Các bước thực hiện biên tập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm microstation và phần mềm famis tại xã cát thành, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 40 - 59)

1.1.5 .Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính

2.3. Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và Famis

2.3.2. Các bước thực hiện biên tập bản đồ địa chính

a. Các thao tác trên phần mềm Microstation SE

Mở file trên phần mềm Microstation SE

Số liệu thu thập được là file bản đồ địa chính đã được đo vẽ trên tồn xã Cát Thành, tiến hành mở bản vẽ như sau:

Nháy kép biểu tượng Microstation trên màn hình sẽ xuất hiện màn hình đồ họa. Trên hộp thoại ta chọn File “tong xa cat thanh” rồi ấn OK.

Lúc này màn hình xuất hiện bản đồ gốc đo vẽ tổng thể của xã Cát thành:

* Chuẩn hệ tọa độ

File số liệu thu thập được mới chỉ là file thô nên cần tiến hành chuẩn hóa dữ liệu

Chuẩn màu sắc:

Chọn “File Default Attach” để chuyển màu về đúng quy phạm

Quy định màu cho từng đối tượng theo bảng thiết kế chung Chuẩn phân lớp đối tượng:

Ta tiến hành phân lại lớp cho các đối tượng bản đồ như sau: - Lớp ranh giới thửa đất: Lớp 10

- Lớp nhãn thửa: Lớp 13 - Lớp kênh, mương, rãnh: Lớp 32 - Lớp khung bản đồ: Lớp 63 - Lớp tường nhà: Lớp 14 - lớp đường giao thông: Lớp 23 - Tâm thửa: Lớp 11 - Khung, bảng chắp: Lớp 63 Các thao tác phân lớp đối tượng

- Đặt tên lớp:

Vào Menu trên Microstation chọn “Setting Level Name”. Trên màn

hình xuất hiện cửa sổ Level Name:

- Đánh mã số lớp vào ô Number - Đánh tên của lớp vào ô Name - Đánh giải thích vào ơ Comment Sau đó ấn “OK” để chấp nhận.

Do tài liệu thu thập được không ở khuôn dạng chuẩn nhưng đã được thể hiện màu cho từng lớp đối tượng nên phải tiến hành phân lớp lại các đối tượng. Trình tự được thực hiện như sau:

- Sử dụng lệnh “Edit Select By Attribute”

- Chọn level chứa đối tượng tại trường “Level” và màu của đối tượng tại trường “Symbology” sau đó chọn “Execute”.

- Sau đó, chọn lệnh “Change Element Attribute” để thay đổi thuộc tính của các đối tượng về level tương ứng của đối tượng theo quy phạm.

b. Các thao tác trên phần mềm Famis 2011

“mdlload C:\Famis\Famis” ấn “Enter” trên màn hình xuất hiện menu chính của phần mềm Famis và hộp thoại đăng nhập mã đơn vị hành chính.

Từ hộp thoại ta đánh tên xã “Cát Thành”; Tên huyện “Phù Cát”, Tên tỉnh

“Bình Định” và ấn vào “Chấp nhận”.

Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ

Từ Menu ta chọn: “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối với cơ sở dữ liệu”

Tạo Topology

- Sửa lỗi

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tự động tìm, sửa lỗi”

Từ hộp thoại ta ấn “Parameters” xuất hiện cửa sổ giao diện

Ta ấn “Tolerances” sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện

Đặt các thông số cần thiết: mỗi một Level có thể có một giá trị khác nhau. Giá trị mặc định cho trường này là -0.01 tức là không xử lý. Ở đây ta sửa lỗi cho Level nào đó ta chỉ cần kích chuột vào level đó rồi xóa dấu (-) đằng trước hệ số và ấn

“Set”. Làm lần lượt đối với Level 10, 14, 23 và 32 rồi quay lại cửa sổ MRF Clean

rồi ấn “Clean” để tìm sửa lỗi.

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Sửa lỗi”

Xuất hiện giao diện:

Kích chuột vào chữ “Next” để hiển thị lỗi mà chức năng MRF Flag báo. Màn hình bản đồ xuất hiện nơi nào có chữ D là nơi ấy cịn có lỗi, cần tự sửa bằng tay.

Khi hết lỗi chữ “Next” mờ đi và dòng “Edit Status” hiện “No flags!!!” có nghĩa là lỗi đã được sửa hết. Sửa xong ta kích chuột vào nút “Del All Flags”.

- Tạo vùng

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng”

Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:

Chọn các Level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng: - Level tạo: 10,23,32

- Loại đất: 60 - MDSD2003: BCS

Ta đánh dấu vào ô tạo Topology mới

Kích chuột vào ơ “Tạo vùng” để bắt đầu q trình tạo vùng. Kích chuột vào ơ “Ra khỏi” để kết thúc chức năng.

Sau khi đã tạo vùng xong ta vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối với cơ sở dữ liệu” để lấy thông tin mới.

