Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 2005-2007

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 48 - 56)

Chỉ tiêu 2005 2006 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2007 Tỷ lệ tăng trưởng(%) 1. Doanh thu 22 788 29 713 28 34 438 16 2. Chi phí 19 655 27 052 38 31 758 17

3. Lợi nhuận trước thuế 3 133 2 661 -15 2 680 0

4. Nộp NSNN 1 250 1 630 30 3 100 90 5. Thu nhập bình quân (Đvị :triệu đồng/tháng) 3.3 3.7 12 4 8 6. Tổng tài sản 16 010 21 653 35 26 629 23 7. Vốn chủ sở hữu 5 545 8 582 55 9 500 11 8. Đầu tư XDCB 4 100 8 750 113 11 340 30 9. Tỷ suất LNTT/DT (%) 12 9 7.7 10.Tỷ suất LN/Vốn CSH (%) 40 25 27 11. GDP 8 535 10 253 20 13 200 28

Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của TKV (2005-2007)

(Đvị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Ban Kế tốn- Thống kê - Tài chính, TKV)

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 2005-2007 2005-2007

Nhận xét:

Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam đều có sự tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là sự tăng trưởng

của năm 2006 so với năm 2005. Điều này thể hiện, Tập đoàn hoạt động tốt và ngày càng phát triển.

- So với năm 2005, các chỉ tiêu của năm 2006 đều tăng trưởng cao (trừ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có sự giảm sút): doanh thu đạt 29713 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2005 (22788 tỷ đồng); chi phí là 27052 tỷ đồng, trong khi năm 2005 là 16555 tỷ đồng (tăng 38%); nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1250 tỷ đồng năm 2005 lên 1630 tỷ đồng năm 2006 (tăng 30%); tổng giá trị tài sản tăng 35%, vốn chủ sở hữu tăng 55% cho thấy quy mô kinh doanh đã được mở rộng. Nhờ đó, thu nhập bình qn của người lao động đã tăng từ 3.3 triệu đồng/tháng/người năm 2005 lên 3.7 triệu đồng/tháng/người.

Có được sự tăng trưởng này là do có bước chuyển đổi quan trọng trong mơ hình hoạt động kinh doanh của Tập đồn. Năm 2005, với mơ hình Tổng cơng ty 91, Tổng công ty Than Việt Nam (tiền thân của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) hoạt động độc lập với kết quả kinh doanh được phản ánh như trong bảng kết quả trên. Chuyển sang năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được thành lập, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng cơng ty Khống sản Việt Nam. Nhờ có sự chuyển đổi mơ hình kinh doanh này, mà vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam được bổ sung và tăng lên rất nhiều (55% và 35%). Bên cạnh đó, với việc phát triển kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực (cơng nghiệp than, cơ khí, khống sản, điện…), Tập đoàn đã đạt được doanh thu 29713 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2005. Nhưng kéo theo đó, để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, chi phí hoạt động của Tập đồn (chí phí quản lý doanh nghiệp, chi phí mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ…) cũng như đầu tư cho xây dựng cơ bản (xây dựng nhà máy sàng tuyển, nhà máy nhiệt điện, mở rộng khai thác hầm lò…) đều tăng cao (38% và 113%), làm cho lợi nhuận trước thuế giảm xuống và thấp

hơn lợi nhuận năm 2005 là 15%. Điều này tất yếu dẫn đến, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2006 thấp hơn so với năm 2005 (9% và 20% so với 12% và 40%)

- Sang đến năm 2007 là năm thứ hai hoạt động theo mơ hình Tập đồn kinh doanh, Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan. Doanh thu toàn Tập đoàn là 34,4 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước thuế đạt 2680 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch, tương đương lợi nhuận năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu đạt 7,7%, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 27%, nộp ngân sách nhà nước 3100 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2006. Lao động bình qn của Tập đồn là 115 ngàn người với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, trong đó sản xuất than 83,5 ngàn ngưồi với thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/người/ tháng. Năng suất lao động trong sản xuất than đạt 519 tấn/người/năm, tăng 7,5% so với năm 2006 và 215% so với năm 2001. Tổng số tài sản năm 2007 của Tập đoàn là 26.629 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2006, nguồn vốn chủ sỡ hữu là 9.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006. Tập đồn và các cơng ty thành viên đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. GDP năm 2007 thực hiện 13.200 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2006. Về đầu tư xây dựng cơ bản, trong năm đã thực hiện 11.340 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2006.

