.Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoàng gia việt nam (Trang 29 - 34)

2.1.2.2.1.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa của xuất khẩu của doanh nghiệp chính là khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Sự đáp ứng này thể hiện trên các mặt như mẫu mã, kiểu dáng, giá cả, chất lượng sản phẩm…Năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của nước ta tại Trung Quốc đã được nâng lên trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các sản phẩm của chúng ta vẫn cịn có những hạn chế như: mẫu mã chưa đa dạng, chậm cải tiến, nhiều nét tương đồng với Trung Quốc nên chưa khẳng định được vị trí trên thị trường Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh sản phẩm.

2.1.2.2.2.Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố vơ cùng quan trọng, có thể quyết định đến sự thành công hay sự thất bại của doanh nghiệp. Nhân lực cho doanh nghiệp sản xuất gỗ không phải chỉ cần những người thợ khéo tay, tài giỏi, biết sử dụng thành thạo các loại máy móc mà cịn cần đến những người có kỹ năng chuyên mơn về khả năng phân tích thị trường, dự đốn thị trường, tìm kiếm và đàm phán với khách hàng. Nguồn nhân lực của cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam có cả trình độ đại học, cao đẳng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là thợ thủ công. Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm lâu năm, nhưng trong đó vẫn cịn nhiều lao động thủ cơng tay nghê vẫn chưa thành thạo.

2.1.2.2.3.Nguồn vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng đối với bất kể doanh nghiệp nào. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam đều có quy mơ nhỏ, thiếu vốn nên khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa được mở rộng, thiếu hiệu quả. Nhà xưởng, máy móc chưa được đầu tư đúng mức. Thiếu vốn cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đánh mất cơ hội kinh doanh, mất bạn hàng, quy mô

sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không đáp ứng được đơn hàng lớn từ nước ngồi. Cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn về vấn đề vốn dẫn đến hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường còn chậm.

2.1.2.2.4.Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra đồ gỗ xuất khẩu của nước ta chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và rừng trồng. Hiện nay xu hướng nhập khẩu nguyên liệu gỗ ngày càng diễn ra phổ biến vì diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp. Vấn đề nhập khẩu nguyên liệu gỗ còn phụ thuộc và tình hình sản xuất, kinh tế, chính trị của các quốc gia xuất khẩu. Mỗi biến động chính trị đều ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu nguyên liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

2.1.2.2.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật

Các doanh nghiệp đã cố gắng nỗ lực trang bị những máy móc sản xuất hiện đại hơn, rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ ở các cơ sở sản xuất chưa được diễn ra triệt để, thực hiện chưa đồng bộ nên vẫn còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, quy mô xuất khẩu.

2.2. Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thịtrường Trung Quốc của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam trường Trung Quốc của cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam

Bằng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng hợp của đơn vị thực tập qua các phương pháp xử lý số liệu ta có các dữ liệu thứ cấp sau

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gỗ của cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

%Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2,51 3,97 5,1 6,2 Tốc độ tăng % - 58,2 28,5 21,6

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam

Nhìn vào bảng 2.1 ta nhận thấy, từ năm 2009 đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc của công ty cũng đều liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty

sang thị trường Trung Quốc là 2,51 tỷ USD, sang đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,97 triệu USD tăng 58,2% so với năm 2009. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm cũng có xu hướng giảm theo như xu hướng giảm tỷ trọng của cả nước. Đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD, tăng so với năm 2011 là 21,6%. Qua những số liệu trên thì ta thấy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cơng ty sang thị trường Trung Quốc đều có những dấu hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được tốc độ tăng đều đặn mà lại bị thất thường. Cơng ty cần có các biện pháp hiệu quả để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 2.2: Bảng tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Trung Quốc của công ty so với tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của công ty

Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Triệu USD 7,844 11,03 14,78 16,61 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc Triệu USD 2,51 3,97 5,1 6,2 Tỷ trọng % 32 36 34,5 35,2

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty. Năm 2009 tỷ trọng này là 32%, và tăng mạnh trong năm 2009, nhưng năm sau đó thì tỷ trọng lại giảm xuống còn 34,5% và tăng nhẹ vào năm 2012 thành 35,2%. Điều này cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng tỷ trọng này không được giữ vững, tăng giảm thất thường qua các năm.

