Phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn * Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 26 - 32)

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.2Phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn * Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, dựa vào nguồn vốn ta có thể đánh giá mức độ độc lập về tài chính của công ty. Theo nguyên tắc cân đối tổng nguồn vốn bằng với tổng tài sản do đó tổng mức biến động của tài sản cũng bằng tổng mức biến động của nguồn vốn.

Bảng 4: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐVT:1000 đ 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả -2.352.038 -4,31 -4.212.565 -8,06 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.003.088 5,09 5.840.342 28,22 Tổng nguồn vốn -1.348.950 -1,8 1.627.777 2,23

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)

Năm 2005 tổng giá trị của nguồn vốn là 72.939.435 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), giảm 1.348.950 ngàn đồng so với năm 2004 do mức giảm của nợ phải trả lớn hơn mức tăng vốn chủ sở hữu làm cho tổng nguồn vốn giảm. Năm 2006 tình hình tài chính của công ty có khả quan hơn, nợ phải trả giảm được 4.212.565 ngàn đồng tức giảm 8,06% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 5.840.342 ngàn đồng, tăng 28,2% so với năm 2005 dẫn đến tổng nguồn vốn tăng 1.627.777 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 2,23%. Điều này thể hiện mức độ độc lập về tài chính của công ty qua 3 năm tăng dần, khẳng định tình hình tài chính lành mạnh của đơn vị trong giai đoạn cổ phần hóa. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của nguồn hình thành nên tài sản chúng ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong tổng nguồn vốn.

* Xét khoản mục nợ phải trả

Nhìn chung nợ phải trả qua ba năm đều giảm, năm 2005 nợ phải trả giảm 2.352.038 ngàn đồng tức giảm 4,31% so với năm 2004; năm 2006 khoản nợ phải trả giảm nhiều hơn so với năm 2005, giảm được 4.212.565 ngàn đồng tức giảm 8,06%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khoản giảm của nợ dài hạn. Trong năm 2005 vay và nợ dài hạn là 18.369.074 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), giảm được 7.457.579 ngàn đồng tương ứng giảm 28,88%; năm 2006 vay và nợ dài hạn giảm 3.944.416 ngàn đồng so với năm 2005 (bảng 5). Sở dĩ doanh nghiệp thanh toán được một phần nợ vay dài hạn là do nguồn thu từ bán hàng

mang lại đồng thời trong kỳ doanh nghiệp chỉ mua thêm một số ít máy móc nên giảm được gánh nặng nợ gốc và lãi vay dài hạn.

Bảng 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI TRẢ

ĐVT:1000 đ 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ -2.352.038 -4,31 -4.212.565 -8,06 I. Nợ ngắn hạn 5.105.541 17,75 -672.042 -1,98 1. Vay và nợ ngắn hạn -1.821.922 -10,33 -298.128 -1,88 2. Phải trả người bán 4.734.436 70,94 -349.911 -3,07

3. Người mua trả tiền trước -315.013 -20,59 -654.230 -53,84 4. Thuế& khoản phải nộp nhà nước -186.934 -66,71 644.505 690,80 5. Phải trả người lao động 1.913.288 380,90 -1.798.696 -74,46

6. Chi phí phải trả 710.104 34,76 -758.225 -27,54

9. Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 71.582 73,76 2.542.643 1507,90

II. Nợ dài hạn -7.457.579 -28,88 -3.540.523 -19,27

3. Phải trả dài hạn khác - - 403.893 100,00

4. Vay và nợ dài hạn -7.457.579 -28,88 -3.944.416 -21,47

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)

• Biến động của khoản mục nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2005 khoản nợ ngắn hạn tăng tương đối lớn 5.105.541 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 17,75% so với năm 2004 chủ yếu do thiếu nợ người bán và người lao động tăng lên, do tình hình tài chính của công ty trong năm gặp khó khăn buộc phải đi chiếm dụng vốn của người khác. Đến năm 2006 ngoại trừ thuế và các khoản phải nộp khác thì tất cả các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều giảm dẫn đến tổng nợ ngắn hạn giảm được 672.042 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 1,98% so với năm 2005. Với chủ trương nhanh chóng hoàn trả các khoản nợ vay ngắn và dài hạn, các khoản nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục giảm qua ba năm; năm 2005 giảm được 1.821.922 ngàn đồng so với năm 2004; năm 2006 giảm 298.128 ngàn đồng so với năm 2005. Trong năm 2005 tuy gặp khó khăn về việc xoay trở đồng vốn nhưng doanh nghiệp vẫn trả tiền vay đúng hạn nhằm đảm bảo uy tín cho đơn vị. Đến năm 2006 doanh nghiệp vẫn tiếp tục tiến hành trả nợ vay nhưng số dư cuối kỳ của nợ ngắn

hạn giảm không nhiều so với năm 2005 bởi vì ngoài việc trả nợ vay doanh nghiệp cần vốn để trang trải cho các khoản nợ khác và cần một lượng vốn lớn cho kế hoạch đầu tư vào năm 2007.

• Biến động của khoản mục phải trả người bán

Năm 2005 doanh nghiệp chiếm dụng một khoản tiền lớn của người bán với số tiền là 11.408.026 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng 4.734.436 ngàn đồng so với năm 2004; đến năm 2006 khoản này giảm được 349.911 ngàn đồng tương ứng giảm 3,07% so với năm 2005. Nhìn chung khoản nợ người bán vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp luôn đặt hàng với số lượng lớn nên việc thanh toán tiền mua hàng thường theo hình thức nợ gối đầu không thể trả nợ hết một lúc được. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín với người bán nên được ưu đãi về thời hạn thanh toán tiền mua hàng.

