BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu jcmhch_75 (Trang 27 - 29)

4.1. Đặc điểm chung

Đặc điểm về giới và tuổi của nhóm khảo sát cho thấy tỷ lệ nam nữ như nhau (1 : 1), trong đó 50% nam giới ở độ tuổi < 50 tuổi so với các tuổi khác trong cùng giới và 25% so với tổng số nam, nữ được khảo sát, nhưng lại nữ ở độ tuổi này hồn tồn khơng có trường hợp nào. Hầu hết nữ giới đều ở độ tuổi 50 tuổi trở lên (100%). Bước đầu ghi nhận kết quả cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh lý nền nặng kèm theo như đái tháo đường, suy gan, suy tim, tăng huyết áp, tai biến, béo phì… của nam giới trẻ hóa hơn nữ giới nhiều. Điều này liên quan đến yếu tố dinh dưỡng, điều trị dự phịng hay thói quen ăn uống hằng ngày đã ảnh hưởng đến và tăng nguy cơ mắc bệnh nền, do đó khi nhiễm thêm COVID-19 thì có thể trở nặng hơn so với nữ giới và sớm sẽ xuất hiện một số bệnh lý thương tổn phần mềm [16]. Mặt khác khi phát các thương tổn phần mềm ở lứa tuổi từ 50 tuổi trở lên thường gặp các trường hợp bệnh nhân già, suy kiệt, hạn chế, khó khăn trong việc xoay trở, tăng nguy cơ chèn ép phần mềm lâu gây tổn thương [17].

Về nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân do đè ép chiếm đa số 70% cao hơn các nguyên nhân khác, vấn đề này rất dễ hiểu vì do bệnh lý nền nặng trên những bệnh nhân này dẫn đến khả năng chăm sóc rất khó khăn. Đây cũng vấn đề rất nan giải cho các bác sỹ tại cácTrung tâm Hồi sức Tích cực nói chung.Các trường hợp này đều được chúng tơi đặc biệt chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, mát xa cũng như điều trị nuôi dưỡng đầy đủ.

Trong 45 ngày khảo sát với 915 trường hợp COVID-19 nặng, chúng tơi ghi nhận có 14 trường hợp tổn thương do đè ép, chiếm tỉ lệ thấp (1,5%) trên tổng số bệnh nhân tại thời điểm khảo sát. Trong số đó, có 9/14 trường hợp (64,3%) loét ép ở tuyến trước chuyển đến và các trường hợp phát hiện thương tổn trong quá trình điều trị tại trung tâm chỉ chiếm 35,7% (5/14 trường hợp). Tỷ lệ thương tổn phần mềm trên tổng số bệnh nhân điều trị hỗ trợ chiếu tia plasma tại thời điểm khảo sát chiếm 2,2% (20/915 bệnh nhân), do loét tỳ đè chiếm 0,5% bị thương tổn do nằm tại trung tâm (5/915 bệnh nhân), chiếm một tỷ lệ rất thấp. Chứng tỏ cho thấy q

trình chăm sóc, xoay trở, ni dưỡng và dự phịng các thương tổn phần mềm xảy ra trên bệnh nhân COVID-19 nặng tại trung tâm chúng tôi đã đem lại hiệu quả cao.

4.2. Đặc điểm lâm sàng

Về bệnh lý tổn thương phát hiện tại thời điểm khảo sát thì loét hoại tử độ I, II, III nhiều nhất có 14/20 trường hợp chiếm 70%, trong đó có 11 bệnh nhân có thương tổn trước khi chuyển viện. Mặt khác tại trung tâm của chúng tơi, chỉ ghi nhận có 9 trường hợp trong đó 5 trường hợp có thương tổn do loét ép, các trường hợp khác do zona, viêm da tiếp xúc.

Vùng tổn thương phần mềm chủ yếu ở vùng lưng, mông, cùng cụt (60%) thể hiện do những bệnh nặng, nguy kịch, già yếu, lú lẫn dẫn đến thường nằm lâu, hạn chế xoay trở.

4.3. Kết quả điều trị hỗ trợ vết thương phần mềm bằng tia Plasma lạnh mềm bằng tia Plasma lạnh

Trong vật lý học, có 4 trạng thái vật chất: rắn, lỏng, khí và trạng thái ly tử thể - plasma. Plasma được Irving Langmuir (1919) mô tả một môi trường chứa các vật chất khơng cịn giữ được cấu trúc phân tử của mình mà bị ion hóa, các phân tử hay ngun tử tồn tại ở dạng proton và các electron chuyển động giữa các proton. Trong môi trường plasma bao gồm nhiều thành phần như các gốc tự do, các hạt mang điện tích (electron và photon) [1].

Bệnh viện Trung ương Huế

Dựa theo nhiệt độ tương đối của các electron, ion và chất trung hòa, plasma được phân loại thành dạng nhiệt hoặc không nhiệt - plasmalạnh [2]. Plasma lạnh đã được chứng minh nhiều lợi ích trong y học nói chung và trong chuyên ngành da liễu nói riêng đối với điều trị mụn, nấm, vẩy nến, trên những vết thương mãn tính và nhiễm trùng, tác dụng diệt khuẩn rộng của plasma lạnh cũng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [3 - 6, 8, 9].

