II- CHƯƠNG TRÌNH THÁNH LỄ HÀNH HƯƠNG KÍNH LỊNG CHÚA THƯƠNG XĨT THÁNG 05 NĂM 2022.
1. Con người, một hữu thể mang phẩm giá cao quý
Con người là loài thọ tạo được dựng nên theo hình ảnh Thiên
Chúa (x. St 1, 26), một hữu thể có nhân vị, nghĩa là có lý trí, ý chí
và tự do. Đây là một đóng góp độc đáo cho nhân học Kitô giáo.
Chúng ta không gặp thấy quan niệm này trong các nền văn hoá Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam [2]. Quả vậy, tại các
nền văn hố, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về con người, chẳng hạn, “con người, tự bản chất, là động vật có xã hội tính” (Aristote), “con người là cây sậy biết suy nghĩ” (Pascal), và “con người là động vật mang tính tơn giáo” (Mark Twain) [3]. Và, Giáo
Lý Hội Thánh Công Giáo cho ta một lối nhìn khách quan về con
người như sau: “Trong lịch sử loài người và cho tới ngày nay, lồi người đã diễn đạt việc tìm kiếm Thiên Chúa bằng nhiều cách qua
các tín ngưỡng và các thái độ tôn giáo (cầu khẩn, cúng tế, tịnh niệm, phụng tự, v.v…). Mặc dù có khi cịn mơ hồ bất minh, những
hình thức này quá phổ biến, đến nỗi có thể gọi con người là một hữu thể tôn giáo” [4].
Ta thấy, mỗi cách diễn tả như thế phản ánh mỗi khía cạnh về con
người: từ ‘động vật mang tính xã hội’ đến ‘hữu thể tôn giáo’. Tuy
nhiên, theo thiển ý, cách nhìn độc đáo nhất, tồn diện nhất, chân
thực nhất về con người hệ tại ở câu Kinh Thánh này: Thiên Chúa phán, “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26). Vì là hình ảnh Thiên Chúa, “con người là một nhân vị, nghĩa là một chủ thể, một chủ thể có khả
năng hành động một cách có kế hoạch và hợp lý, có khả năng tự
quyết định và hướng tới sự thành tựu của bản thân mình” [5]. Vì
vậy, sự xuất hiện của mỗi con người trên trái đất luôn là một sự sáng tạo mới [6]. Đó chính là điều mà thánh vịnh gia nhắc lại với lời khơn ngoan thâm th: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con (…) xương cốt con Ngài khơng lạ lẫm gì, khi con được hình thành trong nơi bí ẩn” (Tv 139, 13.15).
Là một hữu thể nhân linh, con người thuộc về đất nhưng cũng luôn
hướng về trời cao, nghĩa là “đầu đội trời, chân đạp đất”. Con người
không chỉ sống trong mối liên hệ với Chúa và với anh em nhưng
cịn với mơi trường chung quanh, với trái đất này.