2.2.3 Đánh giá chung.

a) Ưu điểm:

- Về công tác tổ chức quản lý: Sau hai năm thực hiện theo mơ hình Tập đồn kinh doanh, Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam đã hồn thành việc chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con, chuyển đổi phần lớn các công ty con sang hoạt động theo luật doanh nghiệp; tiến hành cổ phần hố 11 đơn vị, các cơng ty con cổ phần hoá đã bán cổ phần đạt giá cổ phiếu cao; đã thành lập mới các doanh nghiệp để mở động và phát triển các ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn.

- Về hoạt động bảo vệ môi trường: với quan điểm “phát triển hài hồ với mơi trường”, Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam đã thành lập Quỹ môi trường và chi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho mục tiêu bảo vệ môi trường trong các mỏ, nhà máy và đầu tư vào các dự án khôi phục môi trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất của TKV đều có báo cáo đánh giá tác động mơi trường.

- Về hoạt động khoa học cơng nghệ: Tập đồn đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác và sàng tuyển than, sản xuất và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp một cách mạnh mẽ nhằm tiết kiệm tài nguyên than; nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong khai thác than; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

- Về phát triển nguồn nhân lực: Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã thực hiện nghiêm túc quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển; đã tổ chức tốt việc chăm sóc sức khoẻ người lao động, các hoạt động văn hố, thể thao, giải trí. TKV đặc biệt quan tâm giải quyết lao động dôi dư, đổi mới cơ cấu lao động và công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cũng hết sức được chú trọng.

b) Hạn chế

- Trong sản xuất than, cơng tác an tồn lao động tại các mỏ, nhà máy, xí nghiệp cịn nhiều hạn chế, nên vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, sự cố gây ra những thiệt hại to lớn về người và của; chất lượng môi trường vùng than Quảng Ninh chưa được cải thiện một cách tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng mỏ…

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ nhiều cơng trình khiến cho hoạt động sản xuất chưa được thông suốt và hiệu quả chưa cao.

- Công tác quản lý kỹ thuật cơ bản, quản trị chi phí quản trị tài nguyên của một số đơn vị vẫn còn chưa chặt chẽ.

- Trình độ chun mơn của nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ quản lý và trình độ văn hố của các cấp lãnh đạo trong Tập đoàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu Than của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam trong thời gian vừa qua

2.3.1. Thực trạng xuất khẩu than của TKV.

2.3.1.1. Quy trình xuất khẩu than.

a) Công tác chuẩn bị giao hàng

- Các đơn vị giao than xuất khẩu chủ động bố trí sản xuất, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng than giao xuất khẩu theo kế hoạch chuẩn bị chân hàng tháng, quý và kế hoạch năm phù hợp với Hợp đồng phối hợp kinh doanh năm hoặc hợp đồng kinh tế.

Kế hoạch chuẩn bị chân hàng than xuất khẩu hàng quý được Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ thông qua trên cơ sở Hợp đồng phối hợp kinh doanh hoặc Hợp đồng kinh tế đã ký và nhu cầu lấy than của khách hàng cũng như khả năng sản xuất của các đơn vị. Ban sản xuất than Tập đồn (SXT) chủ trì cùng các Ban Kế hoạch (KH), Ban Xuất nhập khẩu (XNK), Ban Thị

trường Than nội đia (TTN) cân đối báo cáo Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ hay Giám đốc khối Công nghiệp than quyết định.

