5. Phục vụ khách ăn uống
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh là vấn đề xã hội đang rất quan tâm quan tâm, đặc biệt đối với các sản phẩm ăn uống là những thứ được đưa trực tiếp vào cơ thể người. Do vậy, trong quá trình cung ứng, sản phẩm ăn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn từ khâu nhập nguyên liệu đến quy trình chế biến, cung ứng sản phẩm ăn uống cho khách hàng và quy trình xử lý chất thải từ quá trình chế biến sản phẩm ăn uống. Thực tế, vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà khách được khách hàng đánh giá trên mức trông đợi, do vậy, nhà khách cần phải tiếp tục duy trì và tăng mức tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hơn nữa để đẩm bảo tốt nhât sức khỏe khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của nhà khách và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Sử dựng nguyên liệu đầu vào ổn định, đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng tiêu dùng của khách hàng từ các nhà cung ứng uy tín, đáng tin cậy. Kiểm tra thời hạn sử dụng, đem bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của từng loại nguyên liệu.
- Dụng cụ chế biến món ăn phải được giữ gìn, lau chùi sạch sẽ; làm sạch các dụng cụ bằng hóa chất chuyên dụng, đảm bảo rửa sạch và để ráo nước sau đó mới tiếp tục sử dụng. Tránh sử dụng lẫn giữa các dụng cụ chế biến nguyên liệu sống và thành phần.
- Nhân viên tác nghiệp phải ý thức rõ vai trị của mình và hiểu biết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đúng nội quy của nhà khách về các tiêu chuẩn phục vụ như: tóc, móng tay, trang phục… để đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.
- Trưởng bộ phận bếp kiểm tra , giám sát chặt chẽ hơn nữa quá trình sơ chế, chế biến món ăn đồ uống, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định.
- Sản phẩm ăn uống phải đảm bảo giá trị cảm quan và chất lượng. Với các món ăn cần chế biến trước giờ khách đến phải có các thiết bị bảo quản và giữ nhiệt món ăn. Với đồ ăn thừa cần có các hệ thống xử lý rác thải tránh gây mùi và ô nhiễm khu vực bếp, giải quyết hệ thống nước thải từ q trình chế biến món ăn.