Tiếp tục đổi mới và chấn chỉnh hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Học thuyết mác về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng (Trang 25 - 27)

Trong nhiệm vụ chấn chỉnh và lành mạnh hóa hệ thống

ngân hàng, cùng với việc xúc tiến mạnh hơn các biện pháp theo chương trình đã đề ra, cần giả quyết vấn đề bức xúc hiện nay là tỉ lệ quá cao của nợ quá hạn đang gây ách tắc, ứ đọng vốn trong hoạt động tín dụng. Giải pháp cơ bản và lâu dài là đổi mới cơ chế lãi suất, đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, trả được nợ, nếu mất khả năng thanh tóan thì áp dụng luật phá sản, kể cả với doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống ngân hàng thương mại mà hạt nhân là các ngân hàng phải được chấn chỉnh và tổ chức lại để kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, chấm dứt việc ngân hàng thương mại cho vay cho vay theo lệnh hành chính. Chính phủ tạo nguồn vốn để hỗ trợ việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, có cơ chế xử lý tài sản thế chấp bị xiết nợ đồng thời triển khai xây dựng công ty mua bán nợ, tạo cơ sở để sớm hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, tăng khối lượng và vòng quay vốn qua ngân hàng.

Để công cuộc cải tổ thu được nhiều kết quả mong muốn địi hỏi khơng chỉ thực hiện cải tổ tồn bộ hệ thống tài chính nói chung mà cịn phải cải tổ hoạt động của các ngân hàng riêng lẻ.

2.4.1.Đánh giá:

Để xây dựng một chiến lược hoạt động và xác định công cụ nhằm đạt được các mục tiêu của nó, các nhà hoạch định chính sách cần phải đánh giá điều kện tài chính và hoạt động của các ngân hàng riêng lẻ và những vấn đề trong hệ thống ngân hàng nói chung. Trong đánh giá cần phân loại các ngân hàng có khả năng đứng vững, có thể đưa vào chương trình cải tổ và những ngân hàng khơng đứng vững cần phải đóng cửa.

2.4.2.Phân bổ thiệt hại:

Các khoản thiệt hại của các ngân hàng vỡ nợ trong những giai đoạn đầu của quá trình cải tổ cần được phân bổ một cách rõ ràng và công bằng đến mức có thể. Các khoản thệt hại trước tiên phải được bù đắp bằng vốn tự có để có thể nâng cao động cơ bảo toàn vốn của giới chủ ngân hàng tương lai.

Những thiếu sót trong quản lý và điều hành ngân hàng là những nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Do đó cải tổ hoạt động các ngân hàng riêng lẻ phải là một bộ phận không thể tách biệt của chiến lược.

Đối với hệ thống ngân hàng như một thực thể thống nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng là phải xây dựng khung pháp lý, thể chế đầy đủ và đồng bộ tăng cường cơ chế điều tiết giám sát và cơ cấu của khu vực ngân hàng không dược ngăn cản sự cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh.

2.4.4. Các công cụ thực hiện cải tổ:

Mục tiêu cải tổ tài chính nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các ngân hàng bằng cách lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập để đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn, khả năng sinh lời, tăng cường khả năng thanh toán, quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Học thuyết mác về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)