Đánh giá thực trạng các bước trong quy trình thủ tục Hải quan nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng các bước trong quy trình thủ tục Hải quan nhập khẩu

khẩu hàng hóa tại Chi cục

3.4.1. Những thành cơng đạt được

- Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã nghiêm túc tổ chức thực hiện có hiệu quả hướng dẫn thực hiện các quyết định, thơng tư, Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng cục hải quan. Chi cục đã chỉ đạo các Đội thực hiện tốt công tác giám sát quản lý, áp mã, áp thuế, khai báo từ xa; chấn chỉnh các sai sót khi làm thủ tục thơng quan hàng hóa và tạo mơi trường thuận lợi cho các DN. Ngồi ra, Chi cục cịn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ người khai hải quan, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN trong khi làm thủ tục hải quan.

- Việc áp dụng quy trình thủ tục hai quan mới đối với hàng hóa XK, NK thương mại phù hợp với các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Quy trình thủ tục hải quan mới ngắn gọn hơn, khoa học hơn, minh bạch hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ cơng chức hải quan. Quy trình đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, tạo thơng thống mà vẫn chặt chẽ trong quản lý, khắc phục tình trạng hồ sơ phải kiểm tra nhiều lần, giảm thời gian, chi phí làm thủ tục hải quan cho DN, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và tạo thuận lợi cho hoạt động NK.

- Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan từ năm 2006, ngành Hải quan có sự thay đổi về phương pháp quản lý, đó là chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang quản lý hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Chi cục đã được trang bị kỹ năng và thông tin để nhận dạng rủi ro trong thực tế và sơ bộ xác định nguyên nhân của rủi ro xảy ra ở đơn vị mình. Bộ phận đánh giá rủi ro đã bước đầu tổng hợp thông tin xử lý để đưa ra các thông tin cảnh báo về số lần và quy mô và mức độ vi phạm của DN, từ đó ước lượng thiệt hại có thể xảy ra cho từng loại rủi ro.

- Chi cục đã thực hiện tốt công tác giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trị can thiệp của cán bộ cơng chức hải quan trong quá trình làm thủ tục, giúp DN không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh, đặc biệt,

có thể loại trừ tình trạng gây phiền hà sách nhiễu, tạo mơi trường minh bạch, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Chi cục Hải quan và DN.

- Công tác phân luồng hồ sơ được thực hiện bằng hệ thống máy tính nên đã nhanh chóng và khách quan hơn. Cơng tác tham vấn, xác định lại trị giá tính thuế được cải thiện rõ rệt. Ngồi ra, cơng tác khai báo hải quan từ xa đem lại sự thuận lợi cho cả cơng chức hải quan và DN, do đó số lượng DN NK hàng hóa làm thủ tục khai báo hải quan từ xa ngày càng tăng.

+ Với sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Chi cục, sự cố gắng nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ công chức, Chi cục đã không ngừng đổi mới về nhận thức, chính trị, tổ chức cán bộ, quản lý điều hành và phong cách làm việc.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin thành công: Về cơ bản, Tổng cục Hải

quan đã trang bị hệ thống mạng cho cục Hải quan tỉnh và các Chi cục đầy đủ. Chi cục đã triển khai nâng cấp các chương trình phần mềm nghiệp vụ GTT22, KT559, SLXNK, SERVICE truyền nhận quản lý rủi ro; nâng cấp cơ sở dữ liệu các chương trình nghiệp vụ hải quan tại Chi cục, vận hành mạng NET office đáp ứng cho nhu cầu thông tin và bước đầu điều hành công việc qua mạng và đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm quản lý.

+ Thực hiện triển khai thành công “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”:

Số TK thực hiện theo đúng cam kết từ khi thực hiện “tuyên ngôn phục vụ khách hàng” đạt 100% tổng số TK. Cán bộ công chức của Chi cục đều nhận thức đúng đắn về việc thực hiện tuyên ngôn, cố gắng phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt theo nội dung cam kết, chưa có trường hợp nào vi phạm.

3.4.2. Khó khăn tồn tại

Về nghiệp vụ

- Chi cục mới chỉ áp dụng với 4 loại hình là: hàng hố XNK theo hợp đồng mua bán; hàng hóa gia cơng, hàng hóa NK sản xuất XK;hàng hóa XK, NK chuyển cửa khẩu; chưa thực hiện đại trà với tất cả các loại hình như trong quy định tại Thơng tư 196/2012/TT-BTC là các loại hình như đối với hàng hóa của DN chế xuất, hàng hóa NK tạo tài sản cố định,…;

- Cán bộ hải quan phải làm thủ tục hải quan ngay từ bước 1 của quy trình, đơi khi cán bộ phải làm thủ công bởi hệ thống xử lý dũ liệu hải quan vẫn chưa được

hoàn chỉnh, nhưng Tổng cục hải quan trong q trình hồn thiện hệ thống xử lý dữ liệu đã có biện pháp đó là các Chi cục có báo cáo hàng ngày về các vấn đề về sự cố để có thể dần hồn thiện hệ thống.

