- Mặt tích cực và hạn chế
2. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám
2.1. Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” để điều chỉnh chiến lược điều chỉnh chiến lược
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Chỉ thị đã xác định:
Kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đưa ra khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng” để chống lại chính quyền bù nhìn thân Nhật.
Hình thức đầu tranh: biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Hội nghị quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
2.2. Khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa
Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã lãnh đạo quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, châu, huyện...
Ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang...vùng giải phóng tiếp tục được mở rộng.
Năm 1945, nạn đói đang hoành hành làm 2 triệu người miền Bắc chết, trong khi các kho thóc của Nhật thì đầy ắp. Đảng đã kịp thời phát động phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật để cứu đói.
Ở Quảng Ngãi, các đồng chí tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy chiếm đồn giặc và lập ra đội du kích Ba Tơ.
Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp và quyết định:
+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. + Thành lập Ủy Ban quân sự Bắc kỳ.
Ngày 15/5/1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời.
Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp.
Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, Tân Trào được chọn làm “thủ đô” của Khu giải phóng, đồng thời thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh.
Như vậy, đến trước tháng 8/1945, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo và đang từng bước khởi nghĩa, sẵn sàng cho một cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.
Câu 48: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945