- Đối với tàu xuất khẩu có khối lượng than chuyển tải trên 30.000 tấn than cám: khơng bố trí q 5 đơn vị giao than. Các trường hợp cịn lại, khơng bố trí quá 4 đơn vị giao than. Đối với những lơ than có chất lượng đặc biệt, Ban SXT và Ban XNK báo cáo Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ quyết định.

- Hàng tháng, các bộ phận cùng các công ty thương mại họp và nhận kế hoạch tiêu thụ của tháng kế tiếp. Hàng tuần, họp tác nghiệp tàu và bố trí lịch tàu cập cầu của tuần kế tiếp.

b) Tổ chức thực hiện giao hàng

Giao hàng tại cảng chính Cẩm Phả và khu vực chuyển tải.

1) Căn cứ vào kế hoạch điều tàu của khách hàng và kế hoạch tiêu thụ hàng của tháng đã duyệt, Ban XNK phát hành thông báo giao than gửi các đơn vị giao than, đơn vị điều hành, đơn vị giám định, đơn vị bốc xếp, các công ty thương mại liên quan, ghi rõ: tên tàu, laycan, ngày tàu dự kiến đến cảng xếp hàng, tên hàng, khối lượng, chất lượng, các điều kiện giao hàng

2) Không muộn hơn 3 ngày trước khi tàu đến cảng, đơn vị điều hành thông báo cho các đơn vị giao than, đơn vị bốc xếp, đơn vị giám định thông báo thời gian dự kiến tàu đến cảng, sơ đồ rót than, thời gian cho phép làm hàng, thời gian dự kiến mở máng làm hàng…

3) Cơng ty Tuyển than Hịn Gai TKV và/hoặc công ty KHO VẬN Đá Bạc TKV thu xếp phương tiện, tổ chức vận chuyển than áp mạn tàu tại khu vực chuyển tải

4) Đơn vị giám định tổ chức giám định khối lượng, chất lượng than rót xuống tàu/sà lan chuyển tải rồi lập biên bản giao than . Kết quả giám định khối lượng, chất lượng than giao là cơ sở để thực hiện thanh toán tiền than cho các đơn vị giao than.

Trường hợp thiếu than giao cho tàu, than bổ sung sẽ được lấy từ công ty Tuyển than Cửa Ơng TKV, cơng ty Tuyển than Hịn Gai TKV và/hoặc công ty Kho vận Đá Bạc TKV. Trong mọi trường hợp, phải đảm bảo giao đủ than cho tàu với thời gian sớm nhất.

5) Khi tàu đến cảng xếp hàng, đơn vị điều hành phối hợp với đơn vị giám định tàu tiến hành kiểm tra hầm hàng. Khi tàu sẵn sàng xếp hàng trên mọi phương diện, thuyền trưởng sẽ trình Thơng báo sẵn sàng - NOR, cán bộ điều hành tại cảng xếp hàng mới ký chấp nhận thông báo sẵn sàng làm hàng.

6) Đơn vị điều hành cùng đơn vị giám định tiến hành kiểm tra các tài liệu, sổ sách, thước đo mớn nước tàu để thống nhất phương thức giám định khối lượng cho các tàu xuất khẩu theo quy định của L/C hoặc hợp đồng thương mại.

Việc làm hàng chỉ được thực hiện khi có xác nhận từ Tập đồn và/hoặc các cơng ty thương mại về việc dã có L/C gốc hoặc xác nhận thanh tốn của khách hàng trên Hóa đơn chiếu lệ hoặc giấy báo Có của ngân hàng cho người thụ hưởng.

7) Đơn vị điều hành làm việc với nhà tàu, phối hợp với đơn vị giám định, đơn vị bốc xếp tổ chức điều hành, bốc rót và san gạt cho tàu trong cầu và tại các khu vực chuyển tải đảm bảo tiến độ, an tồn, đúng trình tự theo sơ đố hầm hàng đã thống nhất với nhà tàu.

