Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1 Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập

Một phần của tài liệu tài liêu ôn thi đại học cao đẳng môn lịch sử (Trang 31)

- Mặt tích cực và hạn chế

2.Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1 Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập

2.1. Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập

Đầu năm 1927, một nhóm thanh niên yêu nước do Phạm Tuấn Tài đứng đầu đã lập ra một nhà xuất bản tiến bộ - Nam Đồng thư xã.

Lúc đầu, họ chưa có đường lối chính trị rõ rệt, nhưng sau đó đã tiếp thu tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) và lập ra Việt Nam quốc dân Đảng vào cuối năm 1927. Đây là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản.

+ Mục tiêu của đảng là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

+ Thành phần của đảng gồm sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề tự do, một số nông dân khá giả, thân hào, địa chủ, binh lính sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp...

+ Về tổ chức, Việt nam Quốc dân Đảng có 4 cấp từ Trung ương xuống chi bộ cơ sở nhưng chưa bao giờ trở thành một hệ thống trong cả nước, việc kết nạp đảng viên dễ dàng, lỏng lẽo...

2.2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (02/1930)* Nguyên nhân bùng nổ * Nguyên nhân bùng nổ

Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba – Danh (Bazin), thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp các tổ chức và đảng phái cách mạng Việt Nam.

Lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tổn thất lớn trong đợt truy quét này. Thay vì phải tập trung để khôi phục và củng cố lực lượng, các yếu nhân còn lại của Đảng này đã quyết định dốc hết lực lượng cho một cuộc bạo động với mục tiêu “Không thành công cũng thành nhân”.

* Diễn biến

Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. Ở Hà Nội có ném bom phối hợp.

Ở Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số quân Pháp, nhưng không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau đã bị Pháp phản công và tiêu diệt.

Ở các nơi khác, nghĩa quân cũng chỉ tạm thời làm chủ mấy huyện lị nhỏ, sau đó bị Pháp chiếm lại.

Cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị thực dân Pháp kết án tử hình.

* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

Cuộc khởi nghĩa chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về tổ chức lẫn lực lượng, trong khi đó thực dân Pháp còn rất mạnh, đủ sức để đàn áp.

Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc.

Câu hỏi và bài tập Bài 2 & 3:

1. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng.

2. Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng.

3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trong giai đoạn 1919 – 1930. Tại sao các phong trào đều thất bại?

4. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân và sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam.

BÀI 4

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (03 - 2 - 1930)

Câu 35: Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Ý nghĩa của sự ra đời đó đối với cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu tài liêu ôn thi đại học cao đẳng môn lịch sử (Trang 31)