1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh
1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới cơng tác quản trị VKD của doanh nghiệp, bao gồm:
- Cơ cấu nguồn vốn: là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn VKD của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại.
- Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này liên quan trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những phương án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do vậy mà các
nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
- Các chính sách của doanh nghiệp:
+ Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua). Kỳ hạn thanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả. Việc tổ chức xuất giao hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán thu tiền bán hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
+ Chính sách về đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất: trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, nếu doanh nghiệp chậm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tình trạng phá sản.
- Tính chất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Với mỗi loại sản phẩm thì tính chất và chu kỳ sản xuất sản phẩm đó là khác nhau, có loại sản phẩm thì chu kỳ sản xuất dài, nhưng có những loại thì chu kỳ sản xuất lại ngắn. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà tài chính doanh nghiệp là làm sao vừa có đủ vốn để sản xuất, vừa phát huy được hiệu quả của số vốn đó.
- Trình độ của cán bộ, cơng nhân viên trong doanh nghiệp: Sự ảnh hưởng của nhân tố này cũng rất lớn, thể hiện ở sự vận dụng, khai thác, sử dụng máy móc thiết bị. Nếu như trình độ của cán bộ cơng nhân viên cao thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.
- Trình độ tổ chức quản lý: đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sử dụng vốn, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn hiệu quả. Việc tổ chức quản lý khoa học, hợp lý sẽ làm tiền để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, và ngược lại sẽ gây thất thốt, sử dụng vốn lãng phí, khơng bảo tồn được vốn.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Nhân tố thuộc về Nhà nước: Khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý của các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức sử dụng vốn. Vì thế, các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tin kinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.
- Nhân tố thuộc về nền kinh tế thị trường: Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịu ảnh hưởng của các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng, sự biến động của cung cầu, giá cả, lãi suất ngân hàng… và các tác nhân này đều gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
- Nhân tố thuộc về tự nhiên: Là sự ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn… Sự tác động của các nhân tố này thường mang tính chất bất ngờ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tới cơng tác bảo tồn và phát triển vốn.
- Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp dám chấp nhận mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật; ngược lại sẽ là nguy cơ đối với các doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với những tiến bộ đó và sẽ bị thụt lùi lại phía sau.
Ngồi ra, với những doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau thì chính sách tín dụng thương mại cũng sẽ áp dụng khác nhau, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu khác nhau.
Nếu những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khác và khách hàng lại là những cơng ty bán bn, cơng ty phân phối…thì doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận tình trạng nợp phải thu lớn. Và ngược lại, nếu hàng hóa có giá trị thấp, là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, khách hàng chỉ đơn thuần là những người bán lẻ thì doanh nghiệp sẽ có nợ phải trả thấp hơn.
Những thay đổi mang tính khách quan nhưng có tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, những tác động đó cũng có thể mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn, do vậy doanh nghiệp cần có những dự đốn, xây dựng phương án dự phịng để giảm thiểu những rủi ro và tận dụng được những cơ hội mới từ những thay đổi có lợi mang đến cho doanh nghiệp.
Trên đây là những lý luận chung nhất về vốn kinh doanh và chỉ tiêu để đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh chính là chìa khóa là một phương tiện giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng, chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng mục tieeu cuối cùng của mình. Đây là cơ sở chứng tỏ công tác quản trị vốn kinh doanh có tầm quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của quản trị VKD là đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn vốn của cơng ty lại có hạn. Do đó, kết hợp với thực trạng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, ban lãnh đạo lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản trị VKD và thường xuyên đổi mới, bổ sung các giải pháp mới để nâng cao hơn nữa chất lượng VKD và khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình hoạt động
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinhdoanh của Công ty VNT logistics