.Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoàng gia việt nam (Trang 25 - 27)

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhưng đối với mặt hàng gỗ Trung Quốc trong những năm 2009 là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 sau Mỹ, EU, Nhật Bản, nhưng đến năm 2012 Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau Mỹ. Thị trường Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu gỗ lớn trên thế giới, nên khi mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn. Cho dù vậy các doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức cải thiện chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu, gia tăng quy mô xuất khẩu, tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh so với giai đoạn trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào Trung Quốc đạt 1941 triệu USD. Với riêng năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt 715 triệu USD góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, khiến cho mặt hàng này vươn lên vị trí thứ 5 trong bảng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Như vậy tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ góp phần khơng nhỏ vào việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc trong những năm qua tăng với tốc độ khơng ổn định và có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây. Năm 2010 tốc độ tăng cao nhất là 105,1%, nhưng giảm dần qua các năm, đến năm 2012 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 12,7% và đến năm 2013 này tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh.

Như vậy về kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gần đây ta có thể thấy rằng: Trong những năm trước kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có kết quả khơng mấy khả quan kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm, nhưng đến năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu có vẻ khả quan hơn trong 3 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường Trung Quốc đã đạt 185 triệu USD. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và mặt hàng đồ gỗ tăng nhưng về chất lượng của xuất khẩu vẫn chưa được bền vững, vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trên thị trường và nhất là sức cạnh tranh còn kém so với hàng của Trung Quốc.

2.1.1.2. Mặt hàng

Chủng loại: Mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam rất đa dạng phong phú ngày

càng phát triển kết hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa… hay làm khung có bọc vải, da hoặc các vật liệu khác. Nhưng mặt hàng đồ gỗ nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì chỉ tập trung vào gỗ qua sơ chế và hàng mộc tức hàng nội thất được xử lý, chạm trổ như hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng nội thất được xử lý, chạm trổ như hàng thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của các làng nghề truyền thống tập trung ở các tỉnh phía Bắc, các sản phẩm phù hợp với văn hóa của người Trung Quốc.

Mẫu mã: Mẫu mã sản phẩm của chúng ta ngày càng được nâng cao, cải

tiến, mang tính thực tế phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân nước xuất khẩu. Tuy nhiên mẫu mã so với các nước khác vẫn còn nghèo nàn, bắt cịn bắt chước mẫu hàng hóa của Trung Quốc,chưa có được nét đặc trưng riêng nên chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường Trung Quốc.

Chất lượng: Chất lượng hàng hóa ngày càng tăng cao nên mặt hàng đồ gỗ

của Việt Nam đã có mặt trên 120 thị trường trên thế giới, cịn ở thị trường Trung Quốc thì thị phần vẫn chiếm tương đối nhỏ. Các cơ sở chế biến được đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại vào các cơng đoạn sấy gỗ, hồn thiện bề mặt sản phẩm…Điều này làm cho sản phẩm của chúng ta ngày càng được nâng cao về chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính. Tuy nhiên thực tế vẫn cịn tồn tại các sản phẩm kém chất lượng, gây mất uy tín của đồ gỗ Việt Nam

Giá cả: Đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có

giá cả thường thấp hơn mặt hàng đồ gỗ ở Trung Quốc, nhưng có một số mặt hàng lại có giá cả cao hơn làm giảm kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng.

Như vậy, trong những năm qua chất lượng mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có sự phát triển khá tốt. Chủng loại của các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được đa dạng, phát triển các sản phẩm tinh chế, mang lại giá trị gia tăng cao. Chất lượng các sản phẩm gỗ cũng đã được quan tâm hơn, nâng cao chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn gặp phải những hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã và chưa làm nổi bật được nét đặc trưng của gỗ Việt.

2.1.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗsang thị trường Trung Quốc sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoàng gia việt nam (Trang 25 - 27)