.Những bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 32)

* Phải biết rõ, tường tận tính năng của sản phẩm tài trợ thương mại và các quy tắc điều chỉnh nó.

* Phải xác định được và nắm rõ các loại rủi ro có thể phát sinh đối với từng

phương thức thanh toán cũng như từng vị thế của ngân hàng trong việc tiếp nhận và xử lý giao dịch theo từng phương thức thanh toán; quan tâm đến “Tính phù hợp” của các giao dịch trên cơ sở tuân thủ các qui tắc và qui định của địa phương về thanh toán

ngoại tệ ra nước ngồi, về phịng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại (trong đó, các dấu hiệu “Những lá cờ đỏ” mà Citi Group đã đúc kết được xem là rất có ý nghĩa đối với việc kiểm tra “Tính phù hợp” của các giao dịch).

* Phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình xét ở nhiều khía cạnh từ năng lực kinh doanh, nhu cầu hoạt động cho đến uy tín trong kinh doanh, mức độ trung thành

trong quan hệ nhằm một mặt, gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng của họ và mặt khác, hạn chế quan hệ với những khách hàng có ý đồ không tốt.

* Phải thiết lập đầy đủ, đồng bộ các điều lệ cần thiết cũng như ký kết các chứng từ pháp lý, các thỏa ước với khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi

tiếp nhận và thực hiện các giao dịch trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn pháp lý đối với những văn kiện, thỏa thuận như vậy.

* Trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ, cần làm tốt vai trò của ngân hàng dù ở bất kỳ vị thế nào, thực hiện và xử lý giao dịch một cách cẩn thận nhất với lưu ý “Đừng bao giờ nghĩ rằng ngân hàng đối phương luôn làm tốt công việc của họ”.

Kết luận chương 1

Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và đối với

mọi đối tượng liên quan. Để phịng chống rủi ro, những người làm cơng tác kinh

doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, từ nhà quản trị cấp cao cho đến

những cán bộ thực thi, cần phải nghiên cứu, nắm vững quy trình quản trị rủi ro, bắt đầu từ việc hiểu về rủi ro rồi tiến đến nhận dạng - phân tích - đo lường - kiểm sốt nhằm tìm ra những biện pháp phịng tránh và khắc phục rủi ro một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại, tổn thất.

TTXNK của các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác

động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế

nói chung. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động TTXNK của các ngân

hàng thương mại, đặc biệt là các phương thức thanh toán gắn liền với nó, đều hàm

chứa những rủi ro khác nhau và có thể xảy đến với tất cả đối tượng liên quan, nhất là đối tượng trung gian “ngân hàng”. Do đó, việc nhận biết và kiểm sốt được các rủi ro

trong từng phương thức thanh tốn thơng dụng là rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị TTXNK cũng như đối với đội ngũ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này, và có như vậy các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ TTXNK mới mong đạt được sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Với tinh thần đó, tìm hiểu cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK của Citi Group, một tập đồn tài chính lớn và rất phát triển hiện nay, là việc làm vô cùng cần thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng ngoại thương nói riêng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm q báu để phịng ngừa rủi ro, giảm thiểu thiệt hại trong tiến trình hoạt động khi mà lĩnh vực hoạt động này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp trong môi trường hội nhập, thời kỳ hậu WTO.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng quốc gia, NHNT ra đời và đánh dấu một bước quan trọng trong hoạt động của

ngành ngân hàng Việt Nam. Tính đến nay, NHNT đã trải qua hơn 40 năm hoạt động và phát triển với rất nhiều biến cố và sự kiện đáng lưu ý.

Vào những năm đầu hoạt động, NHNT chỉ là một vệ tinh của Ngân hàng nhà

nước. Tuy nhiên, với khát vọng vươn lên, không chấp nhận tình trạng hoạt động bó

hẹp, trong những năm tiếp theo đó, NHNT đã nỗ lực chuyển mình, trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh độc lập, chuyển từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối sang môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, bắt đầu đeo đuổi chính sách đổi mới hoạt động để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Hơn thế nữa, mọi cố

gắng, nỗ lực của NHNT đều tập trung vào việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại bằng cách áp dụng

Trong bối cảnh tăng tốc của hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để đẩy

nhanh tiến trình hội nhập cũng như tạo thực lực vững chắc cho thời kỳ hậu hội nhập, NHNT đã khẩn trương và ráo riết thực hiện các chiến lược khác nhau. Với chiến lược “Đổi mới để phát triển và không ngừng đổi mới” tập trung vào ba vấn đề cơ bản là

“Đổi mới về tổ chức cán bộ; Đổi mới về cơ chế, nghiệp vụ kinh doanh; Đổi mới về

phong cách điều hành, lề lối làm việc, giao tiếp phục vụ khách hàng”, NHNT đã đạt

được những thành cơng đáng kể. Tính đến nay, NHNT đã phát triển thành một hệ

thống vững mạnh gồm:

* 60 chi nhánh cấp 1 (gồm 28 “chi nhánh cấp 1 hoạt động đầy đủ” và 32 chi

nhánh cấp 2 vừa được nâng cấp lên “chi nhánh cấp 1 hoạt động không đầy đủ” vào

12/2006 theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) và gần 100 phịng giao dịch trên tồn quốc.