- Mức độ điện tử hóa và mức độ tự động của hệ thống chưa cao, đôi khi các doanh nghiệp cảm thấy còn phải mất thời gian kiểm tra, đối chiếu hồ sơ như cách làm thủ tục hải quan thơng thường. Bởi ngồi tờ khai hải quan được điện tử hóa, các chứng từ khác được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử; còn lại các chứng từ khác (như: Giấy phép của các bộ ngành; Giấy chứng nhận xuất xứ C/O nhập khẩu; Chứng từ nộp thuế; Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng…) chưa được điện tử hóa.

- Cơng tác kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra giá thuế: Hệ thống máy soi

chưa đáp ứng được yêu cầu, một số đã được sử dụng từ lâu nên không đảm bảo chất lượng cùng tiến độ cơng việc. Hệ thống cân điện tử cịn thiếu, hiện nay Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội chỉ có 02 máy cân điện tử nên không đủ đáp ứng nhu cầu công việc. Tỷ lệ hàng thực kiểm cịn lớn và kiểm hóa thủ cơng tạo ra các kẽ hở để cán bộ công chức hải quan nhũng nhiễu gây phiền hà cho DN; Thời gian thơng quan cịn tương đối dài ở các khâu thông quan như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tính thuế, kiểm tra hàng hóa.

- Cơng tác quản lý rủi ro: Thơng tin thu thập chưa đầy đủ, chất lượng thông

tin cịn hạn chế do đó gây khó khăn cho việc xây dựng hồ sơ quản lý DN. Chi cục chưa chú trọng đến công tác này do vậy thông tin thu thập từ các Đội cịn hạn chế, do đó việc áp dụng và cập nhật tiêu chí phân tích chưa được thường xuyên và hiệu quả. Tuy công tác này đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng kết quả kiểm tra thực tế để phát hiện hàng cấm, hàng lậu vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ các vụ phát hiện được từ việc chuyển sang luồng đỏ cịn thấp.

- Cơng tác phúc tập hồ sơ còn chưa sâu, chưa phát hiện được các sai sót

nhỏ trong khâu thơng quan hàng hóa, nhất là các lô hàng thuộc diện luồng xanh; chưa chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin kiểm tra sau thơng quan; q trình phúc tập hồ sơ vẫn cịn mang tính chất sắp xếp lại hồ sơ là chính.

- Hệ thống văn bản pháp luật về hải quan: Cơng tác tập hợp, rà sốt để loại

hưởng đến thời gian xử lý các khâu nghiệp vụ và hướng dẫn, giải quyết vướng mắc về thủ tục hải quan cho DN. Hệ thống biểu thuế liên tục thay đổi gây khó khăn cho cán bộ trong việc tra cứu, áp mã hàng hoá khi làm thủ tục NK.

- Việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử: Chi cục đã áp dụng rộng rãi làm

thủ tục HQĐT. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện phần mềm thủ tục HQĐT phiên bản 3 còn gặp nhiều khó khăn vì vẫn cịn mới, các cơng chức Hải quan còn chưa sử dụng thành thạo phần mềm này, dẫn đến khó khăn khi làm thủ tục.

- Về cán bộ cơng chức: Một số chưa thực sự chịu khó tự nghiên cứu các văn

bản về nghiệp vụ hải quan cho nên dẫn tới xử lý cơng việc cịn lúng túng, cịn để kéo dài; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ cơng chức nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được u cầu của cơng việc bởi hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, có nhiều hàng hóa ra đời nên việc xem xét hồ sơ hải quan và ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ cịn có hạn chế nhất định; nắm bắt các quy định mới chưa tốt dẫn đến việc khai hồ sơ hải quan thường xảy ra sai sót, các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan còn thiếu; điểm nữa là người khai hải quan vi phạm về thời gian chậm mở TK hải quan do đó kéo dài thời gian làm việc giữa DN và hải quan trong việc thông quan lô hàng. Cán bộ hải quan gặp khó khăn rất lớn trong việc xác định sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị máy móc khi đã tháo rời để NK cả dây chuyền trong khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với mặt hàng này.

Về việc phối hợp với doanh nghiệp

- Việc tự tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan khơng được coi trọng. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật hải quan của các DN chưa cao. Các DN luôn chú trọng đến lợi nhuận, lợi ích kinh tế của mình, dẫn đến tình trạng khai báo man, cố tình tính sai số thuế phải nộp, gian lận thương mại, tìm cách “lách luật” gây nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan. Do vậy, việc phối hợp giữa DN với cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục hải quan chưa thật sự đạt được kết quả tốt, phần lớn do ý thức lảng tránh và có thành kiến khơng tốt với cơ quan hải quan của DN.

- Đối với trường hợp DN mở TK tại đơn vị hải quan khác rồi đến kho hàng khơng kéo dài tại Mỹ Đình để nhận hàng, do không tra cứu được thông tin lô hàng trên hệ thống nghiệp vụ nên việc kiểm tra thơng tin lơ hàng hồn tồn căn cứ vào

TK hải quan do đại diện DN xuất trình, sau đó lưu lại một bản copy TK, đồng thời công chức hải quan giám sát kho phải vào sổ các tiêu chí liên quan đến lơ hàng vừa giải phóng. Điều này gây phiền hà cho DN phải photo tờ khai cịn cơng chức hải quan phải vào sổ thủ cơng, mất thời gian, vừa có thể thiếu chính xác vừa phải lưu trữ nhiều chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập kho, xuất kho.

