Chương 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá thực trạng việc đối phó với hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng thủ
hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
3.4.1. Thành cơng.
Qua q trình nghiên cứu về thực trạng các rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng TCMN và khả năng đáp ứng của cơng ty đối với những rào cản đó nhằm thúc đẩy xuất khẩu, ta có thể nhận thấy một số thành cơng mà công ty đã đạt được như:
- Thứ nhất: Cơng ty ln nỗ lực hết mình để hồn thiện khả năng đáp ứng những yêu cầu về quy định kỹ thuật như đảm bảo tuân thủ hoàn toàn quy định SA 8000, định hướng tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 tiến đến được công nhận những tiêu chuẩn này; đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về hóa chất của nhà nhập khẩu theo luật REACH.
- Thứ hai: Công ty đã tạo dựng được niềm tin trong mắt bạn hàng, xây dựng được mối quan hệ lâu dài trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN nói chung và hàng mây tre đan nói riêng - một lĩnh vực được coi là hấp dẫn mà cũng khốc liệt nhất hiện nay.
- Thứ ba: Cơng ty góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong các thôn xã trong lúc nông nhàn, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhiều gia đình và đồng thời góp phần thực hiện chủ trương xố đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ở nông thôn.
3.4.2. Hạn chế.
- Thứ nhất, về vấn đề nắm bắt thông tin.
Hoạt động tìm hiểu thơng tin về những rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của cơng ty cịn chưa tốt, chủ yếu là do các đối tác cung cấp nên trong nhiều trường hợp dẫn đến bị động, gây khó khăn trong q trình chuẩn bị, sản xuất dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu.
- Thứ hai, về vấn đề đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Trong một số trường hợp hàm lượng Formadehyle trong keo ép để thực hiện nhúng keo sản phẩm vượt quá so với quy định của luật REACH nên công ty phải loại bớt một số mặt hàng ra khỏi danh mục xuất khẩu sang EU như giỏ đựng hoa quả, thức ăn và đơi khi cịn bị khách hàng phàn nàn về vấn đề này.
Hiện cơng ty chưa có 2 chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000 nên việc mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn và khơng ký được những đơn đặt hàng lớn.
- Thứ ba, về vấn đề nhân lực có chun mơn về các vấn đề thuộc rào cản kỹ thuật.
Nguồn nhân lực làm trong bộ phận xuất khẩu đều có trình độ đại học, có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, tuy nhiên lại không chuyên sâu vào mảng vượt rào cản kỹ thuật.
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế. - Thứ nhất, về vấn đề nắm bắt thông tin.
Theo khách quan, những quy định, tiêu chuẩn của EU rất phức tạp, lại ngày càng khắt khe và thường xuyên đổi mới gây khó khăn cho cơng ty trong vấn đề nắm bắt thơng tin bên cạnh đó vấn đề rào cản kỹ thuật ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa được nhận thức đúng tầm quan trọng. Theo chủ quan từ phía cơng ty, cơng ty vẫn chưa tích cực, chủ động tìm hiểu về những rào cản kỹ thuật này tại nhiều nguồn khác nhau.
- Thứ hai, về vấn đề đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Do là một doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn lực của cơng ty có hạn trong khi đó việc sử dụng các hóa chất đảm bảo theo quy định của REACH có giấy chứng nhận Test và đã được chứng nhận địi hỏi chi phí cao, chi phí đầu tư để có giấy chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000 cũng cao, quy trình, thủ tục lại phức tạp nên hiện tại cơng ty chưa thể đáp ứng được.
- Thứ ba, về vấn đề nhân lực có chun mơn về các vấn đề thuộc rào cản kỹ thuật.
Các nhân viên phòng xuất khẩu cũng được tham gia các khóa học ngắn ngày đào tạo về rào cản kỹ thuật tuy nhiên lại khơng có sự chun sâu, tài liệu tham khảo về vấn đề này lại không được phổ biến sâu rộng, thêm nữa sự phức tạp của các rào cản kỹ thuật nên vẫn khiến họ trong nhiều trường hợp vẫn lúng túng với các quy định.
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN.
4.1. Định hướng phát triển cho hoạt động vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU.
4.1.1. Định hướng xu thế phát triển của rào cản kỹ thuật thị trường EU.