* 1 cơng ty tài chính (VietNam Peace Finance Co) ở Hongkong, 2 văn phòng

đại diện ở Pháp và Singapore (Ghi chú: văn phòng đại diện ở Nga đã tạm ngừng hoạt động).

* 3 công ty trực thuộc gồm Cơng ty chứng khốn NHNT, Cơng ty khai thác tài sản và Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank về kinh doanh văn phịng.

* góp vốn cổ phần vào 3 doanh nghiệp (Cty CP Bảo hiểm Xăng dầu, Cty CP Bảo hiểm Nhà rồng, Cty CP Đồng Xuân), 6 ngân hàng (NHTM CP Xuất Nhập Khẩu, NHTM CP Sài Gịn Cơng Thương, NHTM CP Gia Định, NHTM CP Quân Đội, NHTM CP Quốc Tế, NHTM CP Phương Đơng) và 1 quỹ tín dụng (Quỹ Tín dụng nhân dân Trung Ương).

* tham gia 2 liên doanh với nước ngoài gồm Ngân hàng liên doanh ShinhanVina Bank và Cơng ty liên doanh Vietcombank-Bonday về kinh doanh văn phịng)

và đạt được những thành tựu sau:

* là ngân hàng thương mại phục vụ kinh tế đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam. * là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

* là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam; có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; có hàng trăm tài khoản mở ở các ngân hàng nước ngoài, trong đó có nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới,

bằng nhiều loại ngoại tệ chuyển đổi thông dụng như Đô la (Mỹ, Úc, Canada,

Hongkong...), Yên Nhật, Bảng Anh, Euro. Với hệ thống đại lý rộng khắp và quan hệ tài khoản đa dạng, hoạt động hiệu quả, NHNT luôn đảm bảo phục vụ một cách nhanh

chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí đối với yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt cịn nâng cao uy tín của khách hàng trong nước đối với các đối tác nước ngoài.

* là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Tổ chức thanh tốn tồn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa Card, Master Card...

* là ngân hàng đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master; là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam cho các tổ chức thẻ như Visa, Master, American Express, JCB; hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.

* là đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. * là ngân hàng thương mại có tỷ trọng thanh tốn và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam.

* được chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.

* là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh

toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh doanh của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005

Đvt: tỷ VND Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Tổng tích sản (tỷ VND) 65.633 76.682 81.496 97.321 121.200 136.721 Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 15.639 16.505 29.295 39.630 53.605 61.044 Huy động vốn (tỷ VND) 54.022 60.968 64.688 97.320 110.142 125.662 Vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 2.052 2.037 4.398 5.735 7.833 8.416 Nhân sự (người) 2.680 3.100 4.185 4.937 5.589 6.700

Tổng thu nhập (tỷ VND) 2.430 5.604 3.873 4.841 6.562 7.495 Lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) 212,38 312,81 328,95 876,81 1.274,71 1.759,88 Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND) 212,71 223,68 596,23 917.79 1.292,55

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT) Một trong những lĩnh vực hoạt động tạo nên danh tiếng của NHNT trên trường quốc tế là lĩnh vực thanh tốn quốc tế, trong đó TTXNK đóng vai trị chủ đạo và chiếm tỷ trọng chủ yếu về doanh số hoạt động cũng như về thu nhập dịch vụ. Số liệu thực tế cho thấy hoạt động TTXNK tại NHNT phát triển mạnh qua các năm và chiếm thị phần khá cao trong hoạt động TTXNK của cả nước. Trong giai đoạn 2000 - 2005, hoạt động này luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với tỷ trọng trung bình được duy trì là

khoảng 28% trong tổng kim ngạch TTXNK của cả nước và mức tăng bình quân là 26%/năm. Theo “Báo cáo tổng kết thanh toán quốc tế của NHNT”, trong năm 2004 và năm 2005, thu nhập đạt được từ TTXNK khá cao (chỉ xếp sau khoản thu lãi từ hoạt động cho vay tín dụng) lần lượt là 211,85 tỷ đồng (chiếm 71% so với tổng thu thanh

toán quốc tế là 298,82 tỷ đồng) và 216,43 tỷ đồng (chiếm 65,17% so với tổng thu thanh toán quốc tế là 332,13 tỷ đồng).

