1.2. Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn kinh doanh đã quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vịng quay tồn bộ vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, từ đó tăng thêm doanh thu và đem về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Trong DN vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý đó là hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, đây là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn là nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt
động của DN. Việc phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động này giúp nhà
phân tích thấy được trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Để có cái nhìn tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn chúng ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn cũng như từng loại vốn cụ thể.
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn:
Thể hiện qua vịng quay tồn bộ vốn (hay TS). Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tồn bộ số vốn hiện có của DN và được xác định như sau:
(1.23) Chỉ tiêu này thể hiện trong 1 năm vốn của DN quay được mấy vịng hay 1 đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng DTT. Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng vốn của DN. Tuy nhiên, nếu xem xét với trung bình ngành mà hệ số này q cao thì có thể VKD đã được khai thác gần hết công suất, muốn mở rộng quy
mơ thì việc đầu tư thêm VKD là điều tất yếu… Do vậy khi phân tích cần dựa vào những đặc trưng này để đánh giá khả năng sử dụng TS, khả năng phát huy triệt để năng lực sử dụng vốn của DN cũng như tìm phương án bổ sung vốn kịp thời khi cần thiết.
Hiệu quả sử dụng VLĐ: Được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển VLĐ: Thể hiện qua vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ
- Vòng quay VLĐ
(1.24)
Vòng quay VLĐ thể hiện trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vịng hay nói cách khác cứ 1 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả dử dụng VLĐ cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp… làm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tư tồn kho nhiều, hoặc tiền mặt tồn quỹ, số lượng khoản phải thu nhiều…
- Kỳ luân chuyển VLĐ
(1.25)
Kỳ luân chuyển VLĐ thể hiện số ngày 1 vòng quay VLĐ, đây là chỉ tiêu ngược của vòng quay VLĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp và ngược lại.
- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc
+ ( kỳ L/C kỳ so sánh- kỳ L/C kỳ gốc)
- Hàm lượng VLĐ
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu này được tính như sau:
(1.27)
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ, 1 đồng vốn lưu động có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ đã chịu sự tác động của cả thuế TNDN và lãi vay.
(1.28)
Tốc độ luân chuyển HTK:
- Số vòng quay HTK
(1.29)
Thông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ ra rằng: việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu hệ số này thấp thì có thể DN dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc việc tiêu thụ sản phẩm chưa tốt. Từ đó có thể làm cho dịng tiền vào của DN giảm đi và đặt DN vào tình trạng khó khản về mặt tài chính trong tương lai.
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thể hiện qua kỳ thu tiền trung bình:
(1.31)
Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN bắt đầu kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của DN chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của DN. Kỳ thu tiền trung bình quá cao so với các DN trong ngành cũng có thể nói lên tình trạng DN đang phải đối mặt với nợ khó địi, vấn đề quản lý cơng nợ phải thu chưa tốt… Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hay thấp cũng cịn phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách của DN.
Vòng quay các khoản phải thu:
(1.32) Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt vì doanh nghiệp khơng phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
Tình hình sử dụng VCĐ
- Hiệu suất sử dụng VCĐ:
(1.33)
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng VCĐ của DN trong kỳ, nó cho biết mỗi đồng VCĐ bình qn tham gia vào SXKD có thể mang lại bao nhiêu đồng DTT. Nói chung, hệ số này càng cao càng thể hiện được hiệu quả trong sử dụng VCĐ. Tuy nhiên DTT và VCĐ bình quân đều là những chỉ tiêu tổng quát do vậy khi đánh giá cần kết hợp với tình hình cụ thể của DN để có những kết luận hợp lý.
- Hệ số hao mòn TSCĐ
(1.34)
- Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định).
(1.35)
- Hệ số huy động VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức xác định như sau:
(1.36)
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doan h thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN
(1.37)
- Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp. Hệ số này càng lớn phản ánh
mức trang bị TSCĐ cho người công nhân trực tiếp sản xuất càng cao, điều kiện lao động càng thuận lợi.
(1.38)