Nếu phát hiện thấy than giao không đảm bảo chất lượng thì việc giao hàng sẽ tạm ngừng để xử lý đến khi đảm bảo chất lượng.

8) Sau khi kết thúc giao than cho tàu, đơn vị điều hành có trách nhiệm hồn thiện đầy đủ chứng từ tàu, sau đó chuyển nhanh và an tồn về Ban XNK hoặc các cơng ty thương mại có liên quan; Đơn vị giám định phát hành phải cấp, phát hành chứng thư khối lượng, chất lượng theo yêu cầu của L/C, Hợp đồng và chuyển nhan, an toàn về Ban XNK hoặc các cơng ty thương mại có liên quan.

9) Ban XNK Tập đồn hoặc các cơng ty thương mại lập hoá đơn thương mại và các chứng từ khác (theo yêu cầu của L/C), hợp đồng; kiểm tra và hồn thiện bộ chứng từ thanh tốn, lập hối phiếu thu tiền hàng.

2.3.1.2.Mặt hàng xuất khẩu.

Tài nguyên than của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các khu vực thuộc Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam với trữ lượng đã được thăm dị và đánh giá ở mức chính xác cao khoảng trên 3,5 tỷ tấn, trong đó trên 80% trữ lượng tập trung ở Quảng Ninh. Với hai phương pháp khai thác là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lị, trải qua q trình sàng tuyển, Tập đoàn Than Việt Nam đã sản xuất ra rất nhiều các chủng loại than với các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau theo tiêu chuẩn TCVN và TVN, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường nước ngoài.

Dưới đây là bảng tổng hợp các loại than thương phẩm của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam.

Sản phẩm Than

Các chỉ tiêu kỹ thuật than theo TCVN (1790 -1999)

TT Loại than Cỡ hạt Độ tro (AK

%) Độ ẩm TB Chất bốc TB Lƣu huỳnh Nhiệt nặng

mm Trung bình Giới hạn WlvTB% VKTB% SKTB% QKmin(Cal/g)

-1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 I Than cục 1 Cục 2a 50-100 7.00 6.00-8.00 3 6 0.6 7800 2 ' 25-60 7.00 6.00-8.00 3 6 0.6 7800 3 Cục 2b 50-100 9.00 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7650 4 ' 25-200 9.00 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7650 5 Cục 3a 35-50 4.00 3.01-5.00 3 6 0.6 8100 6 Cục 4a 15-35 5.00 4.01-6.00 3.5 6 0.6 8000 7 Cục 4b 15-35 9.00 6.01-12.0 3.5 6 0.6 7450 8 Cục 5a 6-18 6.00 5.00-7.00 3.5 6 0.6 7900 9 Cục 5b 6-18 7.00 6.00-8.00 4 6 0.6 7450 II Than cám 1 Cám 1 0-15 7.00 6.00-8.00 8 6.5 0.6 7800 2 Cám 2 0-15 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 3 Cám 2 1-10 8.50 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 4 Cám 2 1-6 8.50 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 5 Cám 2 1-5 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 6 Cám 2 1-15 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 7 Cám 3a 1-15 11.50 10.01-13 8 6.5 0.6 7350 8 Cám 3b 1-15 14.00 13.01-15 8 6.5 0.6 7050 9 Cám 3c 1-15 16.50 15.01-18 8 6.5 0.6 6850 10 Cám 4a 1-15 20.00 18.01-22 8 6.5 0.6 6500 11 Cám 4b 1-15 24.00 22.01-26 8 6.5 0.6 6050 12 Cám 5 1-15 30.00 26.01-33 8 6.5 0.6 5500 13 Cám 6a 1-15 36.00 33.01-40 8 6.5 0.6 4850 14 Cám 6b 1-15 42.00 40.01-45 8 6.5 0.6 4400

(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)