- Tạo bảng chắp

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo bản đồ địa chính”

Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:

Đặt tỷ lệ cần tạo là 1/1000.

Ta chọn vào “Tạo bảng chắp” rồi kích chuột vào một điểm bên trái màn hình - điểm cao nhất của khu đo và một điểm bên phải màn hình - điểm thấp nhất của khu đo sau đó kích chuột phải. Màn hình xuất hiện bảng chắp cho tồn khu đo, sau khi đã tạo xong bảng chắp ta kích chuột vào biểu tượng của thanh cơng cụ text để đánh số thứ tự mảnh theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Hình 2.2: Bản đồ tổng khu đo sau khi đã tạo bảng chắp

Tạo mảnh bản đồ địa chính

Tạo bản đồ địa chính”.

Sau đó ấn vào “Chọn vị trí mảnh” rồi kích chuột vào vị trí của bản đồ cần tạo ra từ bản đồ nền

Lúc này xuất hiện cửa sổ giao diện:

Ta ấn “OK” khi đó ta được một mảnh bản đồ địa chính theo đúng tỷ lệ đã chọn. Chức năng sẽ tự xác định được tọa độ khung dựa vào nguyên tắc chia mảnh theo quy định trong quy phạm. Lúc này bản đồ được tạo sẽ ghi vào File có tên là

DC42.dgn.

Tạo Topology

Tạo Topology cho bản đồ địa chính là thực hiện lại các bước như đã thực hiện với bản đồ nền (tiến hành sửa lỗi sau khi hết lỗi tạo vùng).Khi tạo Topology xong

thì diện tích thửa cũng tự động được tính. - Sửa lỗi:

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tự động tìm, sửa lỗi”

Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Từ hộp thoại ta ấn “Parameters” xuất hiện cửa sổ giao diện

Ta ấn “Tolerances” sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện

Đặt các thông số cần thiết: mỗi một Level có thể có một giá trị khác nhau. Giá trị mặc định cho trường này là -0.01 tức là không xử lý. Ở đây ta sửa lỗi cho Level

nào đó ta chỉ cần kích chuột vào level đó rồi xóa dấu (-) đằng trước hệ số và ấn

“Set”. Làm lần lượt đối với Level 10, 14, 23 và 32 rồi quay lại cửa sổ MRF Clean

rồi ấn “Clean” để tìm sửa lỗi.

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Sửa lỗi”

Xuất hiện giao diện:

Ta thấy ở ở dòng “Edit Status” hiện “No flags!!!” mà chức năng MRF Flag báo có nghĩa là khơng có lỗi.

- Tạo vùng

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng”

Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:

Chọn các Level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng: - Level tạo: 10,23,32

- MDSD2003: BCS

Ta đánh dấu vào ơ tạo Topology mới

Kích chuột vào ơ “Tạo vùng” để bắt đầu q trình tạo vùng. Kích chuột vào ơ “Ra khỏi” để kết thúc chức năng.

Lúc này các thửa đất trên màn hình sẽ hiện ra tâm thửa:

Sau khi đã tạo vùng xong ta vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối với cơ sở dữ liệu” để lấy thông tin mới.

Đánh số thửa

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động”.

Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Bắt đầu đánh số từ: 1 - Kiểu đánh: Tất cả

- Đánh zích zắc

Sau khi chọn xong các thống số ta ấn vào “Đánh số thửa”.Sau khi đánh số thửa xong ta có được số thửa cuối cùng bằng tổng số thửa có trong khu đo vẽ.

Gán dữ liệu

Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, địa chỉ, diện tích… Ta phải ghi đầy đủ dữ liệu rồi gán cho từng thửa.

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thơng tin đại chính ban đầu Gán dữ liệu từ nhãn”.

Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Ta chọn các thông số cần gán trong trường dữ liệu rồi nhấn “Gán”.

Vẽ nhãn thửa

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Xử lý bản đồ Vẽ nhãn thửa”. Xuất hiện

- Trường: Số thửa - Loại nhãn: Nhãn thửa - Kích thước chữ: 2 - Tỷ lệ bản đồ: 1/1000 - Đánh dấu vào ô Mdsd2003

- Giới hạn diện tích thửa nhỏ: 100.0

Chọn các thơng số xong ấn “Vẽ nhãn” sau đó ấn vào “Ra khỏi” để kết thúc chức năng. Sau đó ta được:

Hồn thiện bản đồ địa chính

Sau khi đã gán nhãn thửa ta tiến hành biên tập:

- Nhãn thửa theo Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:5000 ban hành theo quyết định số: 719/1999/QĐ-DDC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.

- Chú thích đường, mương, rãnh có trên bản đồ.

Tạo khung bản đồ địa chính

Cần tạo khung bản đồ địa chính với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong quy phạm.

