Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

huyện Hiệp Hòa

3.2.1 Phân loại hộ nghèo để cho vay đúng đối tượng

Để dự án tín dụng có hiệu quả, đảm bảo sự giám sát của xã hội, của cộng đồng, đúng với mục tiêu của dự án việc điều tra, phân loại hộ nghèo tại các địa phương của xã, huyện nói chung và của huyện Hiệp Hịa nói riêng là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều tra phân loại rõ từng nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ để có những biện pháp phù hợp, cụ thể những hộ nghèo khơng có sức lao động do tàn tật, già cả, neo đơn... phải dùng những biện pháp hỗ trợ khác không thể dùng phương pháp tiếp cận bằng vốn tín dụng được. Vì vậy, hộ thuộc diện nghèo khơng có nghĩa với việc nhất thiết phải được cung cấp vốn tín dụng.

Hộ nghèo muốn được vay vốn phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, nghĩa là: hộ nghèo phải có sức lao động, có tư liệu sản xuất, có kỹ năng lao động... kết hợp với vốn vay để tạo ra sản phẩm, cải thiện được cuộc sống của chính họ. Việc phân loại đúng đối tượng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng phù hợp với mục đích là vốn đến đúng đối tượng và khơng lấn sân sang các đối tượng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Triển khai thực hiện để đưa vốn tín dụng đến tận tay người nghèo, đến đối tượng chính sách khác; tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo, lồng ghép tín dụng với các hoạt động khác trong chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo nhằm giúp hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả.

3.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ và chất lượng tín dụng.

Các cán bộ nghiệp vụ tại cơ quan cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Phải có kiến thức trình độ nghiệp vụ cơ bản: Cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệp vụ toàn diện về cho vay nói chung và cho vay đối với hộ nghèo nói riêng một cách chính quy ở trình độ đại học. Trong q trình làm việc cán bộ nghiệp vụ tín dụng cần phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu học tập, nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức phục vụ cho chuyên mơn của mình.

- Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bộ làm tín dụng nhất là cho vay đối với hộ nghèo cần phải có đạo đức tốt, chịu khó và phải coi sự nghiệp và lợi ích của xã hội lên trước.

- Mặt khác, động viên khen thưởng kịp thời đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, đồng thời kiên quyết xử lý mạnh những cán bộ tiêu cực, có hành động sách nhiễu gây khó khăn đối , hợp tác xã, chủ trang trại hay bà con nông dân.

3.2.3 Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho hộ nghèo.

Khuyến khích đầu tư vốn và kỹ thuật để họ tự lực vươn lên, nhận thức được rằng khơng ai có thể cứu được mình nếu như chính mình khơng tự cứu; sự hỗ trợ của Nhà nước và của cả cộng đồng sẽ khơng có hiệu quả nếu như chính bản thân và gia đình của mình khơng chịu khó làm ăn, khơng biết chắt chiu lo toan cuộc sống của chính mình và phải thấm thía một điều là đói nghèo khơng phải là điều đáng vinh dự, cầm sổ đói nghèo trong tay khơng có gì đáng tự hào mà phải cố gắng trả nhanh sổ đói nghèo mới là việc làm tốt, có ý nghĩa trong cuộc sống và thực sự đáng tự hào. Bởi vì, nếu gia đình mình mà vượt qua đói nghèo chính là đã góp phần làm tăng thu nhập xố được đói nghèo và làm cho đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền vận động trong mọi tầng lớp dân cư về việc xố đói giảm nghèo làm cho cơng tác xố đói giảm nghèo trở thành một phong trào quần chúng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, giúp nhau về vật chất và cả kinh nghiệm tổ chức cuộc sống, xây dựng tình làng nghĩa xóm, lấy đó làm tiêu chuẩn để đánh giá việc xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

3.2.4 Giải pháp đối với hộ nghèo

Khi đã được nhận món vay, hộ nghèo phải nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mơ hình sản xuất, chăn ni mới, đã từng thành công và được nhân rộng ngay tại địa phương, nghiên cứu áp dụng vào với những điều kiện của mình để tìm ra hướng sử dụng món vay thích hợp và sao cho món vay đem lại hiệu quả cao nhất.

Hộ nghèo phải sử dụng món vay đúng mục đích. Các món vay cung cấp cho hộ thu nhập thấp hiện này chủ yếu là các món vay sản xuất, cịn chưa cung cấp các món vay tiêu dùng. Hộ nghèo khơng được sử dụng món vay vào các mục đích khác, như vậy sẽ làm giảm rất lớn tính hiệu quả của các món vay.

Hộ nghèo phải dành một phần hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay vào việc sử dụng vốn vay vào việc tái sản xuất, tiết kiệm và trả nợ ngân hàng.Tránh trường hợp rủi ro khi đến hạn trả nợ khơng có khả năng thanh tốn số nợ gốc và lãi. Điều này sẽ tăng uy tín của đối tượng khách hàng hộ nghèo với ngân hàng và cũng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro.

Như vậy với sự cố gắng nỗ lực của cả ba bên: UBND huyện, các tổ chức đồn thể và hộ nghèo thì hoạt động mở rộng cho vay đến hộ nghèo nói riêng và cơng cuộc xố đói giảm nghèo nói chung ở huyện Hiệp Hồ nhất định sẽ thành cơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)