5914622 9755412 14273716 20780455 22536550 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 2003 2004 2005 2006 2007 T ấ n Than cám Than cục
Biểu đồ 2.1: Chủng loại than XK của TKV
Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng than mỗi chủng loại đều có mức tăng cao qua các năm, đặc biệt là than cám. Than cục từ năm 2003 đến 2007 sản lượng gia tăng với mức tăng trưởng mỗi năm trên 40%, từ 609 ngàn tấn năm 2003 lên 1,2 triệu tấn năm 2007. Duy chỉ có năm 2005 thì sản lượng xuất khẩu giảm chỉ còn 586 ngàn tấn. Than cám cũng có mức tăng trưởng cao, trung bình 45-65 % từ 2003-2006.. Đến năm 2007 tuy sản lượng xuất khẩu vẫn tăng nhưng khơng nhiều do đó, tỷ lệ tăng trưởng chỉ là 9%. Năm 2003, sản lượng xuất khẩu mới chỉ đạt gần 6 triệu tấn, thì đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu đã lên tới 22,5 triệu tấn.
Dễ dàng nhận thấy than cám chiếm phần lớn (trên 90%) trong tổng sản lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù than cám có chất lượng thấp hơn than cục rất nhiều, độ nhiệt trị và nhiệt năng cũng thấp hơn, nhưng lại có sản lượng xuất khẩu chiếm ưu thế. Bởi nhu cầu tiêu thụ than này, đặc biệt là ở Thái Lan và Trung Quốc cho các nhà máy điện là rất lớn. Trong khi đó, giá than cục lại ln ở mức cao dẫn đến việc nhà sử dụng (nhà máy thép, xi măng ở Nhật Bản, Tây Âu …) phải thay thế than antraxit bằng loại than khác nhằm
2.3.1.3. Thị trường xuất khẩu Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nhật Bản 1 091 1 418 1 705 2 261 2 248 2 092 2 250 Tây Âu 511 450 615 825 526 544 390 Brazil 142 300 Bungary 481 158 53 63 49 198 210 Trung Quốc 817 2 058 2 260 5 232 10 603 16 748 18 850 Hàn Quốc 105 209 288 425 409 568 640 Đài Loan 101 174 96 193 41 47 57 Malaysia 12 15 26 94 74 137 130 Thái Lan 764 739 990 882 488 557 390 Philippines 295 248 377 397 255 442 300 Ấn Độ 109 150 Indonexia 43 27 Lào 2 56 Thị trường khác 60 76 114 270 174 58 50 Tổng cộng 4 237 5 545 6 524 10 642 14 867 21 687 23 800
Sản lượng than xuất khẩu theo thị trường (2001-2007)
Đơn vị: ngàn tấn
(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)
Bảng 2.10: Thống kê than XK theo thị trƣờng (2001-2007)
Than là một trong số ít mặt hàng Việt Nam đã có lịch sử xuất khẩu lâu đời. Than Antraxit Việt Nam đã nổi tiếng ở hơn 40 thị trường trên thế giới dưới cái tên thương mại “Antraxit Hongay”. Trước năm 1989, Antraxit Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước châu Âu và Nhật Bản và chủ yếu dùng để sưởi ấm, đung nấu, làm điện cực, làm đất đèn. Từ năm 1989-1990, Antraxit Việt Nam bắt đầu được sử dụng thử nghiệm trong công nghiệp luyện thép của Nhật Bản, rồi ở Pháp; từ năm 1994 được sử dụng thử nghiệm trong sản xuất xi măng ở Công ty Xi măng Onoda Nhật Bản, năm 1996 được sử dụng để phát điện ở Bungari và năm 1998 đưa vào nhà máy Điện NPS Thái Lan. Công nghiệp thép, điện lực và xi măng ở Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan đã trở thành những hộ tiêu thụ nhiều than Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên, ta có nhận định ban đầu là sản lượng than xuất khẩu của TKV vào các thị trường biến động không đều qua các năm. Có thị trường biến động tăng, có thị trường lại biến động giảm, và có những thị trường vừa biến động tăng vừa biến động giảm trong giai đoạn 2001-2007.
