Sơ đồ phân tích Dupont

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần licogi 13 – cơ giới hạ tầng (Trang 96 - 140)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của công ty Licogi 13 - IMC)

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu ngành xây dựng năm 2012, 2013

Chỉ tiêu 2013 ĐVT

Sức mạnh tài chính

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: 26,01%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh: 3,22% Hệ số vốn trên VCSH: 1/(1-0,88)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: 3,21% Vịng quay tồn bộ vốn: 1.003 lần LNST: 6.071.551. 792 VND: Doanh thu thuần: 189.265.730.810 VND Tổng tài sản 187.007.44 5.464 VND Doanh thu thuần: 189.265.730 .810 VND Doanh thu thuần bán hàng: 189.265.730. 810 VND Tổng chi phí giá thành tồn bộ: 174.409.037.410 VND Chi phí tàichính: 6.738.687.103 VND Thuế thu nhập DN: 2.046.454.505 VND Vốn cố định 20.961.082. 436 VND Vốn lưu động 164.275.091 .275 VND Nhân (x) Nhân (x) Chia: Chia (:) Trừ (-) Cộng g (+)

Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt 0,11 lần

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,67 lần

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,13 lần

Hệ số nợ 0,07 lần

Tổng số nợ/VCSH 1,37 lần

Khả năng hoạt đợng

Số quay vịng phải thu khách hàng 2,37 vịng

Thời gian trung bình thu tiền khách hàng 152 ngày

Số quay vòng hàng tồn kho 3,91 vòng

Số vòng quay vốn lưu động 0,98 vòng

Số vòng quay tổng tài sản 0,72 vịng

Thời gian trung bình xử lý hàng tồn kho 92 ngày

Hệ số quay vòng phải trả nhà cung cấp 12,97 vịng

Thời gian trung bình thanh tốn cho nhà cung cấp 43,07 ngày Hiệu quả quản lý

ROE 7 %

ROA 0,7 %

Nguồn: Số liệu được lấy từ trang Stockboz.vn (http://www.stockbiz.vn/Industries.aspx?Code=2357&view=4)

2.2.6.3. Phân tích tác đợng của địn bẩy tài chính

Qua phân tích ta thấy hệ số nợ của cơng ty luôn ở mức cao. Như vậy, công ty đang sử dụng địn bẩy tài chính ở mức độ cao. Để đánh giá sâu hơn nữa hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của cơng ty trong việc khuyếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, ta sẽ đi phân tích ROE theo cơng thức sau:

ROE = [ BEP+ (D/E) (BEP - i)] x (1 - t)

Qua bảng số liệu 2.12, ta thấy năm 2013, ROE tăng lên 6,29%, ứng với tốc độ tăng 31,90% là do tổng hợp của bốn nhân tố sau:

- Thứ nhất, hệ số nợ trên VCSH bình quân: Hệ số nợ trên VCSH bình quân tăng từ 6,05 lần năm 2012 lên 7,08 lần năm 2013 do tốc độ tăng của nợ phải trả bình quân (44,79%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của VCSH bình quân (23,77%). Để xem xét việc duy trì hệ số này ở mức cao như vậy có tác động tích cực hay tiêu cực đến ROE, cần xem xét mối tương quan giữa ROAE và lãi suất i.

Ta thấy, cả năm 2012 và 2013, BEP đều lớn hơn nhiều so với i, do đó, việc tăng lên của hệ số nợ trên VCSH bình qn có tác động rất tốt, làm khuếch đại ROE. Tuy nhiên, hệ số nợ trên VCSH bình qn mà cơng ty đang duy trì lớn hơn rất nhiều lần so với mức trung bình ngành xây dựng là 1,37 lần. Việc sử dụng địn bẩy tài chính ở mức độ cao như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi kho thanh tốn. Vì vậy cơng ty cần quản lý tốt vay nợ nhằm tối ưu hóa tác dụng của địn bẩy tài chính.

- Thứ hai, lãi suất vay vốn bình quân (i): Lãi suất vay vốn bình quân

năm 2013 giảm nhẹ so với 2012. Mặt bằng lãi suất năm 2013 giảm hơn so với năm 2012, một phần do nhà nước thực hiện giảm trần lãi suất huy động vốn, một phần do công ty giảm lượng vốn vay dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao, tăng cường huy động các nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp (vốn chiếm dụng người bán, chiếm dụng người lao động…); mặt khác, do uy tín của cơng ty càng ngày càng cao, nên được hưởng lãi suất ngân hàng ưu đãi hơn. Sự giảm xuống của tỷ lệ lãi vay bình qn góp phần làm tăng tác động của địn bẩy tài chính lên ROE.

- Thứ ba, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): So với năm 2012, BEP của cơng ty năm 2013 vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, tăng từ 7,64% lên 7,88%. Ở các năm, các nhà quản trị nhận thấy BEP luôn ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất vay vốn bình quân, nên ln duy trì hệ số nợ ở mức cao để tăng tác động của địn bẩy tài chính. Rõ ràng, BEP ln duy trì mức

tăng trưởng ổn định, trong khi lãi suất vay vốn bình qn lại có xu hướng giảm xuống, đã làm cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao là đạt hiệu quả lớn trong việc khuếch đại ROE.