Xuất hiện cửa sổ giao diện và ta điền các thơng tin: - Khung: Bản đồ địa chính - Tỷ lệ: 1/1000 - Level: 63 - Tên xã: Cát Thành - Tên huyện: Phù Cát - Tên tỉnh: Bình Định - Phá khung: 100 Sau đó nhấn “ chọn bản đồ”

Phá khung: Việc phá khung để đảm bảo bao trọn thửa nếu phần diện tích của

thửa nằm trong tờ bản đồ biên tập lớn hơn phần diện tích nằm trong tờ bản đồ kề cạnh nhau. Đối với bản đồ này em chọn khoảng phá khung là 100.

Tiếp đó ta ấn vào “Vẽ khung” ta sẽ có số hiệu bản đồ và tọa độ 4 góc khung

Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là thành phần quan trọng trợ giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Famis cho phép tạo ra các loại hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo mẫu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo hồ sơ kỹ thuật”

Trên màn hình xuất hiện hộp thoại:

- Chọn loại: Kết quả đo đạc DC - Tỷ lệ hiện trạng vị trí: 1/1000

- Kích chuột vào vẽ chiều dài cạnh,vẽ tứ cận, vẽ đỉnh thửa…như trên ảnh. Chọn các mục cần thiết cho hồ sơ cần in ra

Sau khi chọn xong ta kích chuột vào “Chọn thửa”, sau đó ta ấn đúp chuột trái vào tâm thửa cần tạo hồ sơ.Trên màn hình xuất hiện hồ sơ thửa đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Đồ án tốt nghiệp là kết quả của khơng chỉ q trình thực tập tốt nghiệp mà còn là kết quả của thời gian học tập lâu dài. Thời gian thực tập và viết đồ án vừa qua đã giúp em ôn lại và bổ sung nhiều kiến thức đã học, đồng thời là cơ hội để tìm hiểu nghiên cứu những kĩ thuật, cơng nghệ và quy trình sản xuất rất mới và thực tế. Qua

quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về lý thuyết và tiến hành cơng tác biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis, em đã đạt được những thành quả sau:

- Em đã biết và sử dụng được phần mềm Microstation và Famis trong biên tập và thành lập bản đồ địa chính. Đã biết quy trình để biên tập và thành lập bản đồ.

- Đã hoàn thành được một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và các loại hồ sơ kỹ thuật khu vực xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Trong thời gian thực tập và làm đồ án em có một số nhận xét sau:

- Phần mềm Microstation và Famis sử dụng Tiếng Việt rất thuận tiện cho người sử dụng. Famis cho phép lưu trữ, trao đổi, truy cập thơng tin rất nhanh chóng, chính xác, thuận tiện giữa cơ sở dữ liệu không gian đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện đại.

- Đi sâu vào tìm hiểu cơng tác thành lập bản đồ địa chính qua đó cho thấy: việc ứng dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính là hướng đi đúng đắn cho cơng nghệ thành lập bản đồ số có chất lượng cao.

Kiến nghị

Kiến nghị đơn vị thi công thực hiện đo vẽ cử những cán bộ đo vẽ có trình độ chun mơn cao có kinh nghiệm trong công việc và cung cấp thiết bị đo vẽ cũng như các phần mềm đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hiện đại đạt tiêu chuẩn kĩ thuật để đảm bảo mức độ chính xác cao của mỗi sản phẩm đo vẽ bản đồ địa chính.

Cần có những biện pháp duy trì và bảo vệ tốt các mốc trắc địa đã chơn ngồi thực địa, tránh để mất mát hay bị vỡ các điểm mốc, cần phải tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân, để hiểu được vai trị và tầm quan trọng của nó, vì chúng được sử dụng vào mục đích như: Giải quyết tranh chấp về đất đai, đo đạc thành lập bản đồ

địa chính; phục vụ cho thiết kế xây dựng đô thị, đường giao thông và hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã sau này.

Ngoài ra cần thường xuyên chỉnh lý biến động trên cả bản đồ giấy và bản đồ số, khi các thửa đất trên địa bàn xã có biến động để việc quản lý đạt hiệu quả cao.

Quá trình sử dụng phần mềm MICROSTATION và FAMIS thành lập bản đồ địa chính xã Cát Thành là rất phù hợp với sự phát triển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bản đồ địa giới hành chính: hồ sơ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT). Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện và tỉnh). Được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi đo đạc lập bản đồ địa chính.

[2]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299). tuy nhiên qua thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý.

[3]. Bản đồ địa giới hành chính: hồ sơ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT). Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện và tỉnh). Được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi đo đạc lập bản đồ địa chính.

[4]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299), tuy nhiên qua thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý.

[5]. Giáo trình đo đạc địa chính của PGS – TS Nguyễn Trọng San, Hà Nội – 2011

[6]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation - Viện Ngiên cứu Địa chính - Hà Nội [7]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis - Viện Ngiên cứu Địa chính - Hà Nội.

[8]. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 - Tổng cục Địa chính - 2004.

[9]. Thơng tư “ Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia VN - 2000”

[10]. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT: thông tư hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm microstation và phần mềm famis tại xã cát thành, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)