Mơ hình kinh doanh TMĐT B2B

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử cơ bản (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 37)

CHƢƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2. Mơ hình kinh doanh TMĐT B2B

2.1. Khái niệm và đặc điểm TMĐT B2B

B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business trong tiếng Anh – mơ

hình B2B tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp

này tới một doanh nghiệp khác qua các sàn thƣơng mại điện tử, hoặc các

website hoặc kênh thƣơng mại điện tử của từng doanh nghiệp. Trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này là nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ tìm thấy các cơng ty phần mềm, công ty cung cấp và nội thất văn phịng, cơng ty lƣu trữ tài liệu và nhiều mô hình kinh doanh thƣơng mại điện tử khác đều trong nhóm này. Ngồi ra, phần lớn các cơng ty thuộc danh mục này là các nhà cung cấp dịch vụ.

27

Hình 2.2. Hình minh họa Mơ hình B2B

Nguồn: Internet

Ví dụ điển hình về thị trƣờng B2B truyền thống là sản xuất lốp xe, kính và thiết bị điện tử… cần thiết cho sản phẩm cuối cùng là chiếc xe ơ tơ hồn chỉnh – các phụ kiện, linh kiện thƣờng đƣợc sản xuất bởi các công ty riêng biệt và sau đó đƣợc bán trực tiếp cho nhà sản xuất & lắp ráp thành ơ tơ hồn chỉnh.

2.2. Đối tƣợng tham gia TMĐT B2B

 Đối tƣợng tham gia gồm:

- Ngƣời bán - Ngƣời mua

- Các bên trung gian: nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 cung cấp dịch vụ nhƣ sàn giao dịch, hay dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp.

- Cổng giao dịch: cổng đặt giá và thỏa thuận giá nhƣ đấu thầu, đấu giá. - Dịch vụ thanh toán: cung cấp giải pháp chuyển tiền từ ngƣời mua đến ngƣời bán.

- Nhà cung cấp hậu cần: đóng gói, lƣu trữ, vận chuyển, và các dịch vụ khác phục vụ cho q trình hồn thành giao dịch.

- Mạng Internet, Intranet, Extranet. - Dịch vụ an ninh, tìm kiếm, mơi giới.  Các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B

- Sản phẩm: Giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng - Khách hàng: tình trạng bán hàng, dự báo

- Nhà cung cấp: các loại sản phẩm, thời gian chờ, điều kiện bán hàng - Quá trình sản xuất: Cơng suất sản xuât, mức độ thống nhất trong sản xuất.

28 - Vận chuyển

- Tồn kho: Lƣợng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm

- Chuỗi cung cấp: những đối tác chính, vai trị của đối tác, trách nhiệm của đối tác, lịch trình.

- Đối thủ cạnh tranh: so sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh. - Bán hàng và tiếp thị: marketing, nơi bán hàng

- Qua trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: mơ tả q trình, đo hiệu quả thực hiện, chất lƣợng, thời gian phân phối, sự hài lòng của khách hàng.

2.3. Các loại hình TMĐT B2B

Dựa vào bản chất kinh doanh và hình thức hoạt động thì ngƣời ta chia mơ hình kinh doanh B2B thành 4 loại chính sau đây:

2.3.1. Mơ hình B2B trung gian

B2B trung gian là dạng mơ hình giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thƣơng mại điện tử trung gian. Đây đƣợc xem là mơ hình phổ biến nhất hiện nay.

Một số trang web là sàn thƣơng mại điện tử nhƣ Lazada, Hotdeal, Cungmua, Muachung,… Tại các trang này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên trang thƣơng mại điện tử. Ngƣời mua sẽ chọn lọc, đánh hàng dƣới những quyền lợi nhất định theo quy định và tiêu chuẩn mua bán trên sàn.

2.3.2. Mơ hình B2B thiên bên mua

B2B thiên về bên mua thƣờng ít gặp hơn bởi hiện nay hầu nhƣ các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình ra thị trƣờng. Nhƣng ở nƣớc ngồi, doanh nghiệp B2B thiên bên mua lại khá phát triển.

Ở mơ hình kinh doanh B2B loại hình này, đơn vị doanh nghiệp sẽ đóng vai trị chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị thứ 3 để báo giá cũng nhƣ phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.

