Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng vốn nhân lực trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ (Trang 26 - 31)

II. Thực trạng vốn nhân lực trong các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng

1. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

2.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Thực trạng trên diễn ra có thể kể đến sự tác động của các yếu tố sau:

Thứ nhất, chất lượng dân số của các tỉnh trong vùng còn thấp, thể

hiện qua thu nhập hàng tháng của người dân.

Bảng 2: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng

Đơn vị: 1000 VNĐ

2002 2004 2006 2008

Hà Nội (cũ) 621.0 806.9 1050 1297.0

Vĩnh Phúc 265 403.9 540 872.0

Hưng Yên 296.7 429.7 556.0 823.3

Bắc Ninh 326.5 491.1 669.0 1065.4

Hải Phòng 410.2 539.2 720.0 1199.4

Hải Dương 301.4 451.2 609.0 924.9

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mức thu nhập của các tỉnh cịn rất thấp. Mặc dù mức thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước và đã có sự tăng lên qua các năm, tuy nhiên mức thu nhập này vẫn chưa đảm bảo cho đời sống của người dân được cải thiện.

Thứ hai, hệ thống giáo dục, đào tạo cịn yếu, chất lượng thấp khơng

đám bảo việc tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ, nhận thức cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập. Giáo dục - đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, tuy nhiên, hệ thống giáo dục trong vùng lại không đáp ứng được những yêu cầu cần có trong q trình đào tạo. Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố con người là yếu tố quan trọng hơn cả, nhưng lại không được đảm bảo.

Bảng 3: Số giáo viên và học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp của

vùng năm 2009.

Số giáo viên Số học sinh

Toàn vùng 5505 366507 Hà Nội 3160 121525 Hải Phòng 404 181131 Quảng Ninh 156 9045 Bắc Ninh 816 10678 Hải Dương 381 21728

Vĩnh Phúc 363 10720

Bảng 4: Số giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng của vùng năm 2009.

Số giáo viên Số sinh viên

Toàn vùng 23875 677290 Hà Nội 18083 541671 Hải Phòng 1894 53857 Quảng Ninh 870 10277 Bắc Ninh 543 14530 Vĩnh Phúc 646 19576 Hải Dương 876 13312 Hưng Yên 963 24067

Nhìn vào bảng số liệu 3 và 4 ta thấy, chất lượng giáo dục của vùng cịn rất thấp, tính trung bình khoảng 66.6 học sinh trung cấp/giáo viên và 28.3 sinh viên đại học/ giáo viên. Như vậy, trung bình 1 giáo viên phải truyền đạt kiến thức cho nhiều học sinh, nó tạo ra áp lực không chỉ cho người dạy mà cả người học cũng phải chịu sự thiệt thịi trong q trình học tập. Bên cạnh đó, cũng từ 2 bảng số liệu ta có thể thấy sự chênh lệch số lượng học sinh - sinh viên giữa các khối là rất lớn, số sinh viên đại học gần gấp đôi số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Điều này cũng phản ánh thực tế "thừa thày thiếu thợ" như hiện nay, dẫn đến việc phân bổ nguồn nhân lực khơng hợp lý. Tình trạng làm việc trái ngành, trái nghề đem lại hiệu quả công việc, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Thứ ba, việc chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho người lao

động chưa được quan tâm, chú trọng nhiều làm thể trạng người lao động không chịu được áp lực của công việc. Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng giúp người lao động có thể hồn thành được cơng việc được giao. Thực tế

cho thấy tình hình y tế của các tỉnh trong vùng cịn nhiều hạn chế. Ngồi vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị yếu kém, số lượng cán bộ ý tế còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng gây ra nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Bảng 5: Số cán bộ y tế các tỉnh năm 2009: Bác sĩ Y sĩ Y tá Toàn vùng 7490 6572 10406 Hà Nội 2819 2416 3750 Vĩnh Phúc 594 748 1024 Bắc Ninh 653 760 582 Quảng Ninh 710 535 1110 Hải Phòng 1347 726 2007 Hải Dương 818 859 1295 Hưng Yên 549 528 638

Trung bình 1 bác sĩ phải phục vụ cho 1842 người dân, 1 y sĩ phục vụ cho 2100 dân, và 1 y tá phải phục vụ cho 1326 dân. Như vậy, sự tác động của y tế đến sức khỏe là rất thiếu. Người lao động không đảm bảo sức khỏe sẽ khơng có khả năng làm việc tốt nhất, hiệu quả công việc cũng khơng cao so với u cầu.

Ngồi các yếu tố tác động trực tiếp kể trên, cịn phải kể đến các chính sách và sự bảo hộ của nhà nước (thông qua các tổ chức của nhà nước như cơng đồn...) chưa tạo điều kiện cho người lao động phát triển cả về sức lực và trí lực. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước, vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho, tình trạng quan liêu vẫn tồn tại phổ biến làm triệt tiêu tính sáng tạo và sự cạnh tranh của người lao động.

Như vậy, qua việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực các tỉnh trong vùng, ta thấy được những mảng tối rất lớn trong chất lượng của nguồn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng vốn nhân lực trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)