• Biến động của khoản mục người mua trả tiền trước

Khoản mục này liên tục giảm qua ba năm. Nếu như năm 2005 giảm 315.013 ngàn đồng, giảm 20,59% so với năm 2004 thì năm 2006 khoản mục này giảm hơn phân nữa so với năm 2005, giảm 654.230 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 53,84%. Nếu xét trong ngắn hạn thì doanh nghiệp bị mất đi một phần vốn chiếm dụng từ khách hàng, nhưng xét dài hạn chính sách giảm khoản trả trước trong hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thu hút khách hàng đến đặt hàng tại doanh nghiệp.

• Biến động của khoản mục phải trả người lao động

Do năm 2005 công ty thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ buộc phải nợ công nhân số tiền là 2.415.580 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng 1.913.288 ngàn đồng tức tăng 380,9% so với năm 2004. Sang năm 2006 khoản nợ này giảm được 74,46% tức giảm 1.798.696 ngàn đồng. Đây là khoản nợ cần phải thanh toán gấp vì đa số người lao động dựa vào đồng lương tháng để sinh sống nên việc gấp rút hoàn trả nợ lương là việc làm hết sức đúng đắn, vừa thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống của người lao động, vừa tạo động lực để nâng cao năng suất lao động.

Năm 2006 khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn tăng 15 lần so với năm 2005 tức tăng 2.542.643 ngàn đồng, tốc độ tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của năm 2005 chỉ tăng 71.582 ngàn đồng so với năm 2004. Nguyên nhân khoản phải nộp này tăng là do năm 2006 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa với số tiền thu được từ việc bán cổ phần cho công nhân và bên ngoài phải nộp cho nhà nước là trên 2 tỷ đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán) cộng thêm khoản phải trả khác làm cho khoản mục này tăng gấp nhiều lần so với năm 2005.

• Biến động khoản phải trả dài hạn khác

Do trong năm 2006 khách hàng ứng trước cho công ty tiền in báo với số tiền là 403.893 ngàn đồng tăng 100% so với năm 2005. Đây là hình thức khách hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trong dài hạn do mối quan hệ hợp tác lâu năm giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này càng thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng gần xa.

* Xét khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu

Với mục tiêu độc lập về tài chính, giảm dần các khoản nợ vay, từ năm 2004 đến năm 2006 doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, kết quả đạt được là vốn chủ sở hữu tăng dần qua ba năm; năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu đạt 20.696.179 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng 1.003.088 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 5,09% so với năm 2004; năm 2006 tăng 5.840.342 ngàn đồng tăng 28,22%.

Bảng 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐVT:1000đ 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.003.088 5,09 5.840.342 28,22 I. Vốn chủ sở hữu 1.109.806 5,65 5.803.722 28,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000 6,38 5.365.445 26,82

7. Quỹ đầu tư phát triển 0 0,00 -306.283 -100,00

8. Quỹ dự phòng tài chính 0 0,00 -62.772 -36,33

10. LN sau thuế chưa phân phối -90.193 -24,50 807.332 290,26 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác -106.718 -272,75 36.620 -54,18 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi -106.718 -272,75 36.620 -54,18

Để tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu chúng ta sẽ phân tích các khoản mục trong vốn chủ sở hữu.

• Biến động của nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng từ năm 2004-2006 chủ yếu do khoản tăng từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, năm 2005 vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 1.200.000 ngàn đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 5.365.445 ngàn đồng so với năm 2005. Lý do là vào tháng 2 năm 2006 xí nghiệp chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với 51% vốn cổ phần do nhà nước nắm giữ. Vì vậy ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, doanh nghiệp còn huy động được vốn từ bên ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô, tăng khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh vốn đầu tư của chủ sở hữu việc trích lập các quỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu. Trong hai năm 2004 và 2005 số dư của quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính không thay đổi. Đến năm 2006 công ty đã trích từ quỹ đầu tư phát triển một khoản tiền 306.283 ngàn đồng để mở rộng dây chuyền sản xuất làm cho quỹ này giảm 100% so với năm 2005. Cùng với biến động giảm của quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính giảm 36,33% so với năm 2005 do năm 2006 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa theo quyết định của cơ quan chủ quản cấp trên doanh nghiệp phải kết chuyển từ quỹ này một khoản tiền là 62.772 ngàn đồng nộp vào ngân sách nhà nước.

Mặc dù công ty gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh, trang trải nhiều khoản chi phí trong kỳ nhưng qua ba năm hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có lãi. Năm 2005 lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được thấp hơn so với năm 2004 là 90.193 ngàn đồng, giảm 24,5% nhưng đến năm 2006 mức lợi nhuận tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng suông sẻ, có uy tín trong ngành in tạo được niềm tin ngày càng lớn về khả năng sinh lợi của công ty cho các nhà đầu tư.

• Biến động của khoản mục quỹ khen thưởng, phúc lợi

Nếu như năm 2004 quỹ khen thưởng, phúc lợi có số dư là 39.127 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán) thì quỹ này liên tục giảm trong 2 năm 2005 và 2006. Nguyên nhân do doanh nghiệp trích từ quỹ này khen thưởng cho

nhân viên có sáng kiến mới; chi khen thưởng vào dịp lễ, tết; xây dựng nhà tình thương… Điều này chứng tỏ ngoài việc đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, doanh nghiệp luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có môi trường làm việc thật thoải mái để đạt năng suất làm việc tốt nhất. Chính sách khen thưởng cho nhân viên là đúng đắn nhưng doanh nghiệp cần tính toán, xây dựng kế hoạch khen thưởng hợp lý, tránh tình trạng để nguồn ngân quỹ âm, điều này là không tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 26 - 32)