Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 33 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu của các doanh nghiệp tạ

3.3.3. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Cán bộ hải quan thực hiện kiểm tra kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đồng thời đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng.

Cán bộ hải quan thực hiện:

- Nhập kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào hệ thống.

- Nhập thơng tin chi tiết hàng hóa (với những TK có trị giá) vào hệ thống. - Đối với những lơ hàng có kết quả kiểm tra sai lệch với khai báo tại TK, công chức ghi nhận vào hệ thống để tra cứu thông tin mặt hàng DN đã NK lần đầu hay nhiều lần để xem xét xử lý vi phạm. Đối với các trường hợp bị xử lý vi phạm, cập nhật vi phạm vào Hệ thống.

Bước này do công chức được phân cơng kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Tại Chi cục việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa NK thương mại bao gồm kiểm tra tên hàng, mã số, chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ, sự phù hợp,...Mà mặt hàng NK là các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng khá đa dạng. Một số đối tượng sẽ lợi dụng

sự sơ hở trong cơng tác kiểm tra thực tế hàng hóa của cơng chức hải quan để thực hiện các hành vi gian lận qua trị giá, mã số, xuất xứ... Do vậy, đòi hỏi cán bộ hải

quan thực

hiện cơng tác này phải có trình độ hiểu biết, tinh thần và trách nhiệm cao. Có những trường hợp một số DN khi NK máy móc, thiết bị phải tháo rời từng linh kiện, máy móc, thiết bị làm thủ tục hải quan tại các Chi cục. Điều đó địi hỏi trong cơng tác kiểm tra chi tiết đối với mặt hàng này, cán bộ hải quan buộc phải xác định được các linh kiện, máy móc đã tháo dời đó có đồng bộ, cùng một dây chuyền hay khơng? Đây là một khó khăn rất lớn cho cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội khi thực hiện công tác kiểm tra, bởi trình độ hiểu biết về máy móc, kỹ thuật của cán bộ hải quan cịn yếu.

Một bất cập trong quy trình này đó là khơng tách bạch được sự khác nhau giữa việc kiểm tra thực tế luồng xanh và luồng vàng, cụ thể:

+ Kiểm tra xác suất 10%: Đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế (hồ sơ luồng xanh, vàng) nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

+ Kiểm tra xác suất 5%: Để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số TK thuộc luồng xanh, vàng).

Như vậy, việc kiểm tra thực tế đối với hồ sơ chuyển từ luồng xanh và vàng đều bị áp dụng mức độ kiểm tra là 5% hoặc 10%. Điều đó gây ra sự bất bình trong DN. Cơng tác kiểm tra thực tế hàng hoá xuất NK tại cửa khẩu hiện nay đã được áp dụng bằng kỹ thuật quản lý rủi ro - một phương pháp quản lý hiện đại được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm bãi bỏ kiểm tra tràn lan. Công tác quản lý rủi ro hiện nay Chi cục đang áp dụng vẫn chưa đóng vai trị đáng quan tâm trong hoạt động của mình. Ví dụ, từ năm 2011, Chi cục bắt đầu chương trình quản lý rủi ro:

++Năm 2011, do máy: 3.148 TK, chiếm 10,5% số TK mậu dịch, chiếm 8,9 % tổng số TK, do cán bộ hải quan của chi cục thực hiện là 1.107 TK, chiếm 3,7 % số TK mậu dịch, chiếm 3,1 % tổng số TK. Số TK phát hiện vi phạm là 7

++ Năm 2012 do máy: 3669 TK, chiếm 8,5 % số TK mậu dịch, chiếm 7,4 % tổng số TK, do cán bộ của Chi cục 1239 TK, chiếm 2,8%, chiếm 2,5% tổng số TK. Phát hiện 5 TK có dấu hiệu vi phạm.

Dẫn chứng trên đây cho thấy công tác quản lý rủi ro do máy thực hiện đóng vai trị đáng kể trong cơng tác này nhưng vẫn còn do con người thực hiện còn tỷ trọng lớn, điều này cho thấy chương trình quản lý rủi ro vẫn cịn chưa được hoàn thiện và cần phải được hồn thiện hơn nữa để cơng việc của cán bộ hải quan có thể được giảm bớt hơn nữa và để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục.

Cơng tác kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa NK vẫn được thực hiện hồn tồn thủ cơng, tạo ra kẽ hở khơng nhỏ để các cán bộ hải quan nhũng nhiễu, gây phiền hà, tốn kém thời gian và chi phí của DN hay tạo cơ hội cho DN mua chuộc cán bộ Hải quan. Hiện nay công tác này của Chi cục đã được thực hiện nghiêm túc hơn, ý thức, trách nhiệm và trình độ của các cán bộ hải quan làm công tác đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 33 - 35)