CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
3.1. Các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu tình hình huy động vốn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.
3.1.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, trong những năm qua Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng đã có được sự tăng trưởng ổn định và đạt hiệu quả trong việc gia tăng quy mô vốn huy động được. Nhờ chủ động được nguồn vốn huy động, chi nhánh Hai Bà Trưng đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động huy động vốn và tín dụng.
Về quy mơ huy động vốn
Ngân hàng Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng đặt ra phương châm tập trung thu hút nguồn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả, chú trọng hơn tới những đối tượng trong ngành để tài trợ cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản.
Trong những năm vừa qua, tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh Hai Bà Trưng tăng dần qua các năm, với mức tăng trưởng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư của mình. Hơn nữa, với tỷ trọng nguồn tiền gửi lớn hơn rất nhiều nguồn tiền vay đã giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Về cơ cấu:
Cũng giống các Ngân hàng TMCP khác, nguồn huy động chủ yếu của là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, tuy vậy nguồn này của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng lại không biến động nhiều và tăng dần qua các năm cho thấy uy tín của chi nhánh với khách hàng ngày càng cao.
Trong nguồn tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn tăng tạo điều kiện tăng số dư và giảm chi phí đầu vào (tiền gửi khơng kỳ hạn có mức lãi suất thấp nhất, hầu như không đáng kể), mặt khác giúp ngân hàng mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn như phát hành thẻ .v.v.. Tiền gửi của tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng cao và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Trong cơ cấu nguồn tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này giúp ngân hàng chủ động trong việc kinh doanh đầu tư của mình.
Việc phân tích cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng cho thấy kết quả đạt được tương đối tồn diện góp phần phát triển kinh tế ổn định.
3.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.
3.1.2.1 . Hạn chế.
Một là: Mặc dù quy mô vốn huy động của chi nhánh qua các năm đều tăng tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng mà chi nhánh có thể khai thác được từ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, sự phát triển kinh tế của địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Hai là: Nguồn tiền gửi tiết kiệm có xu hướng ngày càng tăng, nhưng ngân
hàng chủ yếu lại tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho tiền gửi theo kỳ hạn. Trong khi đó nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm là nguồn có chi phí phải trả thấp, thời gian dài, ổn định. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc đa dạng hố các sản phẩm tín dụng truyền thống, nhằm phân tán rủi ro đồng thời làm giảm cơ hội huy động vốn từ nguồn tiết kiệm.
Ba là: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới chỉ tập trung chủ yếu
huy động bằng đồng nội tệ. Trong khi tâm lý của dân chúng vẫn ưa chuộng cách giữ tiền bằng vàng hoặc USD vào những thời kỳ kinh tế nhiều biến động như hiện nay, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng cũng chưa đạt được hiệu quả tối đa so với nguồn lực. Chi nhánh phải đưa ra các chiến lược để tăng tỷ trọng tiền ngoại tệ trong cơ cấu vốn huy động, giúp cho các hoạt động thanh tốn quốc tế, tín dụng cũng như các dịch vụ khác bằng ngoại tệ tại chi nhánh tăng trưởng.
Bốn là: Chi phí phi lãi của chi nhánh năm 2012 tuy đã giảm, song vẫn cịn cao, trong khi đó sức hút mạnh nhất đối với khách hàng là từ lãi suất. Để vừa đảm
bảo được lợi nhuận của ngân hàng, vừa đảm bảo được lợi ích của khách hàng, ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực giảm chi phí phi lãi tới mức tối thiểu.
3.1.2.2. Nguyên nhân
Một là: Các hình thức, cách thức huy động vốn, sản phẩm huy động của ngân
hàng chưa được phong phú đa dạng so với các ngân hàng khác, còn chậm trong việc triển khai các sản phẩm, huy động mới, sản phẩm có tính chât độc quyền của ngân hàng, và cũng chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu mới của khách hàng.
Hai là: Các dịch vụ chưa được đa dạng hoá, đổi mới theo chiều sâu. Một số
mảng dịch vụ cịn thiếu tính liên kết, gây khó khăn cho khách hàng. Phí dịch vụ của ngân hàng cịn cao. Cơng tác Marketing còn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng chưa hoàn thiện.
Ba là: Trong thời gian qua tình hình kinh tế bất ổn, bất động sản đóng băng,
nợ xấu của các ngân hàng tăng cao... Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế mà thơng qua đó tác động tiêu cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm đặc biệt là du lịch, mua sắm … phần nào đã làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới, đã tạo nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Song bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải đối phó với khơng ít các thách thức, sự gia nhập của các tổ chức tài chính- ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, sự ra đời và nhập cuộc của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, q trình mở rộng của các ngân hàng trong nước, một phần tạo sự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam, nhưng mặt khác tạo ra sự cạnh tranh sâu sắc giữa các ngân hàng, nguồn vốn trong xã hội bị chia sẻ, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào những ngân hàng có uy tín, có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, có cơng nghệ hiện đại… và tất yếu sẽ xảy ra tình trạng có ngân hàng phát triển đi lên, và tất nhiên cũng có những ngân hàng bị buộc phải phá sản.