhiều đến khả năng thu thập thông tin về thị trường của công ty, thông tin mà công ty thu thập được về thị trường khơng có sự cập nhật liên tục và thiếu chính xác.

3.4.2.2 Vốn kinh doanh còn thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả

Ở nước ta tình trạng thiếu vốn kinh doanh đã trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Căn cứ vào nhận xét bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy do thiếu vốn nên hoạt động kinh doanh thép cuộn cán nóng của cơng ty TNHH Thương Mại Hịa Phát chưa thể phát huy tối đa. Cho dù mặt hàng thép cuộn cán nóng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cơng ty sang Mỹ nhưng với tình trạng thiếu vốn như hiện nay đã làm cản trở hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Đó là gánh nặng đè lên vai các nhà quản lý. Công ty sẽ phải tự lo phát triển vốn do nguồn vốn lưu động của công ty không nhiều và phải thường xuyên vay vốn ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong tương lai. Điều đó làm cho cơng ty bị mất một phần doanh thu do phải trả lãi suất ngân hàng hàng năm.

Xuất phát từ nhận xét bảng 3.2 và bảng 3.3 hiện nay công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, UAE, Ấn Độ…nên việc đẩy mạnh xuất khẩu của cơng ty gặp nhiều khó khăn. Phía Trung Quốc đưa ra mức giá thấp hơn chúng ta gây ra sức ép buộc cơng ty phải giảm giá điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng mặt hàng, hơn nữa đó cũng là tiền đề mà Mỹ đã kiện chúng ta trong việc chống bán phá giá mặt hàng thép. Điển hình là mặt hàng ống thép hàn cacbon xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian vừa qua với mức giá khá thấp. Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với cơng ty là phải tìm mọi biện pháp để giảm tối đa giá thành sản phẩm, từ đó mới có thể giảm giá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng thép của công ty.

3.4.2.4 Tiêu chuẩn về kỹ thuật chưa được nâng lên rõ rệt

Căn cứ vào nhận xét bảng 3.3 ta thấy mặt hàng thép dải cán nguội có chứa hợp kim Bo chưa đủ thông số kỹ thuật như hàm lượng, độ bóng, độ rộng. Sau vụ việc lơ hàng thép dải cán nguội bị phía Mỹ hủy hợp đồng vào năm 2011 do không đúng quy cách về thông số kỹ thuật, công ty đã chú trọng hơn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu để hạn chế những sai sót về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, nguồn phế liệu để sản xuất ra thép trong nước chưa đạt được yêu cầu về chất lượng nên chưa gây được uy tín từ phía đối tác Mỹ. Thêm vào đó, cơng ty khơng có nhà máy sản xuất, chất lượng sản phẩm hầu như phụ thuộc vào công ty khác cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chuẩn về kỹ thuật chưa thực sự tốt.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Do công ty là công ty Thương Mại thuần túy chỉ kinh doanh kiếm lời theo kiểu mua đi bán lại cho nên cơng ty khó kiểm sốt được các yếu tố liên quan đến cung sản phẩm như chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất…

- Thiếu vốn là vấn đề mà cơng ty ln gặp phải, nó làm hạn chế việc đầu tư của công ty cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh cơng ty. Vì thế, cơng ty khơng thể tổ chức thường xun đồn cán bộ sang điều tra, tìm hiểu thị trường Mỹ hay thường xuyên tham gia các hội chợ vì chi phí cho cơng tác này ở thị trường Mỹ là rất cao. Ngoài ra, thiếu vốn khiến cho việc đầu tư nguồn nhân lực để đáp ứng các đơn hàng lớn gặp khó khăn.

- Cịn tồn tại một số nhân viên trong cơng ty có xu hướng làm việc theo cảm hứng, chưa có ý thức cầu tiến cũng như chưa thực sự hết lịng cho cơng việc của mình. Thiếu đội ngũ cán bộ kinh doanh thực sự am hiểu về thị trường Mỹ. Tính ỉ lại, dập khn máy móc, khơng phát huy được năng lực làm việc theo nhóm nên nhiều trường hợp xử lý cơng việc cịn thiếu khoa học và khơng đạt được hiệu quả cao.

3.4.3.2 Nguyên nhân khách quan

 Từ nền kinh tế Mỹ

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng vào cuối năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4% - 1,3%. Trong năm 2011, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm chạp kể từ thời điểm cuộc suy thoái kinh tế chấm dứt và có nguy cơ cịn ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng giao dịch trong tương lại. Thu nhập bình quân đầu người tăng dè dặt buộc người dân nước này phải thắt chặt chi tiêu. Thị trường xây dựng cũng giảm xuống mức kỉ lục, 18% số căn nhà đang trong tình trạng bỏ trống. Thép lại là mặt hàng biến động khá nhiều theo sự biến động của thị trường xây dựng. Khi ngành xây dựng Mỹ chững lại sẽ kéo theo nhu cầu về mặt hàng thép trên thị trường này giảm đi. Chính vì vậy cơng ty sẽ phải chịu tác động mạnh từ những bất ổn của nền kinh tế Mỹ nên ln ở trong tình trạng khó khăn.

 Từ phía Nhà nước

Nhà nước chưa chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thép trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá hình ảnh cơng ty. Các ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép chưa thực sự được thi hành ở cấp dưới, nếu có cơ hội thì hải quan sẽ áp mức thuế cao hơn. Nguyên nhân của việc này là do các văn bản hướng dẫn việc thực thi các luật lệ khơng rõ ràng. Ngồi ra các doanh nghiệp xuất khẩu còn mất thời gian vào việc làm thủ tục hải quan do phải qua nhiều cửa với nhiều con dấu. Quản lý hạn ngạch thì phức tạp, chưa có kế hoạch giao hạn ngạch phù hợp làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các đơn hàng của công ty.

Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, cơng ty cần có những biện pháp để giải quyết các vấn đề nằm trong khả năng của mình và cần có những kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Phần này sẽ được trình bày ở chương thứ tư của khóa luận này.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường mỹ của công ty TNHH thương mại hòa phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 34)