Chức năng thống kê và một số chức năng khác

Một phần của tài liệu Giáo trình văn bản quản lí nhà nước (Trang 34 - 58)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3. Chức năng của văn bản quản lí nhà nước

3.5. Chức năng thống kê và một số chức năng khác

Ngoài các chức năng cơ bản nêu trên, văn bản cịn có những chức năng khác như: chức năng thống kê, chức năng kinh tế... Thống kê kinh tế xã hội là một trong những công cụ quan trọng để nhận thức xã hội, là những tri thức có thể làm thay đổi ý thức của khách thể quản lý. Những thông tin thống kê chứa đựng trong các văn bản có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Chức năng thống kê là đặc trưng của các loại văn bản quản lý nhà nước được sử dụng vào mục đích thống kê các q trình diễn biến của cơng việc trong các cơ quan, thống kê cán bộ, tiền lương, phương tiện quản lý, v. v. .. Những văn bản này giúp cho các nhà quản lý và lãnh đạo phân tích các diễn biến trong hoạt động của các cơ quan, ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào trong quá trình quản lý, kiểm tra kết quả cơng việc qua khối lượng đã hoàn thành. Thực tế

cho thấy: nhờ các số liệu thống kê thu được qua các văn bản quản lý nhà nước mà cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể theo dõi một cách có hệ thống mọi hoạt động và diễn biến trong đơn vị mình và các đơn vị khác có liên quan. Số liệu thống kê qua các văn bản quản lý nhà nước cũng cho thấy mức độ tăng trưởng trong hoạt động của các cơ quan trên từng phương diện cụ thể. Từ góc độ chức năng thống kê văn bản quản lý nhà nước phải đảm bảo đưa ra những số liệu chính xác, đầy đủ, có tính khoa học, nếu khơng chúng sẽ gây tác hại xấu cho hoạt động quản lý nhà nước.

Về ý nghĩa kinh tế, có thể thấy những văn bản có nội dung khả thi, phù hợp với thực tiễn khách quan, phản ánh được quy luật vận động của thực tiễn khách quan sẽ thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt, đặc biệt là cơ sở tạo đà cho phát triển kinh tế. Trong hệ thống quản lý nhiều cấp các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội muốn thực hiện thành cơng chức năng của mình cần phải đảm bảo thơng tin thích hợp cho mỗi khâu quản lý đó. Quy mơ phát triển kinh tế càng lớn thì các quyết định quản lý thành văn càng nhiều, với những lượng thông tin càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều, song tất cả phải nhằm phát huy mọi tiềm năng đất nước để xây dựng một cuộc sống của toàn thể nhân dân, toàn thể cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Từ luận điểm này có thể dễ dàng ý nghĩa kinh tế to lớn, trực tiếp của văn bản quản lý nhà nước.

Cần thấy rằng, mọi chức năng của văn bản được thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất của việc quản lý nhà nước nói riêng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nói chung.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Văn bản quản lý Nhà nước là các quyết định quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thể thức, thủ tục, thẩm quyền do luật định mang tính quyền lực đơn phương. Vì vậy, văn bản quản lí nhà nước có chức năng quan trọng như: chức năng thơng tin, chức năng pháp lí, chức năng quản lí, chức năng văn hóa-xã hội, chức năng thống kê…Để đảm bảo sự vận hành trong quản lí nhà nước, văn bản quản lí nhà nước cũng được phân chia

thành nhiều loại với các cấp thẩm quyền ban hành khác nhau như: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chun mơn kĩ thuật.

BÀI TẬP

Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu hỏi 1. Dựa vào những yếu tố nào để nhận diện được văn bản quản lý

hành chính nhà nước?

Câu hỏi 2. Tại sao cần phân loại văn bản quản lý nhà nước? Hãy nêu các

tiêu chí phân loại văn bản và cho biết cách phân loại thông dụng nhất trong Luật hành chính và theo cách phân loại đó, văn bản quản lý nhà nước gồm những loại nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu hỏi 3. Vì sao cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại

văn bản khác được sử dụng trong quản lý nhà nước? Nếu khơng phân biệt chính xác các loại văn bản trong q trình soạn thảo thì sẽ có tác hại gì khi sử dụng văn bản? Anh(chị) hãy nêu ví dụ để làm sáng tỏ nhận định của mình.

Câu hỏi 4. Văn bản quản lý nhà có những vai trị gì trong hoạt động của

cơ quan nhà nước? Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước đã phát huy những vai trị đó như thế nào?