2.3.3. Mơ hình B2B thiên bên bán

Ngƣợc lại với mơ hình B2B thiên mua, những đơn vị sử dụng loại hình thiên bên bán thƣờng gặp hơn và cũng khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Với mơ hình này, một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thƣơng mại điện tử và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ tới đơn vị thứ 3. Đơn vị thứ 3 này có thể là cá nhân,

29

ngƣời bán buôn, bán lẻ hoặc nhà sản xuất. Thơng thƣờng, mơ hình B2B thiên bên bán sẽ phân phối với số lƣợng lớn.

2.3.4. Mơ hình B2B thƣơng mại hợp tác

Mơ hình kinh doanh B2B thƣơng mại hợp tác tƣơng tự nhƣ mơ hình B2B trung gian, nhƣng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn.

Mơ hình này thƣờng đƣợc hiển thị dƣới dạng sàn giao dịch điện tử nhƣ: Chợ trên mạng (net marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges), Thị trƣờng điện tử (e-markets), Trung tâm trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thƣơng mại (trading communities), Sàn giao dịch thƣơng mại (trading exchanges).

2.4. Xây dựng hệ thống TMĐT của doanh nghiệp

Có nhiều vấn đề cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng hệ thống TMĐT cho doanh nghiệp

- Tạo ý tƣởng kinh doanh

+ Phải có ý tƣởng rõ ràng về sản phầm, dịch vụ muốn cung cấp thông qua Website

+ Tìm kiếm học hỏi các điểm tối ƣu từ các website khác.

- Xây dựng một kế hoạch kinh doanh: giúp đánh giá mức độ khả thi + Phát triển kinh doanh: đánh giá rủi ro

+ Huy động vốn, tiếp cận thị trƣờng. - Chuyển kế hoạch thành hành động

+ Lựa chọn tên miền

+ Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa: nhà phân phối, bán buôn và cung cấp dịch vụ vận chuyển.

+ Thuê chỗ để lƣu trữ trang web + Thiết kế trang web

+ Tăng cƣờng các ứng dụng cho ngƣời sử dụng: ví dụ cơng cụ tìm kiếm, tìm kiếm thơng minh, các cơng nghệ để xem sản phẩm nhanh chóng… + Bảo vệ kinh doanh: phải có kế hoạch, biện pháp bảo vệ khách hàng, bảo vệ doanh nghiệp đƣợc mô tả một cách chi tiết.

30

3. Mô hình kinh doanh TMĐT C2C 3.1. Khái niệm và đặc điểm TMĐT C2C

 Khái niệm: C2C (Consumer To Consumer: Ngƣời tiêu dùng tới ngƣời

tiêu dùng), là mơ hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thƣờng giao dịch này sẽ đƣợc thực hiện trong môi trƣờng trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hoặc những trang web đấu giá trung gian.

Hình 2.3. Hình minh họa Mơ hình C2C

Nguồn: Internet

 Đặc điểm:

- Bán những sản phẩm khó tìm trên thị trƣờng khác: Mơ hình C2C cho khách hàng với khách hàng trao đổi mua bán với nhau, họ không phải nhà sản xuất, không phải doanh nghiệp. Sản phẩm bán trên đây đa phần là những đồ cũ trong đó nhiều loại sản phẩm hiện nay trên thị trƣờng khác không cịn xuất hiện do ngừng sản xuất nhƣng nó vẫn đƣợc ƣa chuộng bởi rất nhiều đối tƣợng.

- Chất lƣợng khơng đảm bảo: Do là đồ cũ vì thế nên về mặt chất lƣợng sẽ khơng đƣợc kiểm sốt chặt chẽ tuy nhiên lại đảm bảo trong khâu thanh toán bởi ngƣời mua đƣợc trả giá theo chất lƣợng còn lại của sản phẩm

- Tỷ suất lợi nhuận cao có lợi cho ngƣời bán: Đặc điểm chỉ có riêng tại mơ hình C2C khi giao dịch đƣợc diễn ra mà khơng có tác động của nhà bán lẻ hay nhà bán buôn.