Trước khi ứng dụng chiếu tia plasma lạnh chúng tôi thay băng, rửa nước muối làm bong mảng hoại tử trên vết thương rồi chiếu để cải thiện khả năng tiếp xúc trực tiếp với mô tổn thương. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng plasma lạnh khi được ứng dụng trên cơ thể người trong quá trình điều trị vết thương an tồn đối với niêm mạc cơ thể, khơng làm ảnh hưởng đến độ ẩm của da, khơng gây kích ứng và khơng thay đổi lớp tế bào sừng [6, 18]. Sau khi kết thúc chiếu tia, chúng tôi tiếp tục đắp tấm dán ẩm, băng ép vết thương (15/20 trường hợp) chiếm 75%, một số ca còn lại sau khi chiếu xong chỉ rửa thuốc tím và bơi kem có 5/20 trường hợp (25%).

Về thời gian chiếu tia, mỗi lượt chiếu tia chúng tôi chiếu từ 3 - 5 phút. Wende (2016) kết luận rằng thời gian chiếu plasma lạnh trong 180 giây (3 phút) khơng làm tăng độc tính di truyền ở tất cả các dịng tế bào mô được nghiên cứu, và có thể ứng dụng chiếu tia plasma lạnh trong chuyên ngành Y sinh học [19]. Thời gian chiếu tia từ 3 - 7 phút được xem là tiêu chuẩn trong điều trị các vết thương mãn tính, Isbary (2013) và cộng sự chiếu tia plasma lạnh trên 70 bệnh nhân có vết thương mãn tính trong thời gian 3 - 7 phút, cho kết quả kỹ thuật an toàn đối với trên vết thương mãn tính và ghi nhận có sự cải thiện quá trình liền vết thương bởi tác động trực tiếp của plasma lạnh trên biểu bì và tế bào da [4].

Sau 14 ngày điều trị chiếu tia plasma lạnh, chúng tơi ghi nhận có 14/20 trường hợp tổn thương đã được biểu mơ hóa hồn tồn (70%). Sau 2 tuần có 18/20 (90%) vết thương hết rỉ dịch, hai trường hợp còn lại là bị lt vùng cùng cụt cịn thấm ít dịch ở băng và sau một thời gian thì khơ hồn tồn cịn các bệnh khác thì khơ hồn tồn. Toàn bộ vết thương

được ghi nhận hết đau và hết nổi mẫn hoàn toàn sau 3 tuần điều trị.

Trong giai đoạn trước khi chưa ứng dụng chiếu tia Plasma lạnh để điều trị hỗ trợ trong làm lành vết thương thì các thương tổn này thường ít tiến triển biểu mơ hóa, thậm chí lt sâu hơn và tăng tiết dịch hơn nữa, sau khi sử dụng phương pháp này vết thương sớm biểu mơ hóa, hạn chế được tăng tiết dịch ở vết thương, vết thương sớm hết nổi các mẫn đỏ, sần. Ứng dụng tia Plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ làm lành vết thương phần mềm tại trung tập chúng tơi bước đầu ghi nhận đã có hiệu quả trên thực tế.

Nguyễn Văn Diệu ứng dụng plasma lạnh trên 41/78 trường hợp nhiễm khuẫn thành bụng, kết quả cho thấy ở nhóm khơng chiếu tia Plasma lạnh (37 trường hợp), 63,4% ghi nhận lên tổ chức hạt hoàn toàn > 5 ngày, 29,3% trong vòng3 - 5 ngày và khơng trường hợp nào < 3 ngày. So với nhóm được chiếu tia plasma lạnh, phần lớn lên tổ chức hạt hoàn tồn trong vịng 3 - 5 ngày với tỉ lệ 67,6%, 27,0% lên tổ chức hạt hoàn toàn sau 5 ngày và đặc biệt có 2 trường hợp (5,4%) lên tổ chức hạt < 3 ngày [9]. Tác giả kết luận thời gian lên tổ chức hạt ở nhóm có chiếu tia Plasma nhanh hơn so với nhóm khơng chiếu tia Plasma: lý giải cho điều này, bên cạnh tác dụng diệt khuẩn, plasma lạnh cịn kích thích phát triển mạch máu nuôi dưỡng, phát triển các sợi xơ hỗ trợ cho quá trình phát triển tổ chức hạt [9].

So với tác giả, thời gian lên tổ chức hạt hoàn tồn trong nghiên cứu của chúng tơi dài hơn, với 10% dưới 5 ngày, phần lớn dưới 15 ngày (70%), điều này có thể giải thích do đặc điểm tổn thương phức tạp cũng như mơi trường chăm sóc các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi tại phịng hồi sức tích cực làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thời gian lên tổ chức hạt hoàn toàn trong nghiên cứu của Vũ Bá Quyết (2017) đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn vết thương được chiếu tia Plasma lạnh phần lớn từ 3 - 5 ngày (81,8%) [11].

V. KẾT LUẬN

Trong 45 ngày khảo sát nhanh, có 20/915 tổng số trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng thương

tổn phần mềm được điều trị hỗ trợ vết thương bằng tia Plasma lạnh. Trong số 20 trường hợp này, tỷ lệ nam, nữ 1:1, 70% nguyên nhân do loét ép độ I, II, III, 60% tổn thương vùng lưng, mông, cùng cụt. Sau 14 ngày điều trị 70% vết thương biểu mơ hóa hồn tồn, 90% hết rỉ dịch. Tia Plasma lạnh có vai trị tích cực trong hỗ trợ điều trị vết thương phần mềm đối với bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng.

Một phần của tài liệu jcmhch_75 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)