2.3.1. Những thành công và nguyên nhân
Về tiềm lực tài chính: Nguồn vốn sản xuất của cơng ty ngày càng tăng, khả năng thanh toán nợ phải trả của cơng ty tương đối tốt, vốn của cơng ty ít bị chiếm
dụng, khả năng thu hồi nợ tốt. Điều này đã tạo điều kiện quan trọng để mở rộng, phát triển kinh doanh dịch vụ..
Tận dụng được uy tín của doanh nghiệp: Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực logistics, Sotrans Hà Nội đã tạo dựng được lòng tin đối với một bộ phận không nhỏ khách hàng. Giúp công việc kinh doanh thêm ổn định hơn.
Khả năng nắm bắt thông tin: Ngày nay, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Công ty rất quan tâm đến công tác thu thập thông tin, các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, tất cả các nhân viên trong công ty đều phải thu thập thông tin, từ bảo vệ đến cấp quản lý. Hệ thống tin thông được công ty thu thập và xử lý tương đối tốt.
Chất lượng dịch vụ: Cơng ty đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ, và chất lượng dịch vụ của công ty đã được khách hàng đánh giá cao. Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” dựa trên 07 tiêu chí đánh giá như sau : Năng lực lãnh đạo ; Bảo vệ thương hiệu ; Nguồn nhân lực ; Chất lượng sản phẩm ; Kết quả hoạt động ; Tính ổn định của doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Công ty đã đạt “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 20010”, điều đó chứng tỏ cơng ty đã khẳng định được chất lượng dịch vụ của mình.
Nhân lực: Cơng ty đã thiết lập quản lý nhân sự theo một quy trình quản lý cụ thể và khoa học. Đội nhũ nhân viên đã phát huy được tinh thần, trách nhiệm và đoàn kết tạo ra một động lực mạnh mẽ giúp công ty vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu mới thành lập, và khó khăn do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Giá thành sản phẩm của Công ty tuy đã có nhiều cải thiện so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng điều đó là chưa đủ bởi trong một số khâu quản lý và xây dựng cơ bản chưa hợp lý như: quản lý dịch vụ đầu vào, kiểm soát nhân viên cung ứng dịch vụ, bố trí vị trí các phịng hỗ trợ kinh doanh chưa hợp lý điều này làm cho giá thành còn cao, do vậy hiện tại và trong thời gian tới Công ty cần phải xúc tiến đầu tư các hạng mục cơ bản, cũng cố, kiểm tra kiểm soát lại hệ thống quản lý sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh trong giai đoạn mới.
Hệ thống máy móc thiết bị đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn thiếu các máy móc phương tiện chuyên chở hàng hóa cho khách hàng khiến gia tăng sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng.
Hệ thống kênh phân phối của Cơng ty cịn nhiều chồng chéo, chưa tỏ ra được sự năng động khi có sự địi hỏi của thị trường, do đó Cơng ty cần phải có biện pháp bổ sung hoặc thiết lập lại hệ thống này để có thể tạo ra sự hợp lý khi cần thiết, và có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Bộ máy quản lý cịn đơn giản khơng linh hoạt chưa phát huy được hết tính sáng tạo và năng động của nhân viện các phòng ban. Hạn chế khả năng thể hiện bản thân của nhân viên ở các lĩnh vực khác nhau. Tạo ra sự gị bó trong cơng việc cho nhân viên, dẫn đến giảm hiệu quả làm việc.
Công tác truyền tin và xúc tiến: Tuy uy tín, hình ảnh của cơng ty là một thế mạnh xong công tác xúc tiến luôn cần được trú trọng. Công tác truyền tin và xúc tiến của cơng ty cịn yếu, và chi phí đầu tư cho hoạt động này cịn hạn chế. Chưa có nhân viên chuyên về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và các nhà cung cấp. Hiệu quả của hoạt động truyền tin và xúc tiến năm 2012 lại giảm hơn so với năm 2011, một phần là do ảnh hưởng kinh tế, nhưng phần lớn là do đầu tư cho hoạt động này chưa hợp lý vì thế chưa mạng lại hiệu quả cho cơng ty.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SOTRANS HÀ NỘI 3.1. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp