1.1.5 .Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
2.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Phép chiếu và hệ quy chiếu
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thơng tin đất đai, bản đồ địa chính trên tồn bộ lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở tốn học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ.
Bản đồ địa chính của nước ta được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng lưới chiếu Gauss (hệ quy chiếu HN - 72). Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục địa chính đã cơng bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Nhà nước VN - 2000 nên sau này sẽ chính thức sử dụng lưới chiếu UTM trong ngành địa chính. Từ đó bản đồ địa chính được quy định thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000.
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 có các thơng số cơ bản như sau:
- Elipsoit quy chiếu quốc gia: là Elipsoit WGS - 84 toàn cầu, được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước như sau:
+Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 m. +Độ dẹt: α = 298,257223563. +Tốc độ góc quay quanh trục ω : 7292115,0 x 1011 rad/s.
- Điểm gốc tọa độ quốc gia: là điểm N00 đặt trong Viện nghiên cứu địa chính, đường Hồng Quốc Việt, Hà Nội.
- Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 3o, sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa của mỗi múi là k0 = 0,9999, kinh tuyến trục 1080 30’
- Hệ tọa độ vng góc phẳng có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trục quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía Tây 500km.