Bảng 2.2: Doanh số TTXNK của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005

Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu

Thanh toán xuất khẩu 4.163 4.421 4.675 5.693 6.967 9.375 Thanh toán nhập khẩu 5.008 4.846 5.540 6.756 9.414 11.583

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT)

Thanh toán xuất nhập khẩu 9.171 9.267 10.215 12.449 16.381 20.958

Bảng 2.3: Thị phần TTXNK của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005

Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Kim ngạch NHNT 9.171 30.120 9.267 31.247 10.215 36.452 12.449 45.405 16.381 58.457 20.958 69.420 (triệu USD) Cả nước

30,48 29,65 28,02 27,42 28,02 30,19

Tỷ trọng (%) NHNT

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT

Tuy nhiên, trong q trình phát triển, NHNT vẫn cịn những tồn tại và phải đối

mặt với thật nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, nhất là tình trạng cạnh

tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt cùng với tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng với nhiều biến hóa khác nhau. Do đó, hiện nay, NHNT

đang tập trung mọi nỗ lực vào việc xóa bỏ những lệch lạc trong chỉ đạo điều hành cũng

như những yếu kém trong nghiệp vụ nhằm tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống NHNT nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.

2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT: 2.2.1.Tình hình hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu:

Hoạt động TTXNK tại NHNT gần như gắn liền với 3 phương thức thanh toán cơ bản và thông dụng nhất trong thực tế là Chuyển tiền, Nhờ thu (chủ yếu là Nhờ thu chứng từ) và Tín dụng chứng từ. Trong giai đoạn 2000 - 2005, hoạt động này có những

điểm đáng chú ý sau:

Trong thanh toán xuất khẩu, NHNT giữ thị phần thanh toán lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như: Dầu thô, Gạo, Thủy sản, Than đá, Hạt tiêu, Hạt điều. Đối với các mặt hàng xuất khẩu khác như: Giày dép, Dệt may, Cao su, Trà…, tỷ trọng

thanh tốn qua NHNT rất thấp, thậm chí khơng đáng kể, và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy việc duy trì thị phần thanh tốn xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như Dầu thô, Gạo, Thủy Sản bằng cách giữ chân các khách hàng xuất khẩu các mặt hàng này là việc làm cấp thiết trong tiến trình hoạt động và phát triển của hệ

thống NHNT. Về thị trường tiêu thụ, Mỹ chíếm thị phần đáng kể trong doanh số thanh tốn xuất khẩu với các mặt hàng chủ yếu là Dầu thô, Thủy sản, Dệt may. Các quốc gia Singapore, Hongkong, Nhật Bản cũng là những thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu lớn. Xét theo phương thức thanh toán, doanh số thanh toán xuất khẩu của NHNT bao gồm doanh số thanh toán theo L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến cho các tổ chức kinh tế, dự án và định chế tài chính, trong đó, thanh tốn chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng áp

đảo cả về số lượng lẫn trị giá giao dịch.

Bảng 2.4: Thị phần thanh toán xuất khẩu của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 200

Kim ngạch NHNT 4.163 14.483 4.421 15.029 4.675 16.706 5.693 20.149 6.967 26.503 9.375 32.442 (triệu USD) Cả nước

28,74 29,41 27,98 28,25 26,29 28,90

Tỷ trọng (%) NHNT

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT

Báo cáo tổng kết cơng tác thanh tốn quốc tế 2000 - 2005 của NHNT)

Thanh tốn nhập khẩu qua NHNT ln chiếm thị phần cao và ổn định hơn so với thanh toán xuất khẩu. Xét trong phạm vi quốc gia, mức tăng trưởng về thanh tốn nhập khẩu qua NHNT nhìn chung cũng cao hơn mức tăng trưởng của cả nước. Dẫn đầu về tỷ trọng và mức tăng trưởng thuộc về Sở giao dịch tại Hà Nội và các chi nhánh như: TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Hà Nội, An Giang, Bình Dương…Các mặt hàng nhập khẩu chiến lược trong thanh toán nhập khẩu tại NHNT gồm: Xăng dầu, Máy móc thiết bị, Sắt thép, Hóa chất. Xét theo phương thức thanh toán, doanh số thanh toán nhập khẩu của NHNT bao gồm doanh số thanh toán L/C, nhờ thu và chuyển tiền đi cho các tổ chức kinh tế, dự án và định chế tài chính, và thanh tốn chuyển tiền đi cũng chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng giao dịch.

Bảng 2.5: Thị phần thanh toán nhập khẩu của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Kim ngạch NHNT 5.008 15.637 4.846 16.218 5.540 19.746 6.756 9.414 31.954 11.583 36.978

(triệu USD) Cả nước 25.256

32,03 29,88 28,06 26,75 29,46 31,32

Tỷ trọng (%) NHNT

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT

Báo cáo tổng kết cơng tác thanh tốn quốc tế 2000 - 2005 của NHNT)

2.2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)