Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học đạo đức công vụ (Trang 51 - 55)

3. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, cơng chức

3.3. Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ

Bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, đan xen hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức có chất lượng, ngang tầm, tồn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, đào tạo được một lực lượng lao động có chất lượng cao. Để góp phần nâng cao đạo đức cơng vụ cho đội ngũ công chức, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hành vi vi phạm đạo đức cơng vụ, có cơ chế xử lý nghiêm khắc. Đối với công chức, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá, giám sát hoạt

động của công chức, đặc biệt là cơ chế giám sát trực tiếp từ phía nhân dân. Kết quả đánh giá công chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trị tích cực của cơng chức trong hoạt động quản lý.

Mặc dù pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ ở Việt Nam đã được quy định trong một số luật liên quan đến công chức, viên chức như: Luật Cán bộ, cơng chức; Luật Viên chức, Luật Phịng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2018; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Tuy nhiên, chưa xây dựng luật riêng quy định cụ thể về đạo đức cơng vụ. Do đó, để đáp ứng yêu cầu về tăng cường xây dựng đạo đức công vụ trong bối cảnh mới hiện nay, cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ hay Luật Đạo đức của công chức. Việc ban hành luật này khơng những có tác dụng nêu lên các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức cơng vụ, mà cịn đưa ra những quy định cụ thể về mục đích đạo đức, hành vi đạo đức và cơng cụ đạo đức trong q trình cán bộ, cơng chức tiếp xúc, làm việc với cơ quan, xã hội, doanh nghiệp và người dân. Việc ban hành luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát việc thực thi đạo đức cơng vụ (6).

Có chế tài cụ thể hơn về khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Về nguyên tắc, tất cả công chức vi phạm pháp luật không thể ở lại cơ quan hành chính nhà nước, sẽ “tạo ra tấm gương xấu” cho xã hội. Kiên quyết xử lý ngay vi phạm chuẩn mực pháp lý về thực thi công vụ; thi hành pháp luật. Đồng thời có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho những ai “chấp hành nghiêm chỉnh chuẩn mực pháp lý”, bằng cả vật chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, gương mẫu của công chức trong thực thi công vụ. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức là công việc thường xun, lâu dài, địi hỏi sự tham gia tích cực khơng chỉ của đội ngũ cơng chức mà của tồn thể nhân dân. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cũng như tồn xã hội, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức Việt Nam sẽ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Thứ ba, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức công vụ. Giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức giúp họ hiểu được giá trị của đạo đức công vụ và tiêu chuẩn hành vi trong thực thi cơng vụ, qua đó khơi dậy động cơ đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của cán bộ, công chức. Cốt lõi của giáo dục đạo đức công vụ là làm cho cán bộ, công chức hiểu được vai trị và nghĩa vụ của mình, hiểu được giá trị và ý nghĩa

của cơng việc mà bản thân mình đang thực hiện; nắm được các tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Hoạt động kiểm tra, giám sát về việc thực hiện đạo đức công vụ cần được tiến hành thường xuyên dưới các hình thức báo cáo, kiểm tra đột xuất, lấy ý kiến của người dân… Thông qua kiểm tra, giám sát, lãnh đạo hiểu đạo đức công vụ được thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao, còn hạn chế những gì nhằm bổ sung, sửa đổi, ngăn chặn các nội dung sai lệch với việc thực hiện đạo đức công vụ. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện đạo đức công vụ nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ năm, đổi mới cơng tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ. Để xây dựng đạo đức công vụ không chỉ dựa vào sự nỗ lực tự giác của mỗi cán bộ, công chức trong phấn đấu, rèn luyện về đức và tài, khơng chỉ địi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, mà phải chấn chỉnh tổ chức, gắn chặt với công tác tổ chức, khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ (cách dùng người). Dùng người không đúng, không công tâm, khách quan, khơng vì sự nghiệp chung sẽ có hại cho dân, cho nước, sẽ suy yếu văn hóa đạo đức. Vì thế, phải cải cách thể chế, đổi mới cơng tác cán bộ theo hướng đánh giá đúng cán bộ và sử dụng đúng cán bộ, thực hiện dân chủ hóa trong cơng tác cán bộ, khắc phục hiện tượng bổ nhiệm và sử dụng cán bộ không theo năng lực, yếu kém về phẩm chất. Đây là giải pháp then chốt về xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2).

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về khái niệm về cơng vụ, đạo đức cơng vụ, vai trị của đạo đức công vụ, yêu cầu của việc nâng cao đạo đức công vụ, giải pháp nâng cao đạo đức công vụ.

Nội dung chương hệ thống việc thực hiện đạo đức cơng vụ ở nước ta thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện nghiêm đạo đức cơng vụ, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu hỏi 1. Phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cơng

Câu hỏi 2. Phân tích một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ

Câu hỏi 3. Đạo đức thực thi công vụ của công chức và đạo đức cá nhân

của công chức?

Câu hỏi 4. Thế nào là một công chức tốt? Liên hệ thực tế.

Câu hỏi 5. Phân tích các giá trị cốt lõi của công vụ. Giá trị cốt lõi của

cơng vụ ảnh hưởng gì đến việc xây dựng pháp luật về Đạo đức công vụ trong giai đoạn hiện nay?

Bài tập thực hành 1. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vai trị của đạo đức cơng

vụ của cán bộ, công chức.

Bài tập thực hành 2. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện quá trình hình thành và

phát triển đạo đức công vụ.

Đáp án bài tập thực hành 1: Người học vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vai trị

của đạo đức cơng vụ của cán bộ, cơng chức, gồm:

Thứ nhất, đạo đức cơng vụ góp phần định hướng và điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức.

Thứ hai, đạo đức cơng vụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi công vụ.

Thứ ba, đạo đức cơng vụ góp phần hồn thiện nhân cách và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức.

Thứ tư, đạo đức cơng vụ góp phần tích cực trong tiến trình cải cách hành chính, nâng cao uy tín của các cơ quan nhà nước

Đáp án bài tập thực hành 2: Người học vẽ sơ đồ tư duy thể hiện quá

trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ gồm ba giai đoạn. - Giai đoạn tự phát, tiền công vụ

- Giai đoạn pháp luật hóa, bắt buộc tuân thủ - Giai đoạn tự giác.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học đạo đức công vụ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)