Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại công ty TNHH DV thép không gỉ arcelormittal việt nam (Trang 63 - 67)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Những kết quả đạt được

Về tổ chức bộ máy kế tốn

Bợ máy kế toán có vai trò quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt là ban giám đốc. Nhằm đảm bảo cho ban lãnh đạo của công ty có được những thông tin chính xác nhất, kịp thời nhất, và phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính kế toán của công ty nhất, để ra được các quyết định nhanh chóng và đúng đắn nhất. Như vậy, có thể nói, bộ máy kế toán đóng một vai trò không thể thiếu trong sự thành công của từng doanh nghiệp.

Ở công ty TNHH DV thép không gỉ ArcelorMittal Việt Nam bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán “tập trung” đã đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất trong công tác kế toán, phát huy hiệu quả của bộ máy kế toán.

Bao gồm 5 thành viên với từng chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá hoàn chỉnh, và gọn nhẹ. Đội ngũ kế toán viên đều là những người có trình độ chuyên môn cao, vững vàng nghiệp vụ, và tư cách đạo đức tốt. Mỗi thành viên trong bộ máy kế toán đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể theo từng phần hành kế toán, đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp hài hòa giữa các phần hành kế toán với nhau và với các bộ phận khác trong công ty trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính kế toán của công ty.

Về tổ chức thực hiện cơng việc kế tốn trên máy tính

Theo đúng quy định của Bợ Tài chính, toàn bộ công việc kế toán trong công ty TNHH DV thép không gỉ ArcelorMittal Việt Nam đều được thực hiện trên phần mềm kế toán Bravo. Bằng việc tin học hóa công tác kế toán, hiệu quả công tác kế toán trong công ty đã được nâng cao rõ rệt: từ việc nhập số liệu vào sổ, tính toán tổng hợp, tra cứu số liệu, hay dò tìm sai sót và sửa chữa cũng đều trở nên cực kỳ đơn giản nhờ những phần mềm tin học này. Điều này vừa giảm thiểu được lượng công việc tính toán đồ sộ mà mỗi kế toán viên phải thực hiện, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, lại giảm áp lực cho lao động kế toán, giúp giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn, khiến thông tin kế toán ngày càng chính xác và hữu ích hơn. Không những thế,

phần mềm kế toán của công ty còn thường xuyên được cập nhật và nâng cấp cho phù hợp với những thay đổi trong chế độ kế toán của nhà nước và những chính sách quản lý của công ty.

Về tổ chức vận dụng chế độ kế toán

Trên cơ sở hướng dẫn của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán trong công ty đều được xây dựng theo phần mềm kế toán máy và đã đăng ký sử dụng đúng theo quy định của Bộ Tài chính về việc đăng ký và sử dụng hóa đơn, chứng từ trong doanh nghiệp. Trên thực tế, mặc dù mẫu chứng từ và sổ sách của công ty có một vài khác biệt so với mẫu do Quyết định 15 đưa ra, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin một cách đầy đủ và cụ thể cho quản lý.

Chứng từ được lập, luân chuyển, kiểm tra theo một quy trình chặt chẽ nhưng không quá rườm rà, vừa đảm bảo tính đúng đắn của từng nghiệp vụ kinh tế, vừa tránh không ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện các hoạt động trong công ty.

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được tổ chức cụ thể dựa theo hướng dẫn trong Quyết định 15 của Bộ Tài chính, đồng thời, các tài khoản đều được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3 cho phù hợp với tính đặc thù của hoạt động sản xuất, cũng như đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, theo dõi của nhà quản lý. Các tài khoản dùng để tập hợp chi phí giá thành đều được chi tiết cụ thể theo từng nội dung chi phí một cách hợp lý, nhằm phụ vụ cho việc tập hợp, phản ánh và theo dõi các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.

Kỳ sản xuất của doanh nghiệp tính theo tháng, bởi vậy các báo cáo tài chính được lập đều đặn mỗi tháng một lần, giúp nhà quản lý cập nhật được nhanh chóng tình hình hoạt động của công ty, từ đó có những quyết định, những điều chỉnh kịp thời đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả.

Về cơng tác kế tốn chi phí sản xuất

 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ gồm toàn bộ chi phí của phôi thép dùng cho sản xuất mà thôi. Điều này là hợp lý vì phôi thép chính là thành phần cơ bản cấu tạo nên thép, chi phí của nó thường chiếm từ 90-95% tổng chi phí sản xuất thép.

Các tài khoản dùng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như TK 152 và TK 621 đều được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 152- Nguyên vật liệu được chi tiết theo từng loại phôi (TK 152110- Phôi inox cuộn: để sản xuất inox cuộn, TK 152120- Phôi inox đốt SD295: để sản xuất inox 430, TK 152130- Phôi inox đốt SD390: để sản xuất inox 441), và TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được chi tiết theo mỗi loại chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất từng loại thép.

Về hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán tập hợp chung cho cả 3 loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức số lượng sản xuất của từng loại. Cách tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp này là hết sức phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty vì cả 3 loại sản phẩm đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền, có cùng một đội ngũ công nhân sản xuất nên ngay từ đầu không thể tách riêng được chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Mặt khác các sản phẩm lại có sự đồng nhất (đều là thép xây dựng) chỉ khác nhau về hình dạng, kích cỡ nên có thể phân bổ theo tiêu thức số lượng, vừa đơn giản, vừa tḥn tiện.