Năm 2001, sản lượng than xuất khẩu vào Nhật Bản là 1.091 ngàn tấn, Tây Âu 511 ngàn tấn, Trung Quốc 817 ngàn tấn, Hàn Quốc 105 ngàn tấn, Thái Lan 764 ngàn tấn, Đài Loan 101 ngàn tấn,…Đến năm 2007, chỉ có 3 thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là sản lượng than xuất khẩu vẫn tăng (Nhật Bản 2.250 ngàn tấn, Trung Quốc 18.850 ngàn tấn, Hàn Quốc 640 ngàn tấn), trong đó sản lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh mẽ nhất do nhu cầu sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam tăng cao. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số thị trường mới như Brazil, Lào, Ấn Độ, Indonesia từ năm 2006 giúp cho sản lượng than xuất khẩu cũng gia tăng tuy không nhiều. Ngược lại, sản lượng than xuất khẩu vào các thị trường như Thái Lan, Đài Loan lại sụt giảm do các nước này đã chuyển hướng sang nhập khẩu than từ Trung Quốc hay Indonesia với mức giá cạnh tranh hơn trong khi chất lượng của than Việt Nam lại dần không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Về cơ cấu thị trường
Trong các thị trường xuất khẩu của Than Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu là những thị trường truyền thống và quan trọng, đồng thời cũng là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Than Việt Nam. Nếu như năm 2001, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Than Việt Nam (22%), tiếp đến là Trung Quốc với mức chênh lệch sản lượng so với thị trường Nhật Bản không lớn lắm (19%), cuối cùng là thị trường Tây Âu (12%) thì sang đến năm 2007, đã có sự biến đổi lớn trong cơ cấu thị trường này. Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than Việt
Nam (80% - mức tăng trưởng bình quân là trên 200% mỗi năm) từ năm 2005, Nhật Bản lùi xuống vị trí thứ 2 (10%) và vị trí thứ 3 vẫn là Tây Âu (1%).
Nguyên nhân của sự biến đổi này là: Từ cuối năm 2004, sang năm 2005 và cho đến 2007, nhu cầu than trên thị trường thế giới tăng mạnh để đáp ứng cho các ngành công nghiệp, nhất là ngành thép và điện lực. Đặc biệt với phát triển nóng của nền kinh tế Trung Quốc và việc hạn chế xuất khẩu than của họ đã dẫn đến thiếu thụ nguồn cung cấp than cho các nhà máy sử dụng. Nhưng mặt khác, do tác động cạnh tranh mãnh mẽ của các nguồn than gần như của Nga, Ukraina và do khơng phát triển nóng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên xuất khẩu than vào Tây Âu giảm đáng kể.
Thị trường XK than năm 2001
19% 27% 12% 2% 18% 22%
Trung Quốc Nhật Bản Tây Âu Hàn Quốc Thái Lan Thị trường khác
Thị trường than XK năm 2007
80% 10%
1% 2%1% 6%
Trung Quốc Nhật Bản Tây Âu Hàn Quốc Thái Lan Thị trường khác
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trƣờng XK than năm 2007
Có thể nói, hơn 10 năm qua, ngành than đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ than tại Nhật Bản, Châu Âu, Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philipin, Nam Mỹ và một số nước khác nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cạnh tranh cho khách hàng; xây dựng được mối quan hệ tay ba tin cậy, hữu nghị giữa người bán (TVN) - Công ty thương mại - và người sử dụng cuối cùng; ký kết được các hợp đồng dài hạn cung cấp than cho một số nhà tiêu thụ ở Nhật Bản, Thái Lan, Philipin.
