Tiềm năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh từ liêm (Trang 51 - 52)

Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được lưu hành trên tồn cầu và rất phổ biến ở các nước ngay từ những năm 1970. Tại Việt Nam, hoạt động thanh toán thẻ lần đầu tiên được triển khai vào năm 1990 do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện. Tiếp sau đó là 3 ngân hàng thương mại khác là Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng FistVina. Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam có sự phát triển đáng kể:

Theo số liệu của CTCP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 11.000 máy ATM, 42.000 điểm chấp nhận thẻ (POS); hơn 40 ngân hàng phát hành thẻ, với trên 27 triệu thẻ thanh tốn được phát hành. Chủ thẻ có thể sử dụng mạng lưới ATM/POS rộng khắp của tất cả ngân hàng, thay vì chỉ được thực hiện giao dịch tại các máy ATM/POS của một số ngân hàng nào đó trong nội bộ hệ thống của mình. 3 hệ thống xử lý giao dịch thẻ lớn nhất là Banknetvn, Smartlink và VNBC đã được kết nối liên thơng, hình thành một mạng lưới thanh tốn gồm 42 ngân hàng thành viên, hơn 8.000 máy ATM, chiếm khoảng 90% số máy ATM hiện có trên thị trường.

Tốc độ phát triển và tiềm năng của thị trường thẻ được đánh giá rất cao. AGRIBANK hiện có hơn 4 triệu thẻ ghi nợ nội địa, Agribank có 3 triệu tài khoản thẻ. Chỉ với số dư tối thiểu của thẻ 50.000 đồng, các ngân hàng này đã huy động được nguồn vốn rất lớn và rất rẻ qua dịch vụ thẻ.

Tuy vậy, lượng thẻ mà các ngân hàng phát hành ra thị trường ngày một nhiều, nhưng kết quả thu về chưa được như mong muốn. Theo kết quả khảo sát của Cơng ty Nielsen Việt Nam, có đến 23% khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ và 1% sử dụng thẻ tín dụng, trong khi 100% là biết về thẻ ATM. Khảo sát này cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ là chưa cao.

Hiện dịch vụ ATM chủ yếu phục vụ các giao dịch rút tiền mặt. Do đó, để giảm lượng thanh tốn bằng tiền mặt trong lưu thơng, cần thiết phải phát triển rộng rãi POS. Đồng thời, bổ sung các tính năng mới cho sản phẩm hiện tại nhằm gia tăng dịch vụ cho chủ thẻ và mở rộng phạm vi thanh toán thẻ tới các lĩnh vực: thanh toán tại trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, bệnh viện; thanh toán tiền taxi, xe bus; các dịch vụ công cộng khác...

Như vậy thị trường thẻ hiện nay đang trong giai đoạn sơ khai, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho các nhà cung ứng dịch vụ thẻ. Có thể nói trong tương lai, với mơi trường xã hội, pháp lý ổn định và phát triển sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy q trình phát triển dịch vụ thẻ, phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ sẽ ngày càng được mở rộng, công nghệ thẻ sẽ phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Điều đó có nghĩa là dịch vụ thương mại điện tử đã phát triển và thẻ chính là phương tiện thanh tốn thuận lợi nhất trong loại hình giao dịch này.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh từ liêm (Trang 51 - 52)