Về hạch tốn chi phí sản xuất chung

Các tài khoản kế toán dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung như TK 152, TK 627 đều được công ty chi tiết thành rất nhiều tài khoản nhỏ, phản ánh cụ thể nội dung của từng khoản mục chi phí phụ liệu, công cụ dụng cụ, vật liệu thay thế,… phát sinh trong quá trình sản xuất, như chi phí mỡ, chi phí dầu BC, chi phí trục cán, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí phụ liệu khác,… Điều này giúp cho các nhà quản lý có thể nhìn thấy được tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất, từ đó có những kế hoạch, phương hướng phù hợp nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi theo hướng có hiệu quả nhất.

Giống như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng không thể tách riêng được cho từng loại sản phẩm được, nên công ty tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ quy trình sản xuất, cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm. Cách làm này vừa phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp, lại vừa có ưu điểm là hợp lý và nhanh gọn.

Về hệ thống sổ sách kế toán

Tuy được lập ra dựa trên những hướng dẫn trong Quyết định 15, nhưng một số sổ sách kế toán của công ty vẫn có mẫu khá phức tạp, tên gọi và mẫu sổ đều khác biệt so với hướng dẫn, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán, và những người bên ngoài không quen với hệ thống sổ sách của công ty. Ví dụ rất rõ là các chứng từ ghi sổ lại được gọi là phiếu hạch toán, mẫu sổ và cách ghi khác lạ, phức tạp và khó hiểu hơn so với mẫu chứng từ ghi sổ hướng dẫn trong quyết định 15.

Tuy quá trình hạch toán trong công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, nhưng kế toán lại không lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Điều này khiến cho việc quản lý các chứng từ ghi sổ (phiếu hạch toán) mất đi sự thuận lợi, chặt chẽ đáng có. Mặt khác, nó cũng khiến cho kế toán thiếu mất khâu đối chiếu tính chính xác của số liệu kế toán giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh, có thể là nguyên nhân của nhiều sai sót không đáng có.

Hầu hết sổ sách, tài liệu kế toán của công ty đều được lưu trữ trên máy tính, vừa thuận tiện cho việc trao đổi, tìm kiếm thông tin, lại gọn nhẹ, tiết kiệm, khiến cho công việc kế toán nhẹ nhàng gấp nhiều lần. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn một nhược điểm cố hữu, đó là có thể bị đe dọa bởi vi-rút máy tính. Nếu bị nhiễm vi rút, toàn bộ hệ thống sổ sách, dữ liệu kế toán được lưu trong bộ nhớ máy tính có thể bị mất hoặc bị phá hủy, sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung của công ty.

Về phương pháp tính giá ngun vật liệu, cơng cụ dụng cụ xuất kho

Nguyên vật liệu (gồm cả nguyên vật liệu chính và các loại vật liệu, phụ tùng khác) và công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sản xuất đều được tính theo giá bình quân gia quyền. Cách tính giá này có ưu điểm chính là đơn giản. Thế nhưng, nó lại có nhược điểm là độ chính xác không cao, việc tính giá cũng như tính toán chi phí, hạch toán giá thành sản phẩm,… đều phải đợi đến cuối tháng, công việc tính toán dồn dập sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như thời hạn của công tác quyết toán, đấy là chưa kể áp lực công việc cao có thể gây ra nhiều sai sót, nhầm lẫn trong công tác kế toán.

Về hạch tốn chi tiết ngun vật liệu

Cơng ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song, về nguyên tắc thì thủ kho và kế toán phải có sự ghi chép song song, kiểm tra đối chiếu thường xuyên lẫn nhau. Nhưng ở công ty TNHH DV thép không gỉ ArcelorMittal Việt Nam, bộ phận sản xuất chỉ cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, chủ động đưa phôi vào sản xuất, còn việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu số liệu về lượng phôi xuất chỉ được thực hiện bởi thủ kho và nhân viên thống kê của bộ phận sản xuất vào cuối tháng mà thôi. Như vậy, kế toán không có sự theo dõi, ghi chép thường xuyên cụ thể về lượng phôi xuất đưa vào sản xuất trong tháng.

Về hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Hiện nay, chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH DV thép không gỉ ArcelorMittal Việt Nam bao gồm chi phí tiền lương, thưởng, BHXH của toàn bộ cán bộ, công nhân khối sản xuất, như vậy là bao gồm cả bộ phận trực tiếp sản xuất và những bộ phận không trực tiếp sản xuất. Cách phân loại này là không theo đúng với quy định của chế độ, bởi vậy sẽ không thấy được sự đóng góp của từng bộ phận nhân công vào giá thành sản phẩm cũng như tỷ trọng từng các loại chi phí trong giá thành sản phẩm, và do đó, còn có thể dẫn tới những quyết định không đúng đắn của ban giám đớc.

Về hạch tốn chi phí sản xuất chung

Hàng năm, công ty luôn tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất. Chi phí cho việc sửa chữa này thường rất lớn, thời gian sửa chữa kéo dài (khoảng từ 10-15 ngày), đồng thời trong kỳ đó, do phải ngừng sản xuất, nên sản lượng tiêu thụ của công ty cũng giảm mạnh. Thế nhưng, kế toán không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm để định kỳ phân bổ vào chi phí sản xuất chung mà lại hạch toán luôn chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất của kỳ đó, dẫn tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ đó bị tăng cao đột biến, cộng với việc doanh thu giảm mạnh, sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thép tại công ty TNHH DV thép không gỉ arcelormittal việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)