Bài tập thực hành 1. Hãy phân tích và trình bày các chức năng của

VBQLNN sau:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 9138/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định tạm thời về sử dụng văn bản điện tử trong giao dịch văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

Căn cứ Quyết định số 7939/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 7310/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 2500/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công tác văn thư;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy định tạm thời về sử

dụng văn bản điện tử để công bố văn bản quy phạm pháp luật và giao dịch văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ơng (bà): Chánh Văn phịng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng,

dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT.BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG

- Bộ trưởng (để b/c); (Đã ký) - Các Thứ trưởng (để b/c);

- Gủi đăng Website Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, VP.

Bài tập thực hành 2. Các văn bản dưới đây thuộc loại văn bản nào? Vì

sao?

1. Quyết định số 92 của TTCP về việc phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La

2. Quyết định số 916 của TTCP về việc tổ chức Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII

3. Nghị định số 152 của CP ngày 10/2/2003 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ.

4. Công văn số 283 của Cục văn thư lưu trữ nhà nước hướng dẫn nghiệp vụ quản lý văn bản đến, văn bản đi.

5. Tờ trình số 161 của BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

6. Chỉ thị số 234 của UBND thành phố về việc xây dựng năm 2008 là năm văn minh, trật tự đô thị.

Bài tập thực hành 3. Hãy sưu tầm các loại văn bản quản lý nhà nước

(trên 10 văn bản) và tiến hành phân loại các văn bản đó.

Bài tập thực hành 4. Hãy nhận diện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

và văn bản cá biệt theo các tên văn bản dưới đây:

1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Cơng ty A thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2. Quyết định của UBND tỉnh B về thực hiện chính sách tơn giáo trong địa bàn tỉnh

3. Nghị quyết của HĐND tỉnh C về việc bổ sung một số điều của Quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh.

4. Thơng tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm thời khơng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mơ tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh và xe gắn máy

5. Chỉ thị của UBND tỉnh D về việc tăng cường cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011

6. Quyết định của Thủ tướng CP về việc ban hành quy chế nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc.

7. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án “Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai”.

8. Quyết định của UBND huyện H về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm

9. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế Công tác văn thư – lưu trữ của Bộ Xây dựng.

VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC Mã chương: 51014006-01

GIỚI THIỆU

Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là một điều cần thiết đối với các chủ thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý cơng việc được chính xác và ngược lại, nếu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì sẽ dẫn đến sai sót, làm ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được hiệu lực về thời gian, khơng gian, phạm vi và đối tượng của văn bản; phân tích được nội dung kiểm tra, rà sốt và hệ thống hóa văn bản.

- Áp dụng được thời điểm và phạm vi của các loại văn bản quản lí nhà nước, phân biệt được văn bản sai sót, văn bản sai trái và cách thức xử lý.

- Có ý thức tích cực chủ động nghiên cứu các văn bản quy định về kiểm tra, rà sốt và hệ thống hóa văn bản để từ đó biết cách xử lý các văn bản sai sót và văn bản sai trái.

NỘI DUNG

1. Hiệu lực của văn bản quản lí nhà nước

1.1. Hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật

Việc ban hành văn bản quản lý nhà nước là nhằm áp dụng những quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực nhà nước vào thực tiễn, tức là mỗi văn bản tuỳ theo mức độ khác nhau của loại hình văn bản đều chứa đựng các quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực pháp lý cụ thể. Do đó, văn bản quản lý

nhà nước tuỳ theo tính chất và nội dung được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về thời gian có hiệu lực, khơng gian áp dụng và đối tượng thi hành.

Hiệu lực pháp luật là giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng (5).

Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 63/2020/QH14 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Thời điểm có hiệu lực của tồn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó, nhưng:

- Khơng sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương;

- Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thơng qua hoặc ký ban hành.

Dưới đây là bảng tóm tắt các văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành cũng như thứ tự hiệu lực giữa chúng

STT Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành Loại văn bản 1

Quốc hội - Hiến pháp

- Bộ luật, luật - Nghị quyết

2

Ủy ban thường vụ Quốc hội - Pháp lệnh

- Nghị quyết 3

Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nghị quyết liên tịch 4 Chủ tịch nước - Lệnh - Quyết định 5 Chính phủ - Nghị định 6

Chính phủ với Đồn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Nghị quyết liên tịch 7 Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 8

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Nghị quyết

9

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Thông tư

10

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát

- Thông tư liên tịch

nhân dân tối cao. 11

Tổng Kiểm toán nhà nước - Quyết định

12

Hội đồng nhân dân các cấp - Nghị quyết

13

Ủy ban nhân dân các cấp - Quyết định

1.2. Thời điểm có hiệu lực

- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:

+ Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

+ Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Cơng báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

+ Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

+ Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể

Một phần của tài liệu Giáo trình văn bản quản lí nhà nước (Trang 34 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)