2.3.1.4. Kim ngạch và giá trị xuất khẩu.
Tình hình xuất khẩu than 2001-2007
6524 10645 14870 21690 23800 0 5000 10000 15000 20000 25000 2003 2004 2005 2006 2007 Ng àn t ấn
Biểu đồ 2.4 : Sản lƣợng than xuất khẩu của Việt Nam từ 2001-2007
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, sản lượng than xuất khẩu những năm gần đây tăng mạnh. Năm 2003 Việt Nam mới xuất khẩu 6,5 triệu tấn, nhưng một năm sau đã vọt lên 10,6 triệu tấn (tăng 63% so với năm trước) và tiếp tục tăng lên 14,8 triệu tấn (tăng 40%) vào năm 2005. Đến cuối năm 2006, tổng lượng than xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 21,6 triệu tấn và sang năm 2007 là 23,8 triệu tấn. Lí giải cho việc xuất khẩu than tăng mạnh có 3 nguyên nhân sau:
- Năm 2004, giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên. Đây chính là cơ hội mà TKV có được để đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ.
- Mặt khác, giá bán than trong nước thấp hơn giá thành sản xuất và quá thấp so vớigiá xuất khẩu. Và khi chênh lệch giữa giá bán than nội địa và giá than xuất khẩu càng lớn thì xuất khẩu càng tăng. Điều này là hồn toàn phù hợp với quy luật thị trường.
- Do việc quản lý tiêu thụ than chưa chặt chẽ, đồng thời lợi dụng sự chênh lệch giữa giá bán than nội địa và giá than xuất khẩu dẫn đến tình trạng xuất khẩu lậu than nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Vì ba ngun nhân cơ bản trên, TKV đã tăng sản lượng xuất khẩu than nhằm bù lỗ phần sản lượng than tiêu thụ trong nước, thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng cao, đồng thời xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu.
Năm kim ngạch (triêu USD) % tăng trưởng sản lượng (ngàn tấn) % tăng trưởng giá bán TB (USD/tấn) 2003 165 6524 25 2004 340 106 10645 63 32 2005 624 83 14870 40 39 2006 750 20 21690 49 34 2007 865 15 23800 10 36
Bảng 2.11: Kim ngạch và sản lƣợng than XK thời kỳ 2003-2007
(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)
Kim ngạch xuất khẩu than qua các năm cũng tăng mạnh mẽ. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 165 triệu USD, sang năm 2004 đã tăng gấp đôi với kim ngạch 340 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng trưởng với mức 83 % tương ứng với 624 triệu USD. Năm 2006-2007, giá trị xuất khẩu đạt mức 750 và 865 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ 20% và 15%.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng kim ngạch như trên là do từ năm 2004, giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên. Nhờ sự gia tăng của giá than, cùng với sự gia tăng sản lượng than xuất khẩu đã đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2004 và những năm tiếp theo tăng cao.
Tuy nhiên, năm 2006-2007, trong khi sản lượng than xuất khẩu vẫn tăng (49% và 10%) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại khơng có mức tăng tương ứng do sự sụt giảm trong giá than xuất khẩu. Trong khi giá các mặt hàng nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác tăng cao thì giá than xuất khẩu trong 2 năm này lại giảm, do chất lượng than xuất khẩu không đồng đều và có dấu hiệu đi xuống, xuất phát từ việc các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn đã tiến hành khai thác và sản xuất than đại trà, thiếu chọn lọc.
2.3.2. Hiệu quả xuất khẩu than tại TKV.
2.3.2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp nguồn lực của mình hợp lý hay chưa.
Kim ngạch xuất khẩu than trong những năm vừa qua liên tục tăng nên mức lợi nhuận do xuất khẩu than mang lại cũng theo đó tăng lên. Năm 2004, lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 65 triệu USD. Sang năm 2005, các đơn vị thuộc Tập đoàn đã nâng cấp và lắp đặt dây chuyền công nghệ mới nên sản lượng sản xuất tiếp tục tăng cao, đồng thời sự gia tăng liên tục nhu cầu sử dụng than trên thế giới cũng mở ra cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu cho than Việt Nam. Vì thế, lợi nhuận xuất khẩu tăng lên 47% so với năm 2004, đạt 96 triệu USD.