-Thứ tư, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân (t): Năm 2012

và 2013, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nhà nước áp dụng cho công ty đều là 25%. Song trong năm 2012, doanh nghiệp được điều chỉnh giảm chi phí tính thuế theo TT140/2012/11- BTC ngày 21/08/2012 của Chính Phủ (thơng tư ban hành giảm thuế cho các cá nhân, tổ chức để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn), làm cho số thuế thu nhập mà doanh nghiệp thực tế phải nộp giảm xuống, kéo theo thuế suất trung bình giảm xuống chỉ cịn 17%. Mặc dù là nguyên nhân khách quan, song thuế suất thuế thu nhập bình quân năm 2013 cao hơn 2012 đã làm giảm tác động của đòn bẩy kinh doanh trong việc khuếch đại ROE.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại cơng ty Licogi 13 - IMC

2.3.1. Những mặt tích cực

- Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng cơng ty đã có một bước tăng vượt bậc khi đạt doanh thu là 189 tỷ đồng, tăng lên 38% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt 8,1 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2012, trong đó lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính, đẩy lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng lên gấp rưỡi. Giữa bối cảnh hàng loạt các doanh nghiệp phá sản (theo thống kê trong năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp đóng cửa), cơng ty làm ăn có lãi cũng là một thành tích đáng kể.

- Cơng ty đã nỗ lực trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí bao gồm cả giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, được thể hiện ở tốc độ tăng của các loại chi phí này thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, đẩy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lên cao. Trong năm, công ty đã thực hiện giảm

thiểu các chi phí khơng cần thiết, hồn thành phần nào mục tiêu về dần dần tiết kiệm chi phí đã đặt ra đầu năm.

- Qua phân tích các hệ số khả năng sinh lời của cơng ty ta thấy, tất cả các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều tăng lên; đặc biệt ROE tăng lên với tốc độ khá cao (31,90%), cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành, ROA cũng duy trì mức tăng trưởng ổn định và cao hơn mức trung bình ngành; thể hiện vốn của doanh nghiệp đang sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. Cũng qua phân tích các chỉ tiêu này thấy được, cơng tác quản lý chi phí của doanh nghiệp đang đúng hướng, sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty là sáng suốt, nhất là trong trong tình hình nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay.

- Quy mơ nợ phải trả của cơng ty đang có xu hướng giảm khá nhiều (năm 2013 giảm đi 10,88 tỷ so với năm 2012), trong đó, cơng ty đã xử lý được nhiều khoản nợ dài cả ngắn và dài hạn; đồng thời, quy mô vốn chủ sở hữu tăng, giúp công ty tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, bớt được rủi ro về mặt tài chính. Các khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng, quỹ đầu tư phát triển được mở rộng, chứng tỏ công ty quan tâm hơn đến vấn đề mở rộng đầu tư, hạn chế tiêu dùng.

- Các khoản phải thu giảm đi, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng và cao hơn nhiều so với tốc độ luân chuyển bình quân ngành xây dựng, làm giảm lượng vốn mà công ty bị chiếm dụng.

- Trong năm vừa qua, nhận thấy có khả năng phát triển, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản luôn ở mức cao và cao hơn lãi suất vay vốn bình qn, cơng ty đã sáng suốt khi lựa chọn mức địn bẩy tài chính ở mức cao để khuếch đại gia tăng ROE, giúp công ty đạt được mức ROE đáng ấn tượng.

- Cùng với những cải thiện về mặt tài chính thì mối quan hệ với các đối tác không ngừng được mở rộng, vị thế và uy tín của DN khơng ngừng được nâng cao, tạo thuận lợi cho sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm chỉ ra ở trên, trong năm vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần xem xét để đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn trong thời gian tới:

- Tiền mặt trong công ty giảm mạnh so với thời điểm đầu năm, khiến cho công ty gặp nhiều rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, đồng thời, lượng tiền mặt thấp khiến công ty không chớp được các cơ hội đầu tư trước mắt, thụ động hơn trong việc đầu tư, thực hiện SXKD.

- Các hệ số phản ánh khả năng thanh tốn của cơng ty đều ở mức thấp hơn so với trung bình ngành; đặc biệt, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh tốn tức thời đã thấp mà lại có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm, dòng tiền vào giảm mạnh (đặc biệt là dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh) làm cho lượng tiền và tương đương tiền thấp, hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản, lượng vốn nợ ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao, dẫn tới doanh nghiệp có thể gặp các vấn đề rủi ro thanh tốn các khoản nợ đến hạn, nếu khơng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, cơng ty có thể rơi vào tình trạng phá sản.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và đặc biệt là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm mạnh, đây là điểm rất đáng quan tâm bởi vốn của doanh nghiệp đang quay vòng chậm. Như vậy, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn khá cao nhưng vốn đang bị ứ đọng, hiệu suất sử dụng vốn không cao, cơng ty cần có biện pháp để nâng cao tốc độ sử dụng

- Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ rất lớn > 85%, trong đó lại chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm > 96%, đặc biệt cuối năm 2013, nợ ngắn hạn chiếm 98%). Hệ số nợ của cơng ty cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành. Việc sử dụng địn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, nếu công ty làm ăn tốt sẽ khuếch đại ROE lên rất cao nhưng nó có thể làm giảm ROE xuống thấp nếu công ty làm ăn thua lỗ. Hệ số nợ cao, rủi ro tài chính ở mức cao, cộng với thực trạng khả năng thanh toán đang ở mức thấp, tạo ra áp lực lớn trong việc tìm nguồn thanh tốn các khoản nợ đến hạn.

