Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán bán sản phẩm vở học sinh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ ngọc hà (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Ngọc Hà, em nhận thấy kế tốn bán hàng tại cơng ty đã đảm bảo các yêu cầu cơ bản mà chuẩn mực và chế độ kế toán quy định, đạt được một số ưu điểm sau:

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế tốn của cơng ty được tổ chức theo mơ hình kế tốn tập trung phù hợp với điều kiện kinh doanh của một doanh nghiệp hạch toán độc lập. Đội ngũ kế tốn của phịng kế tốn nói chung và kế tốn bán sản phẩm vở học sinh nói riêng có trình độ cao, được phân cơng rõ ràng theo từng phần hành kế tốn phù hợp với chun mơn và trình độ của từng kế tốn viên, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi tính tốn và ghi chép. Từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu dễ dàng, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót, cung cấp thơng tin trung thực, chính xác cho nhà quản trị.

Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

Công ty đã thực hiện tốt quy định về hóa đơn, chứng từ ban đầu theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo QĐ 48 – phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa của cơng ty.

Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu: Các chứng từ được sử dụng trong q trình hạch tốn ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Các chứng từ đều được sử dụng cho kế tốn bán sản phẩm vở học sinh nói riêng và kế tốn tại cơng ty nói chung đều đúng biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành (Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001, Phiếu xuất kho mẫu 02- VT, Phiếu thu mẫu số 01-TT…), những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác chứng từ. Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.

Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán

Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 48/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính, các tài khoản kế tốn này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Dựa trên các tài khoản này công ty đã chi tiết thành các tài khoản cấp II phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của giám đốc và các nhà quản trị của công ty. Đối với bán sản phẩm vở học sinh, kế toán mở tài khoản chi tiết thành các tài khoản cấp II như TK 1561, 1111, 1121, 5111, 6321 để theo dõi riêng cho vở học sinh chuyên dùng.

Về sổ kế toán

Hình thức sổ kế tốn đang áp dụng tại Cơng ty là “Nhật ký chung”, hình thức này mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, dễ ghi chép và phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty luôn tuân thủ đúng, đầy đủ các chế độ kế tốn do Bộ Tài Chính quy định, thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với Nhà nước, với cơ quan cấp trên và cơ quan chủ quản.

Công ty sử dụng cả sổ kế toán tổng hợp và chi tiết giúp ghi chép các nghiệp vụ phát sinh được đầy đủ, rõ ràng, đồng thời việc theo dõi, kiểm tra số liệu dễ dàng và thuận lợi. Công ty sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết bán hàng, sổ cái TK 511, TK 131, sổ chi tiết TK 632 để theo dõi cho sản phẩm vở học sinh.

Việc áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai

thường xuyên đã kiểm soát được hàng tồn cả về khối lượng lẫn giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán.

Việc xác định giá vốn sản phẩm vở học sinh theo phương pháp trung bình tháng phù hợp với đặc tính của loại vở học sinh này là giá trị nhỏ, và cho kết quả nhanh chóng, thuận tiện hơn các phương pháp khác.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Nhìn chung, cơng tác kế tốn bán sản phẩm vở học sinh nói riêng và kế tốn nói chung của cơng ty phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu quản lý trên các khía cạnh: Tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế tốn và phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn bán sản phẩm vở học sinh nói riêng của cơng ty vẫn cịn tồn tại một số

Về bộ máy kế toán

Tuy có sự phân cơng phần hành cho mỗi nhân viên kế tốn nhưng chưa có sự thay đổi cơng việc cho mỗi thành viên để nâng cao kinh nghiệm trong nghề kế tốn, kế tốn trưởng cịn kiêm nhiều việc ít nhiều đã làm hạn chế cơng tác tham mưu, phân tích, đề xuất biện pháp cho Ban giám đốc.

Do đội ngũ kế toán phần đơng là nữ, cịn trẻ nên thường xun bị trống một vài người do có việc gia đình xin nghỉ hoặc nghỉ đẻ nên khơng được ổn định, gây khó khăn cho hoạt động của cơng ty và làm tăng chi phí cho cơng ty.