Trong năm 2006 và 2007, việc đầu tư nâng cấp và mua mới các thiết bị, máy móc phục vụ việc mở rộng khai thác các mỏ mới, nâng cao hệ số khai thác hầm lò và nâng cao chất lượng sàng tuyển, chế biến than làm cho chi phí xuất khẩu tăng lên 18% và 16%. Trước tình hình đó, để tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Tập đồn phải thắt chặt cơng tác quản lý các yếu tố đầu vào khác, đồng thời chú trọng nâng cao năng suất lao động, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm xuất khẩu thu được trong thời gian
qua. Nhờ vậy, mức lợi nhuận trong năm 2006 và 2007 lần lượt đạt 132 triệu USD và 167 triệu USD. So với năm 2004, mức lợi nhuận năm 2007 tăng 2.57 lần.
Bảng 2.12 : Kết quả xuất khẩu than của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: Triệu USD, %)
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
DTXK 340 624 750 865 284 83 126 20 115 15 CPXK 275 528 618 698 253 92 95 18 103 16 LNXK 65 96 132 167 31 47 36 37 35 27 LNXK/DT 0.191 0.154 0.176 0.193 -19 14 11 LNXK/CP 0.236 0.181 0.213 0.239 -23 17 13 Năm 2007 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nếu xét tồn bộ hoạt động của Tập đồn thì tỷ trọng đóng góp của hoạt động xuất khẩu than vào tổng lợi nhuận ngày càng lớn. (Xem bảng 2.1..)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng lợi nhuận Tỷ đồng 1859 3133 2661 2780
Lợi nhuận XK Tỷ đồng 1027 1764 2125 2213
Tỷ trọng lợi nhuận XK % 55 58 78 79
Bảng 2.13: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của TKV
(Nguồn: Ban Kế tốn- Thống kê - Tài chính, TKV)
Năm 2004, khi giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên, trong khi thị trường tiêu thụ than trong nước vẫn được bảo hộ cao thì xuất khẩu than vẫn tiếp tục giữ vai trò là nguồn thu chủ yếu của cơng nghiệp than nói riêng, của Tập đồn Than nói chung. Lợi nhuận năm này đóng góp 55% trong tổng lợi nhuận cả năm của Tập đồn Than. Sang đến năm 2005, xuất khẩu than đóng góp 58% vào tổng lợi nhuận. Năm 2006, tỷ trọng này còn tăng cao đạt 78% và năm 2007 là 79% do tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn giảm nhưng lợi nhuận xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Con số này càng khẳng định vai trò của hoạt động xuất khẩu than trong hoạt động kinh doanh của tồn Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam.
Về tỷ suất lợi nhuận:
Khác với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận biến động không ổn định. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
thu xuất khẩu chỉ mang về cho Tập đoàn 0.154 USD lợi nhuận. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận đạt 0.176, tăng lên so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004. Đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận có biến động tăng nhẹ (11%), đạt 0.193. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự biến động khơng đều của chi phí xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của Tập đồn vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, cho thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt.
Tỷ suất lợi nhuận
0.191 0.154 0.176 0.193 0.15 0.155 0.16 0.165 0.17 0.175 0.18 0.185 0.19 0.195 0.2 2004 2005 2006 2007
Tỷ suất lợi nhuận
Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu.
Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính có hạn nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn trong xuất khẩu than được thể hiện trong bảng dưới đây. Do việc
nước là rất khó khăn nên nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007
Lợi nhuận XK Tỷ đồng 1027 1764 2125 2213
Vốn kinh doanh bình quân Tỷ đồng 3683 4488 5589 6712
Vốn cố định bình quân Tỷ đồng 2756 3392 4060 4825
Vốn lưu động bình quân Tỷ đồng 927 1096 1529 1987
LNXK/Vốn kinh doanh 0.278 0.393 0.382 0.329