Lượng nhập khẩu mặt hàng thép ở nước ta giai đoạn 2008 2012

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel thăng long (Trang 28 - 32)

Đơn vị: nghìn tấn 2008 2009 2010 2011 2012 0 100 200 300 400 500 600

Nguồn: Thống kê hải quan- tổng cục hải quan

Nhìn chung lượng nhập khẩu thép có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 lượng nhập khẩu tăng không đáng kể ( 3%), năm 2010 tăng 10.83%, năm 2011 tăng mạnh lên mức 20.3%. Tuy nhiên năm 2012 lại chỉ tăng 4.2%. Trong thời gian tới, nước ta vẫn có xu hướng nhập khẩu thép bởi đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào thép xây dựng với quy mô vốn phù hợp. Để đầu tư vào sản xuất mặt hàng thép đòi hỏi lượng vốn lớn, cơng nghệ cao, đây là điều khó khăn cho các doanh nghiệp nên việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là một điều tất yếu.

Về xu hướng biến động giá, mức giá của sản phẩm thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào mức giá nhập khẩu. Mức giá nhập khẩu bình qn có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng tương đối cao, năm 2009 tăng 11.56%, năm 2010 tăng 18.1%, năm 2011 tăng 31.73% và năm 2012 tăng 19.68%.

2.1.3 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thép

Hoạt động phát triển thương mại sản phẩm thép chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ các nhân tố khách quan đến các nhân tố chủ quan, từ các nhân tố bên trong hoặc các nhân tố bên ngồi. Có thể khái qt thành một số nhóm nhân tố như: nhóm nhân tố về thị trường, bao gồm nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường, mức giá và sự cạnh tranh trên thị trường; nhóm nhân tố thuộc về năng lực của ngành như năng lực về vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực…; nhóm nhân tố năng lực của ngành có liên quan như ngành giao thông vận tải, ngành thơng tin quảng cáo, tài chính ngân hàng…; nhóm nhân tố thuộc về chính trị pháp luật và các chính sách vĩ mơ của nhà nước. Mỗi nhóm nhân tố có chiều hướng và mức độ tác động riêng tới phát triển thương mại sản phẩm thép. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần lưu ý đến một số nhân tố quan trọng tác động lớn nhất tới phát triển thương mại sản phẩm này đó là: Nhu cầu về mặt

hàng thép đang ngày càng tăng góp phần tăng lượng tiêu thụ tương đối lớn cho cơng ty, các chính sách vĩ mơ của nhà nước bao gồm chính sách thuế nhập khẩu và chính sách tỷ giá cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển thương mại mặt hàng này.

2.1.3.1. Nhu cầu thị trường về mặt hàng thép

Ngày nay thép được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất đến những dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các thiết bị, sản phẩm phục vụ quốc phịng, đóng tàu…. Các sản phẩm thép ngày càng được ưa chuộng bởi nó có hình mẫu đẹp, sáng bóng, nhiều kiểu dáng khác nhau và đặc biệt là độ bền để thay thế các sản phẩm từ nhựa, gỗ hay các chất liệu khác, tạo nên sự sang trọng và an tồn cho sức khỏe. Điều đó khiến cho nhu cầu về sản phẩm thép ngày một tăng cao. Hơn nữa, dân số của nước ta ngày càng tăng, với mức tăng trung bình là 1.31%/năm ở giai đoạn 2000- 2008, giai đoạn từ năm 2008 đến nay là 1,06%. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao với tốc độ tăng trưởng GDP gần 10%. Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa tăng cao, nhu cầu về sản phẩm thép cũng khơng là ngoại lệ.

Đối với VNSteel Thăng Long, nhu cầu tăng lên đã tạo cơ sở cho phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty. Do nhu cầu về thép tăng cao, đã đẩy mạnh lượng tiêu thụ của công ty qua các năm với tốc độ tăng là 5,1% năm 2009, 4,37% năm 2010, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng lượng tiêu thụ của công ty lên tới 9.93% và 13,3% vào năm 2012. Khách hàng của VNSteel Thăng Long chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng và sản phẩm trang trí nội thất và doanh nghiệp xây dựng, khách hàng là những cá nhân người tiêu dùng cịn hạn chế do tính chất của sản phẩm thép mà công ty kinh doanh vẫn chưa phải là những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

2.1.3.2. Các chính sách vĩ mơ của nhà nước - Chính sách thuế nhập khẩu

Từ năm 2009, với tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước khó khăn, các doanh nghiệp nhập khẩu thép nói chung, VNSteel Thăng Long nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp ngành thép trong nước. Ngành thép Việt Nam đã được hưởng lợi từ các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, mà trước hết là chính sách thuế. Chính sách miễn giảm 50% thuế VAT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009 cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó tăng áp lực cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thép trong nước

tăng lên khiến sản lượng tiêu thụ của VNSteel Thăng Long tuy có tăng ( 18,1%) nhưng với tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng của năm 2008( 11,56%), trong khi tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2010 là 31,73%.