Trong những năm gần đây, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, EU là một trong ba thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm: EU, Mỹ và Asean, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là rất lớn trong đó có mặt hàng TCMN vậy nên bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong nền kinh tế của EU cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Trong rất nhiều nước, đặc biệt là các nước EU, các lực lượng chính trị, các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thường gây áp lực với Chính Phủ phải bù đắp các khoản giảm sút nguồn thu thuế nhập khẩu, tăng cường bảo hộ do giảm thuế quan bằng việc ban hành các quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động nhập khẩu, chính vì vậy các nước tn thủ chặt chẽ quy định về cắt giảm thuế quan ở mức cao cũng là các nước áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo nhất. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và tình trạng nợ cơng của các nước EU tăng cao năm 2011, khiến tình hình kinh tế của thị trường EU có phần suy giảm, chính phủ các nước này thực hiện nhiều chính sách “ thắt lưng, buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu như giảm lương, sa thải công chức, hạn chế trợ cấp, chính điều này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vốn dĩ trước kia của EU đã khắt khe hiện nay lại càng có lý do để tồn tại và gia tăng, ẩn náu tinh vi ở nhiều hình thức rào cản trong đó được sử dụng nhiều nhất vẫn là các rào cản về kỹ thuật như gia tăng nhiều đòi hỏi về chất lượng, quy trình quản lý, bảo vệ mơi trường, áp dụng hệ thống kiểm sốt hóa chất có trong các sản phẩmnhằm hạn chế nguồn hàng nhập khẩu.
Khi xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật như vậy địi hỏi Chính phủ các quốc gia nhập khẩu cũng như doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và có những biện pháp để
vượt rào cản kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
4.1.2. Định hướng vượt rào cản kỹ thuật cho công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
Thực trạng: Tuy trong một vài năm qua, từ năm 2010 đến 2012, tình hình
kinh tế các nước EU gặp những khó khăn nhất định nhưng đây vẫn là một thị trường lớn, đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam nói chung và cơng ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là thị trường Nhật Bản. Mặt hàng TCMN làm bằng mây tre đan của công ty vẫn được người dân các nước EU khá là ưa chuộng vì thế vấn đề cốt lõi để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này địi hỏi cơng ty phải có những chiến lược thích hợp để đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ thuật của các quốc gia này. Phương hướng: Như đã phân tích ở trên thì cơng ty cần phải đề ra một chiến
lược cụ thể và mang tính định hướng để có thể vượt được những rào cản kỹ thuật một cách hiệu quả, cụ thể là: tiếp tục giữ vững mối quan hệ làm ăn bền vững với những khách hàng cũ, thu thập ý kiến phản hồi từ những bạn hàng đó để khắc phục những thiếu sót, khơng để xảy ra tình trạng mất bạn hàng; tích cực tìm hiểu thơng tin về rào cản kỹ thuật thông qua nhiều nguồn khác nhau; tranh thủ sự giúp đỡ từ phía Nhà nước, Hiệp hội làng nghề; hồn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức của cơng ty, tăng cường sự gắn bó giữa lãnh đạo và người lao động để khi xảy ra tình trạng gì thì lãnh đạo có thể biết để kịp thời xử lý; nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ; tăng cường các khóa học chuyên sâu đào tạo về mảng rào cản kỹ thuật cho nhân viên để họ có những xử lý phù hợp cho những tình huống phức tạp hơn.
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm vượt rào cản kỹ thuật cho hàng TCMN sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
4.2.1. Giải pháp cho vấn đề nắm bắt thông tin về các rào cản kỹ thuật của thị trường EU.
Hiện nay, công ty chủ yếu vẫn xuất khẩu dựa theo truyền thống, nghĩa là thực hiện sản xuất theo những đơn đặt hàng sẵn có của khách hàng, nguồn thơng tin về
các tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng cũng do bên khách hàng cung cấp khiến công ty khá bị động, điều này gây cản trở lớn cho việc nhận những đơn đặt hàng lớn của công ty. Với xu thế những rào cản kỹ thuật trong tương lại ngày càng khắt khe và nhiều hơn, ngồi tìm hiểu những rào cản kỹ thuật hiện tại cịn phải dự đốn được xu thế sử dụng chúng của thị trường trong tương lai, điều này địi hỏi cơng ty trong thời gian tới nên chủ động tìm hiểu thêm thông tin về những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Những trang web về hàng rào kỹ thuật của EU: Thứ nhất, vì đạo luật REACH
cịn khá mới mẻ đối với Việt Nam nên những trang web cung cấp thông tin chi tiết về đạo luật này chủ yếu được viết bằng tiếng nước ngồi, địi hỏi cán bộ trong cơng ty cần đầu tư thời gian dịch và tìm hiểu kỹ. Thứ hai, trang web nói về những tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, vì những tiêu chuẩn này cũng khá quen thuộc nên có thể tìm thấy nhiều nguồn thơng tin tư vấn trên nhiều trang web tiếng Việt khác nhau. Thông tin trên những trang web là vô cùng phong phú nhưng nhiều khi cũng không được kiểm chứng nên công ty cần tham khảo tại những trang web uy tín, cần phải có sự chọn lọc và tổng hợp lại thành văn bản, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Các Hiệp hội làng nghề thủ công mỹ nghệ cung cấp: Với tổ chức quy mô như
lớn là một Hiệp hội, sự am hiểu và thơng tin có được về những rào cản kỹ thuật của những Hiệp hội chắc chắn phải phong phú và có chất lượng, cơng ty nên xin gia nhập và chủ động liên hệ với hiệp hội TCMN Việt Nam và thường xuyên cập nhật để nhận được những thơng tin mới nhất.
