Cơng vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên cơng vụ cịn bao
gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
Một số đặc điểm và tính chất của cơng vụ:
- Mục đích của cơng vụ là phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội; Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân khơng vì mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức.
Hoạt động công vụ khơng chỉ thuần t mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước tiến hành. Bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến cơng vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới cơng chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thơi. Bởi lẽ, pháp luật là cơng cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành. Ngồi ra, ở hoạt động cơng vụ cịn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội.
Cơng vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước giao và tuân theo pháp luật.
Hoạt động cơng vụ mang tính thường xun, chun nghiệp. Hoạt động cơng vụ nhằm các mục tiêu sau:
- Phục vụ nhà nước; - Phục vụ nhân dân;
- Khơng có mục đích riêng của mình;
- Mang tính xã hội cao vì phục vụ nhiều người; - Duy trì an ninh, an tồn trật tự xã hội;
- Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển; - Khơng vì lợi nhuận.
+ Các nguồn lực để thực hiện hoạt động cơng vụ:
- Quyền lực nhà nước trao cho, có tính pháp lý; - Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để hoạt động; - Do cán bộ, công chức thực hiện.
+ Cách thức tiến hành hoạt động công vụ:
- Hướng đến mục tiêu;
- Hệ thống thứ bậc, phân công, phân cấp; - Thủ tục do pháp luật quy định trước; - Cơng khai;
- Bình đẳng;
- Khách quan, khơng thiên vị; - Có sự tham gia của nhân dân.
Hoạt động công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước (quyền lực cơng). Nói đến hoạt động cơng vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, cơng chức trong q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cán bộ, công chức thường được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Do đó, hoạt động cơng vụ thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức nhân danh quyền lực.