Về chứng từ hạch toán

Việc đối chiếu số liệu trên các chứng từ cịn khó khăn và tốn thời gian, đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc là căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ quan chức năng đến kiểm tra.

Nguyên nhân: Do việc luân chuyển chứng từ rõ ràng nhưng lại không tiến hành phân loại, sắp xếp chứng từ để theo dõi, đối chiếu. Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán sản phẩm vở học sinh phát sinh được kế toán lưu chung thành một tập gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, báo có…

Về tài khoản sử dụng và phương pháp vận dụng

Việc sử dụng hệ thống tài khoản trong kế toán bán hàng theo QĐ 48/BTC là đúng nguyên tắc, tn theo chế độ kế tốn. Cơng ty có chi tiết các tài khoản cấp II như 1561, 1562, 6321, 6322…Tuy nhiên việc chi tiết thành tài khoản cấp II vẫn chưa đủ (ví dụ như tài khoản 156 nên chi tiết thành tài khoản cấp III theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm vở học sinh để tiện cho việc quản lý và theo dõi việc bán từng loại vở học sinh). Hiện nay công ty mới chỉ theo dõi doanh thu của tất cả loại vở học sinh thuộc sản phẩm vở học sinh vào tài khoản 5111, giá vốn theo dõi vào tài khoản 6321 trong khi sản phẩm vở học sinh có rất nhiều loại vở học sinh cần theo dõi chi tiết để biết được mặt hàng nào chiếm ưu thế và cần được sử dụng. Ngồi ra cơng ty chưa sử dụng các tài khoản giảm trừ (TK 521), tài khoản dự phịng (TK 159). Cơng ty chưa sử dụng tài khoản 1592 để lập dự phịng nợ phải thu khó địi: Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và doanh thu bán vở học sinh chuyên dùng của công ty, trong khi thực tế giá trị của các loại sản phẩm vở học sinh có giá trị khơng lớn nhưng khi bán hàng tại cơng ty có nhiều trường hợp khách hàng

chưa thanh toán đủ tiền ngay mà mới thanh toán được một phần của hợp đồng. Mặt khác, khách hàng mua vở học sinh của công ty chủ yếu là các khách lẻ nên quản lý tình hình thanh tốn của khách hàng gặp khó khăn. Doanh thu bán sản phẩm vở học sinh lại là doanh thu chủ yếu của cơng ty nên khoản nợ của những khách hàng khó thu hồi và khơng thu hồi được đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của công ty.

-Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá thì kế tốn trừ ngay vào doanh thu bán hàng nên làm ảnh hưởng tới việc theo dõi doanh thu trong kỳ do đó ảnh hưởng đến doanh thu thuần.

Về sổ kế toán

Cơng ty chưa mở sổ chi tiết bán hàng từng loại sản phẩm vở học sinh để theo dõi riêng mà mới chỉ theo dõi chung tất cả các loại vở học sinh vào sổ chi tiết bán hàng, cũng như chỉ mở sổ cái TK 131 theo dõi chung cho toàn bộ khách hàng mà chưa mở sổ chi tiết thanh toán riêng cho từng khách hàng mua sản phẩm vở học sinh gây khó khăn cho việc theo dõi và thu hồi cơng nợ của công ty.

Về phần mềm kế toán

Hiện nay, công ty mới chỉ áp dụng excel vào trong kế toán bán hàng chứ chưa sử dụng phần mềm kế tốn, điều này làm gia tăng cơng việc cho nhân viên kế toán và hiệu quả công việc bị giảm sút.

Nguyên nhân: Do việc sử dụng phần mềm kế toán hạn chế việc nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và làm tăng tính ỷ lại cho nhân viên nên cơng ty đang cân nhắc có nên sử dụng phần mềm kế tốn hay khơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán bán sản phẩm vở học sinh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ ngọc hà (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)