Kế tốn tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH tại Cơng ty may Đáp Cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty may đáp cầu (Trang 30 - 34)

II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CƠNG TY MAY ĐÁP CẦU

4. Kế tốn tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH tại Cơng ty may Đáp Cầu

4.1 Tài khoản kế toán sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 211 “ TSCĐHH hữu hình” làm TK tổng hợp và các

TK cấp 2 chi tiết như sau:

- TK 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các cơng trình xây dựng cơ bản của Cơng ty như: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào chỉ giới, phân xưởng…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TK 221.3: máy móc thiết bị: phản ánh các loại máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như: máy móc chun dùng, dây chuyền cơng nghệ, và các máy móc khác.

- TK211.4: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: phản ánh giá trị phương tiện vận tải: ôtô, xe nâng, …và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện nước, băng tải…

vụ quản lý như: máy vi tính, máy fax, kiểm tra chất lượng…

- TK 211.8: Tài sản cố định khác: phản ánh giá trị các loại TSCĐHH khác không nằm trong các loại trên.

4.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH

4.2.1 Kế toán tăng TSCĐHH do mua sắm

Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, thiết bị sản xuất của từng xí nghiệp. Cơng ty phải đề đơn lên Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được sự chấp nhận Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐHH. Sau khi đưa bản nghiệm thu và bàn giao máy móc thiết bị (MMTB), đồng thời bên bán sẽ viết hoá đơn làm cơ sở để thanh toán và đây là một trong những căn cứ cùng với chứng nhận chi phí phát sinh có liên quan để có thể tính ngun giá TSCĐHH để kế tốn ghi vào sổ và thẻ kế tốn có liên quan.

Khi mua TSCĐHH về, công ty tiến hành lập các chứng từ : - Hợp đồng kinh tế

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐHH - Hoá đơn GTGT

- Biên bản thanh lý hợp đồng

Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch tốn tổng hợp tăng TSCĐHH, trích khấu hao theo quy định.

Ví dụ 3: Do nhu cầu mua máy móc phục vụ sản xuất, ngày 12/10/2004

Công ty ký hợp đồng mua một bộ Máy may trang trí, nhãn hiệu TAKING, mã số TK–117 và TK-138 sản xuất tại Đài Loan để trang bị cho Công ty. Với giá 2,790 USD, thuế suất GTGT 5%, chi phí vận chuyển và lắp đặt do bên bán chịu. Đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Khi cơng việc mua bán đã hồn thành, kế tốn tập hợp các chứng từ có liên quan để thành lập hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 07) - Hoá đơn GTGT (Phụ lục0 8)

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐHH (Phụ lục 09) - Biên bản thanh lý hợp đồng (Phụ lục 10)

- Phiếu chi tiền mặt (Phụ lục 11)

BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐHH

Nợ TK 211: 43.975.980 đ Nợ TK 133.2: 2.198.799 đ Có TK 112: 46.174.779 đ

Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 2 (Phụ lục 12) và đến cuối tháng ghi vào sổ cái của TK 211 (phụ lục14) và các TK có liên quan.

BT 2: Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 414: 43.975.980đ

Có TK 411: 43.975.980 đ

Bút tốn này được phản ánh trên NKCT số 10 (Phụ lục13) 4.2.2 Kế toán tăng TSCĐHH xây dựng cơ bản hoàn thành

Để tiến hành xây dựng mới các cơng trình thì trước hết Cơng ty phải xin phép Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận, Công ty sẽ bỏ thầu (đối với các cơng trình lớn ) rồi ký kết hợp đồng xây lắp với các Công ty xây dựng đảm nhận công việc thi công.

Sau khi kết thúc q trình thi cơng, Cơng ty sẽ lập biên bản nghiệm thu cơng trình để đánh giá chất lượng thi cơng. Khi cơng trình đã được tổ giám định chấp nhận về chất lượng của cơng trình thì hai bên sẽ làm biên bản thanh lý và bàn giao cơng trình, đồng thời bên nhận thầu sẽ phát hành hố đơn thanh tốn cơng trình xây dựng hồn thành và đây sẽ là căn cứ để ghi sổ nghiệp vụ này.

Trong trường hợp này thì thủ tục giấy tờ gồm: - Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp - Biên bản nghiệm thu và bàn giao cơng trình - Biên bản thanh lý hợp đồng xây lắp

- Hoá đơn GTGT - Phiếu chi

4.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH

Hiện nay tại Cơng ty may Đáp Cầu thì hầu hết các TSCĐHH giảm do thanh lý hoặc nhượng bán cho đơn vị khác. Nhưng TSCĐHH này hầu hết đều đã lạc hậu, cũ nát, qua nhiều lần sửa chữa nhưng chúng không đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị hoặc có nhưng thấp hơn so với các máy móc khác trên thị trường.

4.3.1 Giảm do nhượng bán TSCĐHH

Trước khi nhượng bán TSCĐHH phải làm đơn đề nghị nhượng bán TSCĐHH không cần sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận công ty sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán TSCĐHH với bên có nhu cầu mua. Tiếp theo là bàn giao thiết bị cho bên mua. Đây là căn cứ để lập phiếu thu tiền, sau đó cùng với bên mua Công ty sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế: Cuối cùng sẽ hạch toán ghi giảm TSCĐHH hiện có của Cơng ty và hạch tốn phần thu nhập

Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng kinh tế - Hó đơn thanh tốn

- Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.

Ví dụ 4: Ngày 14/10/2004 Cơng ty nhượng bán 16 chiếc Bàn là treo HYS6.

Nguyên giá 59.396.448 đ, giá trị hao mòn luỹ kế: 35.061.720. Giá nhượng bán là: 18.000.000 (gồm cả thuế GTGT 5%). Chi phí sửa chữa tân trang là 1.050.000đ cả thuế GTGT 5%.

Căn cứ vào các chứng từ, kế toán phản ánh vào sổ như sau:

BT1: Xoá sổ nhượng bán

Nợ TK 214: 35.061.720 Nợ TK 811:24.334.728

Có TK 211: 59.396.448

Bút tốn này phản ánh trên NKCT số 9 (Phụ lục 15)

BT 2: Phản ánh số tiền thu hồi từ nhượng bán tài sản trên, thu bằng chuyển

khoản

Nợ TK 111: 18.000.000

Có TK 711: 17.100.000 Có TK 333.11: 900.000

Bút tốn này phản ánh trên bản kê số 1 (Phụ lục 16)

BT 3: Chi phí nhượng bán, doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt, kế toán ghi

Nợ TK 811: 997.500 Nợ TK 133.1: 52.500

BT4: Nợ TK 112: 18.000.000

Có TK 131: 18.000.000

4.3.2 Giảm do thanh lý:

Để thanh lý một TSCĐHH Công ty phải làm đơn đề nghị thanh lý TSCĐHH lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Khi có sự chấp nhận, Cơng ty sẽ thành lập hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc làm trưởng ban đánh giá TSCĐHH thanh lý nói trên, từ đó làm cơ sở quyết định giá. Sau khi có quyết định đánh giá Cơng ty sẽ bàn giao TSCĐHH cho đối tượng có nhu cầu và đồng thời phát hành hoá đơn GTGT để làm cơ sở thanh toán. Căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐHH thanh lý, kế toán ghi giảm TSCĐHH hiện có của Cơng ty và hạch tốn phần thu nhập và các chi phí phát sinh.

Chứng từ sử dụng :

- Biên bản xin thanh lý TSCĐHH - Hợp đồng kinh tế bán TSCĐHH - Hoá đơn GTGT

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty may đáp cầu (Trang 30 - 34)