Năm 2010, các chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cán thép từ 0% lên 3%…Việc tăng thuế nhập khẩu làm chi phí nhập khẩu mặt hàng thép của VNSteel Thăng Long tăng lên. Điều đó khiến tốc độ tăng lượng nhập khẩu của công ty rất nhỏ, chỉ đạt 1,95% trong khi năm 2009 đạt 8,84% và năm 2008 đạt 8,82%. Hơn nữa do chi phí nhập khẩu tăng cao nên giá bán sản phẩm năm 2009 cũng tăng 18,1% so với năm 2008, năm 2010 tăng mạnh ở mức 31,73% có tác động khơng nhỏ đến doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận của cơng ty. Vì vậy ở năm 2010, tuy doanh thu tiêu thụ của VNSteel Thăng Long tăng 44,82% nhưng phần lớn là do tác động của việc tăng chi phí và giá bán nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giảm từ 1.6% năm 2009 xuống còn 1,5% năm 2010.

Khi Việt Nam thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu một số ngành hàng, trong đó có ngành thép đã tác động không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của VNSteel Thăng Long. Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, đã đồng ý cắt giảm và ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành của hơn 700 dòng thuế liên quan đến mặt hàng sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên WTO. Theo đó, thuế suất bình qn sản phẩm sắt thép giảm từ 17.7% khi gia nhập xuống còn 13%.

Bên cạnh đó những sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN được hưởng mức thuế nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA và ACFTA. Trong khuôn khổ CEPT/AFTA mức thuế suất bình quân đối với các mặt hàng sắt thép cam kết tại thời điểm 1/1/2006 là 3.3%. Mức thuế suất này sẽ được giảm xuống 0% vào năm 2015. Đối với ACFTA, mức thuế nhập khẩu cam kết đối với mặt hàng sắt thép nói chung là 35%, sẽ được giảm xuống 15% vào năm 2015.

Nhìn chung, việc cắt giảm thuế quan theo các cam kết đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép nói chung, VNSteel Thăng Long nói riêng. Điều đó góp phần giảm bớt chi phí nhập khẩu mặt hàng này, từ đó giảm giá bán và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên mức thuế này vẫn tương đối cao, và các chính sách tăng thuế nhập khẩu mặt hàng thép trong giới hạn cam kết khiến doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Chính sách tỷ giá, tín dụng

Nhà nước điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiết kiệm USD đã tạo khả năng giải quyết cung cầu USD, tính thanh khoản ngoại tệ tăng lên, góp phần chống nhập siêu, hạn chế việc găm giữ và đầu cơ USD. Việc điều chỉnh tỷ giá đã giúp tỷ giá chính thức sát với giá thị trường và việc mua bán ngoại tệ minh bạch và lành mạnh hơn. Các doanh nghiệp thuần túy sẽ dễ dàng trong việc mua USD để thanh toán. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá cũng gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng rõ nhất là việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu như VNSteel Thăng Long. Chi phí tăng tất yếu dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên làm giảm lợi nhuận của công ty.

Giai đoạn 2010- 2011, kinh tế nước ta có tỷ lệ lạm phát khá cao (11.75- 18%). Nhà nước đã ban một số chính sách làm giảm lạm phát, trong đó có chính sách tiền tệ thắt chặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty VNSteel Thăng Long. Việc thắt chặt tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%) buộc các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Một cách khác để các ngân hàng xoay sở trong hạn mức tín dụng trên là đưa lãi suất lên cao. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể năm 2010 tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng với tốc độ chậm hơn năm 2009 ở mức trên 3%. Năm 2011, tỷ lệ vốn vay tín dụng ngân hàng của cơng ty giảm xuống 5%, sự tăng lên trong tổng vốn kinh doanh là do vốn doanh nghiệp tự bổ sung hoặc vay từ các nguồn khác như nhân viên, các đối tác và người quen…

- Chính sách khác

Vấn đề điều chỉnh tăng giá xăng, giá điện đã tác động đến doanh nghiệp ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Việc tăng giá điện, giá xăng đã làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với VNSteel Thăng Long – hoạt động kinh doanh liên quan nhiều đến vấn đề kho vận. Ngồi ra, việc cắt giảm đầu tư cơng là giải pháp cần thiết để giảm bội chi ngân sách nhà nước nhằm bảo bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc cắt giảm đầu tư công cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp, những doanh nghiệp nhỏ và vừa. VNSteel Thăng Long đã phải giảm bán kính vận chuyển miễn phí cho khách hàng trong vịng bán kính từ 25km xuống còn 20km, thực hiện tiết kiệm việc sử dụng xe công cho các cán bộ quản lý, chỉ sử dụng cho những trường hợp cần thiết…

2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của VNSteelThăng Long Thăng Long

2.2.1. Phát triển thương mại về quy mô

Để xem xét quy mô phát triển thương mại, chúng ta dựa vào tốc độ tăng trưởng thị phần, sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ.

2.2.1.1. Thị phần thép của VNSteel Thăng Long

Năm 2012 do tình hình khó khăn về kinh tế nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh sản phẩm thép đã giảm sản lượng và thu hẹp thị trường. Đây là cơ hội để VNSteel Thăng Long gia tăng thị phần của mình trên thị trường. Do đó, năm 2012 thị phần thép của VNSteel Thăng Long là 37,2% cao nhất cả nước. Tiếp theo là thị phần của Tôn Hoa Sen và Công ty TNHH Posvina,…

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty VNSteel thăng long (Trang 28 - 32)