Nguồn nội bộ:
- Đối với vị trí các công việc cao cấp: thường trung tâm sử dụng thuyên chuyển nội bộ. Trung tâm xây dựng kế hoạch kế thừa nhân sự, khi các vị trí chủ chốt thiếu vắng thì đội ngũ kế thừa sẽ được thay thế nhằm đảm bảo trung tâm luôn có đủ người để thực hiện công việc.
- Đối với các vị trí khác: trung tâm sử dụng phương pháp niêm yết chỗ làm còn trống để mọi người trong trung tâm nộp đơn xin việc. Trung tâm sẽ đăng tin tuyển dụng lên website của trung tâm.
Nguồn bên ngoài:
- Sinh viên thực tập được giữ lại: các sinh viên thực tập tại trung tâm được trung tâm đánh giá thái độ và quá trình thực tập. Nếu nhận thấy sinh viên có thái độ làm việc tốt, có kiến thức sẽ được trung tâm giữ lại làm việc. Đây chính là chính sách nhằm khuyến khích sinh viên thực tập nỗ lực làm việc và giúp trung tâm nhận ra tiềm năng phát triển của sinh viên thông qua quá trình thực tập.
- Học viên của trung tâm: các học viên tham gia các khóa học dài hạn của trung tâm thì lấy chứng chỉ nếu đạt được thành tích xuất sắc có thể ở lại trung tâm làm việc.
- Bạn bè, người thân giới thiệu: những nhân viên làm việc tại trung tâm hiễu rõ về môi trường làm việc tại trung tâm và họ cũng biết bạn bè, người thân của họ đang cần việc và cần có những điều kiện gì để thực hiện công việc. Từ đó họ sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ biết về công việc tuyển dụng tại trung tâm.
- Ứng viên tự do: các ứng viên sau khi biết được thông tin tuyển dụng từ trung tâm đến nộp đơn xin việc. Đối tượng này đa dạng và phong phú, họ có thể là những sinh viên vừa mới tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, các nhân viên ở các hãng khác, những người thất nghiệp. Hiện nay có rất nhiều kênh tuyển dụng như: đến các trường đại học, cao đẳng, báo, tạp chí, radio, internet, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm…
Lĩnh vực kinh doanh của trung tâm chủ yếu là trên internet nên kênh tuyển dụng chủ đạo của trung tâm là các forum, facebook… Vì các kênh này có số lượng người dùng lớn và chi phí rẽ.
Ngoài ra các ứng viên còn có thể xem thông tin tuyển dụng của trung tâm tại website: www.athena.edu.vn.
Các kênh tuyển dụng khác của trung tâm:
- Báo, tạp chí: tạp chí tin học đời sống, báo tuổi trẻ…
- Đến các trường đại học, cao đẳng tuyển dụng: Nhận thức được tầm quan trọng của việc có được nguồn nhân lực tốt, trung tâm đã chủ động tìm kiếm những ứng viên xuất sắc, tài năng từ các trường đại học, cao đẳng, hạn chế trường hợp những ứng viên suất sắc rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Hội trợ việc làm: tại đây ứng viên được gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp. Hội chợ việc làm là chiếc cầu nối cho cung cầu lao động trực tiếp gặp nhau. Trong một thời gian ngắn ứng viên có thể biết được mình có được tuyển hay không. 2.3.5 Tiếp nhận và xem sét hồ sơ xin việc:
Một bộ hồ sơ xin việc bao gồm: Giấy chứng minh nhân dân photo, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND hoặc phường nơi cư trú, các giấy tờ và văn bằng liên quan, 2 ảnh chụp 3x4 không quá 6 tháng.
Ứng viên nộp hồ sơ theo mẫu của trung tâm thiết kế trực tiếp tại trung tâm. Địa chỉ: 2 Bis, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, Quận 1.
92 đường Nguyễn Đình Chiễu, phường Đa Kao, Quận 1.
Xem xét hồ sơ: Những thông tin ứng viên điền, trung tâm sẽ so sánh với bảng mô tả công việc để xem các tiêu chuẩn của ứng viên có phù hợp với yêu cầu của trung tâm không. Điều này không phải là đơn giản vì các ứng viên thường nói về mình với khía cạnh hào quang, tích cực, hoặc không thực tế…
Về hình thức của đơn xin việc như trình bày sạch sẽ, rõ ràng, có logic, chữ viết, cách sử dụng từ, cách hành văn…về nội dung của đơn xin tuyển dụng, ta có thể phân tách kỹ xem ứng viên đạt được mức độ tiêu chuẩn gần nhất với công việc. Đó là các tiêu chuẩn trình độ học vấn, trình độ chuyên môn hay kỷ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính…
Tích cực: Đơn xin việc được xem xét kỹ lưỡng.
Hạn chế: Chưa đưa ra các tiêu chí đo lường cụ thể, các tiêu chí mang tính định tính hơn định lượng.
2.3.6 Phỏng vấn:
Trung tâm thực hiện 2 đợt phỏng vấn, phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu.
Sau khi xem xét hồ sơ xin việc, những hồ sơ được chọn sẽ được phỏng vấn sơ bộ. Để có được buổi phỏng vấn thành công, người phỏng vấn cần chuẩn bị chu đáo mọi thứ như trang phục, thái độ cởi mỡ,… tạo cho ứng viên cảm giác thoãi mái,…
Buổi gặp mặt đầu tiên người phỏng vấn là hình ảnh đại diện cho trung tâm, nếu người phỏng vấn ăn mặt luộm thuộm, hoặc kiến thức chưa vững ứng viên sẽ đánh giá thấp trung tâm.
• Trong buổi phỏng vấn sơ bộ, chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu thái độ, tính cách, xem ứng viên có phù hợp với văn hóa của trung tâm không.
Để tạo sự thoải mái cho buổi phỏng vấn trung tâm sắp xếp bàn ghế như cuộc trò chuyện. Bàn có thể là hình tròn và người phỏng vấn có thể ngồi gần ứng
viên (cùng giới) tạo không khí cho buổi phỏng vấn thân mật để ứng viên được tự nhiên, bộc lộ tính cách thật của mình.
Tích cực:
Bầu không khí buổi phỏng vấn thoải mái, ứng viên dễ dàng chia sẽ, nói ra sự thật.
Hạn chế:
Chỉ có một chuyên viên nhân sự trong buổi phỏng vấn, việc đánh giá ứng viên đôi khi không khách quan, sự đánh giá theo cảm tính của chuyên viên nhân sự.
Chưa có bảng điểm đánh giá được xây dựng trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
• Trong buổi phỏng vấn sau gồm có chuyên viên nhân sự và một trưởng bộ phận. Trong buổi phỏng vấn này chủ yếu trưởng bộ phận phụ trách để hỏi ứng viên về kiến thức, kỷ năng chuyên môn.
Tích cực:
Để cho ứng viên lẫn cấp chỉ huy trong tương lai có việc gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau.
Đánh giá một cách trực tiếp tài năng, óc thông minh cũng như tâm lý của ứng viên như ý chí, nghị lực, mức độ thích nghi với hoàn cảnh, trí phán đoán, óc suy luận, trí tưởng tượng, tình cảm, tham vọng.
Hạn chế:
Trưởng bộ phận giỏi về chuyên môn nhưng chưa được đào tạo nhiều về phỏng vấn nên dễ mắc phải một số sai lầm nhỏ trong buổi phỏng vấn như phán đoán quá sớm, phỏng vấn thiếu mục tiêu,…