2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với HSX
2.4.2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT huyện Lạng Giang với HSX vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục đó là:
Một là, Nguồn vốn huy động trung-dài hạn giảm. Số vốn huy động trung-dài
hạn là nguồn vốn có tính ổn định cao, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng đặc biệt là nhu cầu vay dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn này lại ngày càng giảm sút, điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung-dài hạn của ngân hàng.
Hai là, hình thức cho vay cịn chưa đa dạng. Hiện nay, ở ngân hàng chỉ sử dụng
chủ yếu là cho vay trực tiếp, trong đó cho vay trực tiếp tại ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với hình thức cho vay qua tổ; số lượng tổ được thành lập và số tiền cho vay thơng qua tổ cịn rất hạn chế.
Ba là, DSCV cũng như DNTD mặc dù ở mức khá cao nhưng lại phân bố không
đồng đều; tập trung chủ yếu vào 2 ngành chính đó là nơng-lâm nghiệp và thương mại- dịch vụ. Ngoài ra, DSCV và DNTD trung-dài hạn đối với HSX cịn thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Để HSX có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc là rất cần thiết; bởi vì có đầu tư được máy móc thiết bị hiện đại thì mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; từ đó HSX có khả năng hồn trả nợ vay đúng hạn, tạo được niềm tin đối với ngân hàng và chất lượng tín dụng được nâng cao.
Bốn là, DNTD đối với HSX khơng có TSBĐ chiếm tỷ trọng khá cao và có xu
hướng tăng lên. Điều này sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng, ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro mất vốn nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX khơng tốt. Bên cạnh đó, đối với những món vay có TSBĐ, cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá TSBĐ ở Ngân hàng còn ở mức sơ khai, việc định giá đôi khi được thực hiện một cách chiếu lệ, mang tính thủ tục, định giá giá trị của TSBĐ chưa thật sát với giá trị thực của nó.