31

3.2. Những hoạt động chính trong mơ hình C2C

Đấu giá: Đây là hoạt động mà ngƣời mua hàng trở thành nhà thầu, ai thầu

cao nhất sẽ nắm trong tay sản phẩm thông qua sàn giao dịch trung gian nhƣ eBay, amazon.com,…

Giao dịch trao đổi: Tức là ngƣời dùng trao đổi hàng hóa/ dịch vụ với

ngƣời dùng bằng vật ngang giá không phải tiền tệ

+ Trao đổi của ngƣời dùng: Ngƣời mua và ngƣời bán gặp nhau thƣơng lƣợng giao dịch

+ Trao đổi thông tin: ngƣời tiêu dùng trao đổi về thông tin sản phẩm

Dạng dịch vụ hỗ trợ: giao dịch trong mơ hình C2C là giữa các cá nhân xa

lạ với nhau. Vậy nên những dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng ra hỗ trợ về mặt chất lƣợng, thanh toán hoặc tăng độ tin cậy. Paypal là một dịch vụ thanh toán tin cậy đƣợc lựa chọn cho các giao dịch trong mơ hình C2C giúp giải quyết mối lo trên.

Bán tài sản ảo: Đây là hoạt động chắc chắn khơng cịn xa lạ với các

Gamer. Khi chiến đấu nhận đƣợc phần thƣởng rồi đem ra trao đổi sản phẩm.

3.3. Lợi ích của mơ hình C2C

- Rao bán dễ dàng, không quy định về số lƣợng: khi có dƣ một món đồ khơng sử dụng hoặc đã từng sử dụng nhƣng giờ không cịn nhu cầu, chúng ta có thể đăng bán trên sàn thƣơng mại điện tử C2C – điều mà các trang web hoạt động theo mơ hình kinh doanh khác khơng làm đƣợc. Đó là lợi ích thứ nhất mang lại để chúng ta tận dụng đƣợc giá trị của món đồ khi khơng cịn nhu cầu sử dụng.

- Tăng sự kết nối giữa ngƣời mua và ngƣời bán: Ngƣời mua có thể đăng tin mua hàng giúp ngƣời bán tìm đƣợc khách hàng cịn ngƣời mua thì tìm thấy món hàng cần mua trong chốc lát. Có một số đơn vị trung gian đóng vai trị này là các trang web hoạt động theo mơ hình C2C, hay gần gũi nhất là trang mạng xã hội Facebook.

- Sản phẩm, dịch vụ đăng bán khơng qua trung gian giảm bớt khoản chi phí cho mơi giới: Tâm lý ngƣời mua hàng đặc biệt với dân Việt Nam là mua đƣợc giá rẻ nhƣng chất lƣợng tốt và mơ hình C2C có thể giải quyết đƣợc mong muốn này khi giá bán không bị tác động bởi phƣơng thức định giá truyền thông, không bị ảnh hƣởng bởi nhà sản xuất, nhà bán bn. Vì thế mà ngƣời mua hàng đƣợc kết nối trực tiếp với ngƣời bán để thƣơng lƣợng giá cả hợp lý.

32

3.4. Ƣu nhƣợc điểm của mơ hình C2C 3.4.1. Ƣu điểm 3.4.1. Ƣu điểm

- Tận dụng tối đa đƣợc tối đa độ quý hiếm hàng hóa: Mơ hình C2C giúp ngƣời dân có nhu yếu muốn bán những hàng hóa khơng cịn nhu dùng, hoặc những hàng hóa Like New 99% nhƣng ngƣời mua chẳng thể mua nổi. Vì vậy mà giá trị của hàng hóa đƣợc tận dụng tối đa, khơng bỏ đi phí phạm. Cho dù có những hàng hóa đƣợc liệt vào list “hàng nóng” bởi có thể nó là hàng cổ, khơng có giá trị sử dụng nhƣng lại mang nhiều giá trị tinh thần nên sẽ có ngƣời mua về để sƣu tầm trƣng bày.

- Sinh ra ROI cho cả phía ngƣời bán và ngƣời đầu tƣ chi tiêu và dùng: mơ hình C2C tạo ra đƣợc nhiều lợi ích cho cả hai phía. Do đặc trƣng khơng cịn sự tham gia từ phía mơi giới, trung gian vậy nên ngƣời mua và ngƣời bán có thể thoải mái trao đổi cùng nhau. Ngƣời bán có thể đạt đƣợc mức ROI cao, khơng chỉ vậy mà ngƣời mua sẽ mua đƣợc món hàng mình thích với mức giá hợp lý.