- Việc đầu tư vào tài sản chưa thực sự hợp lý. TSNH luôn chiếm tỷ lệ lớn (> 85% trong tổng tài sản), trong đó chủ yếu là hàng tồn kho (cuối năm 2013, hàng tồn kho chiếm 78,02%). Trong khoản mục hàng tồn kho, CPSKDDD lại chiếm đa số và đang có xu hướng tăng lên, cơng ty vẫn cịn mắc vào tình trạng đầu tư dàn trải, khiến nhiều dự án rơi vào tình trạng thiếu vốn và có thời gian thi cơng lớn. Điều này cũng tạo ra sức ép về vốn cho DN. Hoạt động trong ngành xây dựng, TSNH chiếm phần lớn là điều dễ hiểu, nhưng tỷ trọng TSNH đang ở mức cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành, nên cơng ty cần chú trọng đầu tư hơn vào TSDH, đặc biệt là TSCĐ để nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực kinh doanh của DN trong dài hạn.

Nguyên nhân

- Công ty hoạt động trong ngành nghề xây dựng. Trong năm, cơng ty trúng thêm nhiều gói thầu, trong đó tới thời điểm cuối năm hầu hết các gói thầu lớn lại chưa hoàn thành, đang ở giai đoạn hoàn thiện, đẩy quy mô CPSXKDDD tăng đột biến làm cho lượng vốn ứ đọng ở bộ phận hàng tồn kho cao, làm tăng nhu cầu tài trợ vốn, giảm vòng quay và hiệu suất sử dụng vốn.

- Cũng bởi tập trung hầu hết nguồn lực vào việc thực hiện các hạng mục cơng trình, nên lượng tiền và tương đương tiền phát sinh trong năm cũng

được huy động gần hết cho các công trình này, dẫn đến quy mơ của nó cịn lại giảm đột biến so với đầu năm.

- Công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư vào TSDH, trong năm 2013 tổng TS có tăng nhưng chủ yếu là tăng TSNH, làm cho tỷ trọng TSNH ở mức cao.

Kết luận chương 2

Trong chương này, em đã đánh giá về tình hình tài chính của Licogi 13 - IMC trong mấy năm gần đây, đặc biệt trong năm 2012, 2013. Chương này đi sâu phân tích về thực trạng tài chính của cơng ty thơng qua việc phân tích về tình hình huy động; đầu tư và sử dụng vốn; huy động và sử dụng vốn bằng tiền; tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn; về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Thơng qua đó, đánh giá về những điểm tích cực đã đạt được, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế cịn tồn đọng trong q trình quản trị TCDN của DN. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính ở chương sau.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 - CƠ GIỚI HẠ TẦNG

Là một công ty cổ phần trẻ, mới 5,6 năm tuổi nhưng Công ty cổ phần Licogi 13 - Cơ giới hạ tầng đã vươn lên trở thành cơng ty xây dựng có uy tín trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung. Hiện tại, cơng ty đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều nhà thầu chính nước ngồi như KEANGNAM, DOOSAN, SUMITOMO, NISHIMATSU... Có được thành tựu như hiện nay, bản thân công ty, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên phải không ngừng nỗ lực phấn đấu.

Qua phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty, thấy được phần nào những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn đọng của công ty. Để ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, cơng ty cần có những biện pháp giải quyết những tồn tại đó.

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bối cảnh thế giới

Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn cịn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là các nước đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn cịn mờ nhạt. Các nền kinh tế mới nổi và phát triển với tốc độ cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đều khơng cịn giữ được phong độ như mấy năm trước. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Nhưng cuối năm 2013, đầu năm 2014, bức tranh kinh tế thế giới lại có nhiều khởi sắc khi GDP quý III và IV của nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ tăng lên rất nhiều so với quý I, II; Nhật Bản đang dần thốt khỏi vịng xốy giảm phát và phục hồi nhờ chính sách tiền tệ siêu lỏng, nền kinh tế Trung

Quốc cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc trở lại. Sự tăng trưởng kinh tế khá đồng đều ở các nền kinh tế lớn trên thế giới cuối năm 2013 đã tạo cơ sở cho dự báo lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế trong năm 2014.

Tại Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 của Liên hợp quốc công bố ngày 18/12/2013 đã dự báo: “Kinh tế thế giới sẽ cải thiện

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần licogi 13 – cơ giới hạ tầng (Trang 96 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)