Cơ cấu mặt hàng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu bao gồm các loại chính sau: đồ gỗ sử dụng trong phòng khách, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng… Sau đây là bảng cơ cấu mặt hàng đồ gỗ của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu mặt hàng đồ gỗ của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 2009 2010 2011 2012 Đồ gỗ sử dụng trong phòng khách 0,97 1,2 1,73 1,91 Đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ 0,51 0,72 0,75 0,93 Đồ gỗ sử dụng trong văn phòng 0,56 1,1 1,95 2,01 Đồ gỗ nội thất khác 0,47 0,95 0,67 1.35

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của cơng ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam

Trong các loại sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc thì đồ gỗ sử dụng trong phịng khách ban đầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của công ty, nhưng khi nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ cao cấp của thị trường Trung Quốc tăng lên lại chủ yếu tập trung vào mặt hàng đồ gỗ sử dụng cho văn phòng như cho phòng họp, phòng làm việc, phòng giám đốc. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sử dụng trong phòng khách là 0,97 triệu USD chiếm 38,6% sau đó kim ngạch liên tục tăng qua các năm, đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 1.91 triệu USD chiếm 30,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ sử dụng trong văn phịng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0,56 triệu USD chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch, đến năm 2012 thì tỷ trong của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu được tăng lên thành 32,4%. Cịn về nhóm mặt hàng đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng dần qua các năm, đến năm 2012 thì kim ngach xuất khẩu mặt hàng này là 0,93 triệu USD. Qua các số liệu thống kê trên đây ta thấy chủng loại mặt hàng của công ty chưa phong phú, chưa mở rộng sang một số mặt hàng mới.

Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của công ty tại Trung Quốc Đơn vị:% Năm Thị trường 2009 2010 2011 2012 Giang Tây 23 27 25 28 Phúc Kiến 21 20 21 22 Vân Nam 42 39 40 35 Khác 14 14 14 15

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty cổ phần Hồng Gia Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng đồ gỗ của công ty mới chỉ xuất sang những tỉnh có biên giới giáp hoặc sát với các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta. Phạm vi phân bố cịn khá nhỏ lẻ so với diện tích 9,6 triệu km2 của Trung Quốc. Thị trường mà công ty xuất khẩu sản phẩm nhiều nhất là thị trường Vân Nam, tiếp đến là tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến. Cơ cấu thị trường thay đổi đáng kể, kim ngạch xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam giảm dần kim ngạch xuất khẩu sang tỉnh Giang Tây tăng đáng kể, còn thị trường tỉnh Phúc Kiến và các tỉnh khác thi tỷ trọng không thay đổi đáng kể. Khi xuất khẩu sang thị trường này, cơng ty có lợi thế về cự li vận chuyển, thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của cơng ty. Đây là những thị trường hết sức tiềm năng, công ty cần khai thác tối đa, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của công ty sang các tỉnh khác.

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.3.1. Thành công

Trong những năm qua, xuất khẩu gỗ và các sản phầm từ gỗ của nước ta phát triển khá mạnh mẽ góp phần tích cực vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Công ty đã từng bước từng bước thâm nhập vào thị trường của Trung Quốc. Thịi gian vừa qua cơng ty đã đạt được một số thành tựu sau:

- Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ

sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2012 tăng từ 2,51 triệu USD lên 6,2 triệu USD, đây là con số đáng khích lệ với cơng ty. Năm 2011, do chính trị giữa 2 nước bất ổn nên kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độc chậm. Cơ cấu các sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty cũng gia tăng theo hướng đa dạng hóa các sản

phẩm xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng sang một số tỉnh của Trung Quốc. Như vậy kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty đều tăng qua các năm, cơ cấu sản phẩm đa dạng hơn, thị trường được mở rộng hơn phản ảnh sự phát triển về quy mô của ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

- Về chất lượng xuất khẩu: Các sản phẩm qua chế biến đã được chú trọng

xuất khẩu hơn. Doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được với hệ thống kênh phân phối hàng hóa của các đối tác Trung Quốc, và đã bắt đầu có thể xuất khẩu trực tiếp và tại chỗ. Hiện nay doanh nghiệp cũng đã chú trọng hơn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Mẫu mã sản phẩm thì được cải tiến không ngừng, nghiên cứu kỹ thi hiếu của người tiêu dùng trước khi làm sản phẩm để xuất khẩu.

2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoàng gia việt nam (Trang 29 - 34)