3.4.2. Nhƣợc điểm

- Từ khách hàng: Có thể nói mơ hình C2C trong thƣơng mại điện tử đã thay đổi rõ rệt trong thời gian qua tuy nhiên mặt hạn chế của mơ hình này là thiếu niềm tin của ngƣời tiêu dùng thì vẫn khơng thay đổi.

Theo Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết có rất nhiều vụ khiếu nại mua hàng qua mạng nhƣng khơng có địa chỉ thực nhƣ đã quảng cáo nên không thể giải quyết đƣợc.

Theo nhận định của Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Cơng Thƣơng), tình trạng lừa đảo khi mua bán qua mạng ngày càng gia tăng là trở ngại chính trong việc phát triển của thƣơng mại điện tử hiện nay ở Việt Nam, trong khi phƣơng thức mua bán này ngày càng trở nên phổ biến và rất hiệu quả ở nhiều nơi trên thế giới.

- Từ phía ngƣời bán, nhà cung cấp TMĐT

+ Các website TMĐT gặp khó khăn do nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển TMĐT.

+ Việc khách hàng lo ngại về vấn đề an tồn khi thanh tốn trực tuyến gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

33

+ Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng gây khó khăn.

+ Khách hàng lo ngại về vấn đề thông tin cá nhân bị tiết lộ, mua bán. + An ninh mạng chƣa đảm bảo.

+ Khó khăn trong việc tích hợp thanh tốn điện tử gây trở ngại ít hơn.

2.4. Bài tập về so sánh các mơ hình kinh doanh TMĐT

So sánh lợi thế của các mơ hình kinh doanh TMĐT

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2

Hãy nêu ƣu, nhƣợc điểm của từng mơ hình kinh doanh thƣơng mại điện tử (B2B, B2C, C2C)

34

CHƢƠNG 3

THANH TOÁN TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mã chƣơng CKT417-03

Giới thiệu:

Trong kỷ nguyên số, thay vì thanh tốn bằng tiền mặt, ngƣời tiêu dùng hay doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều phƣơng thức thanh toán điện tử khác nhau. Nội dung chƣơng này sẽ đề cập đến các hình thức thanh tốn thƣơng mại điện tử phổ biến nhất hiện nay.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến thanh tốn điện tử và các hình thức thanh tốn điện tử

- Kỹ năng:

+ Thực hiện đƣợc cơng việc thanh tốn điện tử.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập, phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài.

1. Khái niệm thanh toán điện tử 1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm

Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến là một mơ hình giao dịch khơng sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh toán điện tử là việc giao dịch trên mơi trƣờng internet, thơng qua đó ngƣời sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh tốn, chuyển, nạp hay rút tiền,…

Thơng thƣờng, thanh tốn điện tử đƣợc thực hiện qua các cổng thanh tốn trực tuyến (giữ vai trị trung gian thực hiện các giao dịch lƣu chuyển tiền tệ trực tuyến, có sự liên kết với các ngân hàng thƣơng mại) hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của ngƣời dùng.

1.2. Lợi ích của thanh tốn điện tử 1.2.1 Lợi ích chung 1.2.1 Lợi ích chung

35

Xét trên nhiều phƣơng diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thƣơng mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa thƣơng mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hồn thiện hóa thƣơng mại điện tử, để thƣơng mại điện tử đƣợc theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hồn tồn qua mạng, ngƣời mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tự động. Một khi thanh toán trong thƣơng mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thƣơng mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.

 Tăng quá trình lƣu thơng tiền tệ và hàng hóa

Thanh tốn trong thƣơng mại điện tử với ƣu điểm đẩy mạnh quá trình lƣu thơng tiền tệ và hàng hóa. Ngƣời bán hàng có thể nhận tiền thanh tốn qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tƣ tiếp tục sản xuất.

 Nhanh, an tồn

Thanh tốn điện tử giúp thực hiện thanh tốn nhanh, an tồn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.

 Hiện đại hoá hệ thống thanh toán

Tiến cao hơn một bƣớc, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử cơ bản (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)