- Chính phủ Việt Nam cung cấp: Nhà nước cùng với cục xúc tiến thương mại hỗ
trợ thông tin cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật thường xuyên và phổ biến, công ty cũng cần đề cao nguồn cung cấp thơng tin này vì nó đã được kiểm chứng rõ ràng và có uy tín.
- Đối tác nhập khẩu cung cấp: Đây vẫn là một nguồn thơng tin cực kỳ quan trọng
đối với cơng ty vì tuy trong cùng thị trường EU nhưng những quốc gia khác nhau sẽ yêu cầu một mức độ cần phải đáp ứng khác nhau, công ty nên đề nghị các nhà nhập
khẩu cung cấp các thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật cần được đáp ứng sớm nhất có thể để cơng ty chủ động được từ những khâu đầu tiên trong việc sản xuất sản phẩm.
Cơng việc cập nhật tìm kiếm thơng tin này cần được làm thường xuyên, có sự trao đổi giữa lãnh đạo và các nhân viên để kịp thời nhận ra những cơ hội cũng như thách thức của những tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước đối với công ty .
4.2.2. Giải pháp cho vấn đề đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của EU. a. Giải pháp cho vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn REACH.
Công ty nên đưa ra tiêu chí phấn đấu thực hiện việc giảm dần rồi khơng sử dụng những hóa chất bị cấm sử dụng theo quy định của luật hóa chất REACH, việc này đồng nghĩa với việc sử dụng những hóa chất thay thế những hóa chất cũ bị cấm. Những hóa chất bị cấm thường là hóa chất mua được với chi phí thấp, nhưng lại độc hại và không rõ nguồn gốc, công ty nên tìm hiểu về những hóa chất thay thế của những nhà cung cấp có giấy chứng nhận về Test hóa chất tại những cơ quan uy tín, giá cả sẽ cao hơn nhưng sẽ đảm bảo về chất lượng nguồn hàng, có minh chứng về những hóa chất an tồn mà cơng ty sử dụng những nhà nhập khẩu sẽ yên tâm đặt hàng với số lượng lớn, về lâu dài công ty sẽ nâng cao được vị thế của mình trên thị trường, đây cũng là một tài sản vô giá của doanh nghiệp.
b. Giải pháp cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.
Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng hóa của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hóa của doanh nghiệp khơng có giấy chứng nhận này.
Hiện nay khó khăn lớn nhất cho cơng ty để áp dụng và triển khai được hai bộ tiêu chuẩn này chính là thủ tục tham gia khá phức tạp và chi phí cao, vì vậy, cơng ty nên thực hiện công việc xây dựng 2 bộ tiêu chuẩn này theo một quá trình, lần lượt từng bước, yêu cầu sự giúp đỡ, hỗ trợ về thông tin, cách thức thực hiện từ các cơ quan chức năng có liên quan, các hiệp hội. Đầu tiên, phải làm cho toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty thấy rõ được tầm quan trọng của 2 bộ tiêu chuẩn này, thứ nhật là giúp tạo ra một hệ thống quản lý tốt giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện mơi trường sống, sau đó thì đây lại là những chiếc giấy thông hành giúp sản phẩm của công ty dễ dàng lưu thông hơn trên thị trường EU, được khách hàng tin tưởng hơn, chính sự nhận diện ra tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp người lao động trong cơng ty cố gắng để xây dựng. Sau đó, tiến hành lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp để áp dụng, thành lập ban chỉ đạo thực hiện dự án, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp so sánh với tiêu chuẩn xem cịn thiếu sót gì thì cố gắng hồn thiện, bổ sung. Trong q trình xây dựng cơng ty cần cố gắng để nhận được chứng chỉ này, sau khi đã có trong tay 2 bộ chứng chỉ này rồi thì cơng ty vẫn phải duy trì các hoạt động để khơng ngừng cải tiến hệ thống quản trị chất lượng hơn nữa.
4.2.3. Giải pháp cho vấn đề nhân lực có chun mơn về các vấn đề vượt rào cản kỹ thuật.
Trong một tổ chức thì yếu tố quan trọng nhất có lẽ là con người, con người điều khiển và thực hiện mọi hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để cơng ty có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật của EU thì địi hỏi nguồn nhân lực trong cơng ty phải có hiểu biết về vấn đề này, cán bộ xuất nhập khẩu phải có đủ trình độ chun mơn và năng lực để giải quyết vấn đề vượt rào cản kỹ thuật, cơng nhân sản xuất phải có đầy đủ kinh nghiệm để tạo ra được