Các vấn đề khác.

- Việc mua sắm các trang thiết bị, tài sản phục vụ cho công tác nghiệp vụ chưa thực hiện được nên ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Tiến độ xây dựng các cơng trình cịn chậm theo kế hoạch đề ra.

- Một số Đội chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thời gian báo cáo, số liệu báo cáo thiếu chính xác phải chỉnh sửa nhiều lần, mặt khác báo cáo chưa phản ánh sát tình hình, nên ảnh hưởng đến thời gian báo cáo chung của toàn Chi cục và sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo.

- Hệ thống đường truyền dữ liệu mặc dù đã được nâng cấp lên 2Mbps trong Chi cục và 8Mbps lên Cục hải quan thành phố Hà Nội và tổng cục hải quan nhưng như vậy vẫn là chưa đáp ứng yêu cầu khi dữ liệu hải quan trong tình hình kinh tế ngày nay thì khơng thế đáp ứng tốt bởi vẫn cịn tình trạng tắc nghẽn trong quá trình tuyền tải dữ liệu. Nếu để đáp ứng được tốt và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Chi cục thì tốc độ đường truyền dữ liệu phải được nâng cao hơn, bởi nếu khi công nghệ thơng tin phát triển sẽ kéo theo tình trạng phát triển hơn trong mức độ điện tử hóa của ngành hải quan, hạn chế tình trạng cơng nghệ thơng tin hạn chế sự phát triển của sự phát triển của Hải quan điện tử.

3.4.3. Nguyên nhân

- Do trình độ cán bộ cơng chức khơng đồng đều, một số ít cán bộ cơng chức chưa thực sự cố gắng trong việc học tập, nghiên cứu nên chưa nắm chắc các quy định về quản lý hải quan, quản lý thuế dẫn đến giải quyết cơng việc cịn chậm, lúng túng.

- Cơ quan hải quan chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh việc khai báo từ xa của DN. Nhiều DN chưa thực sự nhận thức được lợi ích của chương trình khai báo từ xa đối với việc làm thủ tục hải quan.

- Một số Đội chưa thật sự quan tâm tuyên truyền và chỉ đạo quyết liệt các chính sách, chế độ, các quy định của Nhà nước, của cấp trên.

- Một số lãnh đạo các Đội cịn thụ động, chưa làm tốt cơng tác tham mưu cho Lãnh đạo triển khai nhiệm vụ và giải quyết vụ việc phát sinh.

- Do thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu theo Nghị Quyết 11, nên chưa thực hiện mua sắm các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Hệ thống cơng nghệ thơng tin phục vụ tác nghiệp cịn thiếu đồng bộ. Chất lượng đường truyền của cơ quan hải quan khơng ổn định, chưa có phương án dự phịng khi phát sinh sự cố.

3.4.5. Một số khó khăn trong q trình làm thủ tục NK tại Chi cục Hải quanBắc Hà Nội. Bắc Hà Nội.

3.4.5.1. Vấn đề kiểm tra mã số hàng hóa NK.

Một trong những sai sót, gian lận hay xảy ra đó là khai báo sai về phân loại hàng hóa để hưởng thuế suất thấp, giảm số thuế phải nộp cho nhà nước. Có nhiều mặt hàng khơng thể trực tiếp phân loại được bằng thủ cơng mà phải qua phân tích phân loại bằng các thiết bị kỹ thuật mới xác định đủ căn cứ để thực hiện như mặt hàng vải, hóa chất, thép hợp kim… Đối với những loại hàng hóa này thì cơ quan hải quan thực hiện trưng cầu phân tích phân loại tại các trung tâm phân tích phân loại của ngành để xác định mã số, thuế suất hàng hóa XNK việc này ảnh hưởng đến thời gian thơng quan hàng hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu phân tích phân loại áp dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro do đó để đảm bảo việc kiểm tra được chính xác, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa địi hỏi công tác thu thập thông tin thiết lập tiêu chí rủi ro đối với những loại hàng này cần được chú trọng. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Chi cục - Phòng Nghiệp vụ - Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục.

Ví dụ: mặt hàng vải lọc bụi công nghiệp DN khai báo vào mã số 5911400000, thuế suất NK 0%. Sau khi thiết lập tiêu chí rủi ro yêu cầu kiểm tra thực tế lấy mẫu hàng hóa để phân tích phân loại thì Chi cục hải quan cửa khẩu đã thực hiện kiểm tra và kết quả sau khi phân tích mặt hàng này được áp vào mã số 5407710000 thuế suất 12%.

3.4.5.2. Vấn đề kiểm tra thuế suất.

Một trong những loại thuế mới áp dụng đối với hàng hóa NK đó là thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chưa được cụ thể vì biểu thuế suất và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể mã số hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế này. Như mặt hàng túi nilon NK, tuy nhiên việc xác định mặt hàng này có thuộc đối tượng chịu thuế khơng rất khó vì

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)